Với học thuyết hải quân ngày này, lực lượng tạo nên xương sống của hải quân một nước không còn là các tàu khu trục hay tàu tuần dương hạm cỡ lớn mà chính là các tàu hộ vệ. Khi chúng có sở hữu các tính năng tương đương một tàu khu trục nhưng lại có chi phí vận hành thấp hơn và dễ xây dựng hơn các tàu chiến cỡ lớn.Trong bảng danh sách top 10 mẫu tàu hộ vệ tốt nhất thế giới do Military-Today công bố mới đây thì người Nga lại là quốc gia dẫn đầu sau hàng thập kỷ tụt hậu với mẫu tàu hộ vệ tàng hình lớp Đô đốc Gorshkov. Tàu hộ vệ Đô đốc Gorshkov cũng được đánh giá là một trong những mẫu tàu chiến tốt nhất thế giới hiện nay nói không muốn nói là có phần vượt mặt Phương Tây.Tính đến năm 2016 Hải quân Nga đã đưa vào trang bị hai tàu chiến loại này gồm các tàu Đô đốc Gorshkov và Đô đốc Kasatonov. Về thiết kế tàu Đô đốc Gorshkov gần như là một mẫu tàu chiến đa năng có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau trên biển từ chống hạm, phòng không cho đến chống ngầm.Về hệ thống vũ khí nó cũng được trang bị các mẫu vũ khí mạnh nhất của Nga hiện nay như tên lửa hành trình Kalibr-NK, tên lửa chống hạm siêu âm P-800 Oniks, tên lửa chống ngầm 91RTE2 cùng với đó là tổ hợp tên lửa phòng không trên hạm tiên tiến Redut. Mỗi tàu Đô đốc Gorshkov còn được trang bị thêm trực thăng chống ngầm Ka-27.Xếp ngay sau tàu Đô đốc Gorshkov của Nga chính là tàu hộ vệ phòng không lớp Sachsen của Đức, chúng được phát triển dành cho nhiệm vụ phòng không trong hạm đội ngoài ra cũng bao gồm cả chống hạm và chống ngầm. Để đảm nhận được nhiệm vụ này các tàu Sachsen của Hải quân Đức cũng được trang bị hệ thống vũ khí khá độ sộ.Hiện tại Hải quân Đức chỉ trang bị cho mình ba tàu lớp Sachsen gồm Sachsen, Hamburg và Hessen với chiếc được đưa vào biên chế gần nhất là vào năm 2006. Tuy nhiên có nhiều đánh giá cho rằng người Đức có thể sở hữu một lớp tàu phòng không tốt hơn Sachsen nhưng kế hoạch này lại bị tác động bởi các yếu tố chính trị.Một trong những điều tạo sức mạnh của các tàu hộ vệ lớp Sachsen chính là hệ thống radar mảng pha Thales tiên tiến của nó có tầm hoạt động lên tới 400km, kết hợp với đó là hệ thống tên lửa phòng không trên hạm Standard SM-2 và RIM-162 ESSM. Còn vũ khí chống hạm của nó là tên lửa chống hạm Harpoon.Ở vị trí tiếp theo là các tàu hộ vệ lớp Iver Huitfeldt của Hải quân Hoàng gia Đan Mạch, giống như tàu hộ vệ Sachsen của Đức Iver Huitfeldt cũng đóng vai trò phòng không trong hạm đội và Hải quân Đan Mạch chỉ đưa vào trang bị ba tàu loại này từ năm 2012. Dù vậy với kích thước của Iver Huitfeldt không ai nghĩ nó lại là một lớp tàu hộ vệ.Như đã nói ở trên do được thiết kế cho nhiệm vụ phòng không hạm đội nên tàu Iver Huitfeldt cũng được trang bị hệ thống radar tương tự như trên tàu Sachsen và bao gồm cả hệ thống vũ khí với tên lửa phòng không trên hạm Standard SM-2 và RIM-162 ESSM. Hệ thống vũ khí chống hạm của nó vẫn là tên lửa Harpoon nhưng số lượng được trang bị nhiều hơn hẳn so với Sachsen.Tuy nhiên xét về khả năng tác chiến thì các tàu hộ vệ Iver Huitfeldt của Đan Mạch vẫn bị đánh giá kém hơn tàu Sachsen của Đức khi sở hữu hệ thống tên lửa phòng không chưa thực sự hoàn chỉnh, bên cạnh đó nó còn không được trang bị ngư lôi chống ngầm hay hệ thống tác chiến chống ngầm tiên tiến.