Tàu chở trực thăng 22DDH (số hiệu DDH-183) do nhà máy IHI Marine United đóng mới cho Lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản (JMSDF). Con tàu được thiết kế chủ yếu nhằm mục đích chống tàu ngầm và đối phó thảm họa thiên nhiên khi cần. Trong ảnh là thân tàu đã tương đối thành hình với tháp điều khiển được lắp ghép. Đây là chiếc tàu 22DDH (DDH-183) đầu tiên khởi đóng từ năm 2012 trong tổng số hợp đồng mua 2 chiếc từ JMSDF. Theo thông tin ban đầu, 22DDH (DDH-183) có lượng giãn nước lên tới 27.000-28.000 tấn (toàn tải), chiều dài tổng thể 248m, rộng 38m, mớn nước 7m. Với kích cỡ này, 22DDH có chiều dài vượt cả tàu sân bay hạng nhẹ mới nhất Cavour của Italia (dài 244m), lượng giãn nước tương đương. Với kích thước đó, khi chính thức có mặt trong JMSDF, 22DDH (DDH-183) sẽ trở thành tàu chiến lớn nhất của JMSDF, đẩy tàu chở trực thăng lớp Hyuga xuống vị trí thứ 2. Theo nhận định của tờ Want Daily, 22DDH sẽ đặt ra thách thức lớn đối với tàu ngầm Trung Quốc nếu muốn xâm phạm lãnh hải Nhật Bản. 22DDH (chiếc nằm phía trên bức ảnh, số hiệu 183) có khả năng chở 9 trực thăng trên boong và 14 trực thăng trong kho chứa. Boong máy bay của tàu có thể cho phép 5 trực thăng cất hạ cánh cùng lúc. (ảnh đồ họa) Phi đội chống ngầm trên 22DDH gồm có các loại như trực thăng săn ngầm SH-60J có khả năng mang 2 ngư lôi hạng nhẹ Mk46. Trực thăng MCH-101 ngoài nhiệm vụ rà phá thủy lôi có thể thực hiện nhiệm vụ chống ngầm với 4 ngư lôi hạng nhẹ. Theo nhận định của giới chuyên gia quốc tế, trước mối đe dọa ngày càng tăng từ Hải quân Trung Quốc, chính quyền Nhật Bản có khả năng cải tiến 22DDH thành tàu sân bay để chở tiêm kích tàng hình F-35 tối tân mà nước này đặt mua của Mỹ. Ảnh minh họaTạp chí Khán Hòa cho rằng, nếu được cải tiến thì 22DDH có khả năng chở cùng lúc 12 tiêm kích tàng hình cất cánh ngắn/hạ cánh thẳng đứng F-35B. Ảnh minh họa
Tàu chở trực thăng 22DDH (số hiệu DDH-183) do nhà máy IHI Marine United đóng mới cho Lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản (JMSDF). Con tàu được thiết kế chủ yếu nhằm mục đích chống tàu ngầm và đối phó thảm họa thiên nhiên khi cần. Trong ảnh là thân tàu đã tương đối thành hình với tháp điều khiển được lắp ghép.
Đây là chiếc tàu 22DDH (DDH-183) đầu tiên khởi đóng từ năm 2012 trong tổng số hợp đồng mua 2 chiếc từ JMSDF.
Theo thông tin ban đầu, 22DDH (DDH-183) có lượng giãn nước lên tới 27.000-28.000 tấn (toàn tải), chiều dài tổng thể 248m, rộng 38m, mớn nước 7m. Với kích cỡ này, 22DDH có chiều dài vượt cả tàu sân bay hạng nhẹ mới nhất Cavour của Italia (dài 244m), lượng giãn nước tương đương.
Với kích thước đó, khi chính thức có mặt trong JMSDF, 22DDH (DDH-183) sẽ trở thành tàu chiến lớn nhất của JMSDF, đẩy tàu chở trực thăng lớp Hyuga xuống vị trí thứ 2.
Theo nhận định của tờ Want Daily, 22DDH sẽ đặt ra thách thức lớn đối với tàu ngầm Trung Quốc nếu muốn xâm phạm lãnh hải Nhật Bản.
22DDH (chiếc nằm phía trên bức ảnh, số hiệu 183) có khả năng chở 9 trực thăng trên boong và 14 trực thăng trong kho chứa. Boong máy bay của tàu có thể cho phép 5 trực thăng cất hạ cánh cùng lúc. (ảnh đồ họa)
Phi đội chống ngầm trên 22DDH gồm có các loại như trực thăng săn ngầm SH-60J có khả năng mang 2 ngư lôi hạng nhẹ Mk46.
Trực thăng MCH-101 ngoài nhiệm vụ rà phá thủy lôi có thể thực hiện nhiệm vụ chống ngầm với 4 ngư lôi hạng nhẹ.
Theo nhận định của giới chuyên gia quốc tế, trước mối đe dọa ngày càng tăng từ Hải quân Trung Quốc, chính quyền Nhật Bản có khả năng cải tiến 22DDH thành tàu sân bay để chở tiêm kích tàng hình F-35 tối tân mà nước này đặt mua của Mỹ. Ảnh minh họa
Tạp chí Khán Hòa cho rằng, nếu được cải tiến thì 22DDH có khả năng chở cùng lúc 12 tiêm kích tàng hình cất cánh ngắn/hạ cánh thẳng đứng F-35B. Ảnh minh họa