Đứng ở vị trí thứ 4 trong bảng xếp hạng của Military-Today là mẫu tàu hộ vệ Alvaro de Bazan của Hải quân Tây Ban Nha và trớ trêu là nó cũng được thiết kế thiên về nhiệm vụ phòng không trên hạm. Alvaro de Bazan được xem là tinh hoa của ngành công nghiệp đóng tàu Tây Ban Nha với 5 chiếc được đưa vào trang bị từ năm 2002 cho đến 2012.Khác với Sachsen hay Iver Huitfeldt, dù được thiết kế cho nhiệm vụ phòng không hạm đội nhưng Alvaro de Bazan vẫn có thể làm tròn các nhiệm vụ tác chiến trên biển khác như chống hạm hoặc chống ngầm. Và không phải tự nhiên nó được trang bị hệ thống tác chiến Aegis của Mỹ cho phép Alvaro de Bazan theo dõi mục tiêu ở khoảng cách hàng trăm km.Về hệ thống vũ khí Alvaro de Bazan cũng được trang bị tên lửa phòng không trên hạm Standard SM-2, RIM-162 ESSM và tên lửa chống hạm Harpoon, ngoài ra nó còn được trang bị thêm ngư lôi chống ngầm Mark 46 và Mark 32.Đại diện tiếp theo cũng đến từ Châu Âu và là đứa con cưng của Hải quân Pháp mẫu tàu hộ vệ lớp Aquitaine vốn là một phần trong chương trình phát triển tàu chiến đa năng với sự hợp tác giữa Pháp và Italia. Cho đến nay Hải quân Pháp đã đặt mua 8 chiếc lớp Aquitaine với chiếc đầu tiên được chuyển giao là vào năm 2012 và sẽ kết thúc trong năm 2022.Thiết kế của các tàu Aquitaine thiên về khả năng tác chiến toàn diện trên biển khi nó có thể đảm nhận nhiều vai trò khác nhau trong hạm đội từ chống hạm, phòng không, chống ngầm cho đến tấn công các mục tiêu ven bờ. Giống như nhiều mẫu tàu chiến khác của Châu Âu thế mạnh của Aquitaine vẫn là hệ thống radar tiên tiến với tầm hoạt động lên tới 250km.Hệ thống vũ khí chính của Aquitaine gồm tên lửa phòng không trên hạm Aster 15, tên lửa hành trình tấn công mặt đất biến thể dành cho hải quân SCALP, còn vũ khí chống hạm vẫn là cái tên quen thuộc trên mọi tàu chiến của Pháp là MM.40 Exocet Block 3. Tuy nhiên khả năng tác chiến chống ngầm của Aquitaine dường như chỉ được trang bị cho với ngư lôi hạng nhẹ MU90 Impact.
Với học thuyết hải quân ngày này, lực lượng tạo nên xương sống của hải quân một nước không còn là các tàu khu trục hay tàu tuần dương hạm cỡ lớn mà chính là các tàu hộ vệ. Khi chúng có sở hữu các tính năng tương đương một tàu khu trục nhưng lại có chi phí vận hành thấp hơn và dễ xây dựng hơn các tàu chiến cỡ lớn.
Trong bảng danh sách top 10 mẫu tàu hộ vệ tốt nhất thế giới do Military-Today công bố mới đây thì người Nga lại là quốc gia dẫn đầu sau hàng thập kỷ tụt hậu với mẫu tàu hộ vệ tàng hình lớp Đô đốc Gorshkov. Tàu hộ vệ Đô đốc Gorshkov cũng được đánh giá là một trong những mẫu tàu chiến tốt nhất thế giới hiện nay nói không muốn nói là có phần vượt mặt Phương Tây.
Tính đến năm 2016 Hải quân Nga đã đưa vào trang bị hai tàu chiến loại này gồm các tàu Đô đốc Gorshkov và Đô đốc Kasatonov. Về thiết kế tàu Đô đốc Gorshkov gần như là một mẫu tàu chiến đa năng có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau trên biển từ chống hạm, phòng không cho đến chống ngầm.
Về hệ thống vũ khí nó cũng được trang bị các mẫu vũ khí mạnh nhất của Nga hiện nay như tên lửa hành trình Kalibr-NK, tên lửa chống hạm siêu âm P-800 Oniks, tên lửa chống ngầm 91RTE2 cùng với đó là tổ hợp tên lửa phòng không trên hạm tiên tiến Redut. Mỗi tàu Đô đốc Gorshkov còn được trang bị thêm trực thăng chống ngầm Ka-27.
Xếp ngay sau tàu Đô đốc Gorshkov của Nga chính là tàu hộ vệ phòng không lớp Sachsen của Đức, chúng được phát triển dành cho nhiệm vụ phòng không trong hạm đội ngoài ra cũng bao gồm cả chống hạm và chống ngầm. Để đảm nhận được nhiệm vụ này các tàu Sachsen của Hải quân Đức cũng được trang bị hệ thống vũ khí khá độ sộ.
Hiện tại Hải quân Đức chỉ trang bị cho mình ba tàu lớp Sachsen gồm Sachsen, Hamburg và Hessen với chiếc được đưa vào biên chế gần nhất là vào năm 2006. Tuy nhiên có nhiều đánh giá cho rằng người Đức có thể sở hữu một lớp tàu phòng không tốt hơn Sachsen nhưng kế hoạch này lại bị tác động bởi các yếu tố chính trị.
Một trong những điều tạo sức mạnh của các tàu hộ vệ lớp Sachsen chính là hệ thống radar mảng pha Thales tiên tiến của nó có tầm hoạt động lên tới 400km, kết hợp với đó là hệ thống tên lửa phòng không trên hạm Standard SM-2 và RIM-162 ESSM. Còn vũ khí chống hạm của nó là tên lửa chống hạm Harpoon.
Ở vị trí tiếp theo là các tàu hộ vệ lớp Iver Huitfeldt của Hải quân Hoàng gia Đan Mạch, giống như tàu hộ vệ Sachsen của Đức Iver Huitfeldt cũng đóng vai trò phòng không trong hạm đội và Hải quân Đan Mạch chỉ đưa vào trang bị ba tàu loại này từ năm 2012. Dù vậy với kích thước của Iver Huitfeldt không ai nghĩ nó lại là một lớp tàu hộ vệ.
Như đã nói ở trên do được thiết kế cho nhiệm vụ phòng không hạm đội nên tàu Iver Huitfeldt cũng được trang bị hệ thống radar tương tự như trên tàu Sachsen và bao gồm cả hệ thống vũ khí với tên lửa phòng không trên hạm Standard SM-2 và RIM-162 ESSM. Hệ thống vũ khí chống hạm của nó vẫn là tên lửa Harpoon nhưng số lượng được trang bị nhiều hơn hẳn so với Sachsen.
Tuy nhiên xét về khả năng tác chiến thì các tàu hộ vệ Iver Huitfeldt của Đan Mạch vẫn bị đánh giá kém hơn tàu Sachsen của Đức khi sở hữu hệ thống tên lửa phòng không chưa thực sự hoàn chỉnh, bên cạnh đó nó còn không được trang bị ngư lôi chống ngầm hay hệ thống tác chiến chống ngầm tiên tiến.
Đứng ở vị trí thứ 4 trong bảng xếp hạng của Military-Today là mẫu tàu hộ vệ Alvaro de Bazan của Hải quân Tây Ban Nha và trớ trêu là nó cũng được thiết kế thiên về nhiệm vụ phòng không trên hạm. Alvaro de Bazan được xem là tinh hoa của ngành công nghiệp đóng tàu Tây Ban Nha với 5 chiếc được đưa vào trang bị từ năm 2002 cho đến 2012.
Khác với Sachsen hay Iver Huitfeldt, dù được thiết kế cho nhiệm vụ phòng không hạm đội nhưng Alvaro de Bazan vẫn có thể làm tròn các nhiệm vụ tác chiến trên biển khác như chống hạm hoặc chống ngầm. Và không phải tự nhiên nó được trang bị hệ thống tác chiến Aegis của Mỹ cho phép Alvaro de Bazan theo dõi mục tiêu ở khoảng cách hàng trăm km.
Về hệ thống vũ khí Alvaro de Bazan cũng được trang bị tên lửa phòng không trên hạm Standard SM-2, RIM-162 ESSM và tên lửa chống hạm Harpoon, ngoài ra nó còn được trang bị thêm ngư lôi chống ngầm Mark 46 và Mark 32.
Đại diện tiếp theo cũng đến từ Châu Âu và là đứa con cưng của Hải quân Pháp mẫu tàu hộ vệ lớp Aquitaine vốn là một phần trong chương trình phát triển tàu chiến đa năng với sự hợp tác giữa Pháp và Italia. Cho đến nay Hải quân Pháp đã đặt mua 8 chiếc lớp Aquitaine với chiếc đầu tiên được chuyển giao là vào năm 2012 và sẽ kết thúc trong năm 2022.
Thiết kế của các tàu Aquitaine thiên về khả năng tác chiến toàn diện trên biển khi nó có thể đảm nhận nhiều vai trò khác nhau trong hạm đội từ chống hạm, phòng không, chống ngầm cho đến tấn công các mục tiêu ven bờ. Giống như nhiều mẫu tàu chiến khác của Châu Âu thế mạnh của Aquitaine vẫn là hệ thống radar tiên tiến với tầm hoạt động lên tới 250km.
Hệ thống vũ khí chính của Aquitaine gồm tên lửa phòng không trên hạm Aster 15, tên lửa hành trình tấn công mặt đất biến thể dành cho hải quân SCALP, còn vũ khí chống hạm vẫn là cái tên quen thuộc trên mọi tàu chiến của Pháp là MM.40 Exocet Block 3. Tuy nhiên khả năng tác chiến chống ngầm của Aquitaine dường như chỉ được trang bị cho với ngư lôi hạng nhẹ MU90 Impact.