Không quân Hoàng gia Campuchia (RCAF) được đánh giá là một trong những lực lượng trang bị nghèo nàn nhất khu vực Đông Nam Á. Tuy rằng so với Không quân Brunei hay Philippines, RCAF có trong biên chế những chiếc tiêm kích đánh chặn MiG-21bis/UM (số lượng khoảng 20 chiếc). Nhưng số máy bay này hiện nay đã không còn có thể bay do thiếu phụ tùng cũng như Campuchia không đủ năng lực tài chính duy trì. Đã có tin là Campuchia từng muốn nâng cấp 4 chiếc MiG-21bis lên chuẩn MiG-21-2000 của Israel, tuy nhiên kế hoạch này đã phá sản.
Ngoài MiG-21, RCAF được cho là có trong biên chế khoảng 5 chiếc máy bay huấn luyện chiến đấu/tấn công hạng nhẹ L-39C. Tuy nhiên, cũng không rõ tình trạng phục vụ của những chiếc máy bay này.
Bên cạnh L-39C, RCAF đã nhận được một chiếc máy bay huấn luyện - trinh sát P92 Echo Super do công ty Technam Italy sản xuất.
Nhìn chung, RCAF hiện tại được các chuyên gia quốc tế cho rằng chỉ còn duy trì thường xuyên các loại máy bay cánh bằng, trực thăng cho nhiệm vụ vận tải (chở hàng, binh lính), tìm kiếm cứu nạn, tuần tra. Theo đó, RCAF hiện có khoảng 3 chiếc vận tải cơ hạng nhẹ An-24RV được nhập khẩu từ Ukraine. Ảnh minh họa nước ngoài
RCAF được cho là đã nhận một chiếc vận tải cơ hạng nhẹ BN-2A Islander do Anh sản xuất, qua một nước thứ 3 (có thể là Indonesia, Israel) vào những năm 1990. Tuy nhiên, hiện tại thì không rõ tình trạng phục vụ của BN-2A – loại máy bay có thể chở được tối đa 9 người, tầm bay khoảng 1.400km.
Những năm gần đây, với sự hỗ trợ tài chính từ Trung Quốc, RCAF đã được hiện đại hóa một phần không quân vận tải. Theo đó, nước này đã nhận được 2 máy bay vận tải Tây An MA-60 - sản xuất dựa trên mẫu An-24 của Liên Xô. Loại máy bay này có thể chở được 60 hành khách, tầm bay 1.600km.
Ngoài ra, RCAF còn nhận được 2 máy bay đa dụng Y-12 do Tập đoàn sản xuất máy bay Cáp Nhĩ Tân (HAMC) chế tạo. Loại máy bay này chở được 17 người, tầm bay khoảng 1.340km. Trong ảnh là một chiếc Y-12 của RCAF tại phi trường Pochentong.
Không quân trực thăng RCAF trang bị cũng không mạnh hơn lực lượng máy bay cánh bằng là bao nhiêu. Từ đầu những năm 1990, Campuchia đã nhận được khoảng 17 chiếc trực thăng vận tải đa năng Mi-8/17 (có thể mang vũ khí để chi viện hỏa lực khi cần) từ Ukraine (chủ yếu). Tuy nhiên, theo một số nguồn quốc tế thì chỉ còn khoảng 7 chiếc là còn hoạt động tới tận ngày nay.
Đặc biệt, RCAF hiện có 2 chiếc trực thăng vận tải lớn nhất thế giới Mil Mi-26 nhận từ Moldova. Campuchia là một trong 2 nước duy nhất ở khu vực Đông Nam Á sở hữu mẫu trực thăng khổng lồ này, có thể chở tới 20 tấn hàng hóa trong cabin hoặc 90 lính.
Vài năm gần đây, với mục tiêu hiện đại hóa không quân trực thăng, thay thế những chiếc Mi-8/17 đã cũ kĩ, độ tin cậy giảm, năm 2012, Campuchia đã vay khoản tín dụng trị giá 195 triệu USD từ Trung Quốc mua 12 trực thăng đa năng Z-9B/W. Số máy bay này đã bàn giao hoàn tất vào ngày 25/11/2013. Tuy nhiên, tính tới ngày 14/7/2014 thì chỉ còn 11 chiếc Z-9 sau khi một chiếc gặp nạn ở phía Nam Phnom Penh khiến 5 người chết, 1 người bị thương.
Theo một số nguồn tin thì RCAF còn sở hữu 1 chiếc trực thăng đa dụng hạng nhẹ AS355 của hãng Aerospatiale, Pháp (nay là Eurocopter). Ảnh minh họa nước ngoài
Không quân Hoàng gia Campuchia (RCAF) được đánh giá là một trong những lực lượng trang bị nghèo nàn nhất khu vực Đông Nam Á. Tuy rằng so với Không quân Brunei hay Philippines, RCAF có trong biên chế những chiếc tiêm kích đánh chặn MiG-21bis/UM (số lượng khoảng 20 chiếc). Nhưng số máy bay này hiện nay đã không còn có thể bay do thiếu phụ tùng cũng như Campuchia không đủ năng lực tài chính duy trì. Đã có tin là Campuchia từng muốn nâng cấp 4 chiếc MiG-21bis lên chuẩn MiG-21-2000 của Israel, tuy nhiên kế hoạch này đã phá sản.
Ngoài MiG-21, RCAF được cho là có trong biên chế khoảng 5 chiếc máy bay huấn luyện chiến đấu/tấn công hạng nhẹ L-39C. Tuy nhiên, cũng không rõ tình trạng phục vụ của những chiếc máy bay này.
Bên cạnh L-39C, RCAF đã nhận được một chiếc máy bay huấn luyện - trinh sát P92 Echo Super do công ty Technam Italy sản xuất.
Nhìn chung, RCAF hiện tại được các chuyên gia quốc tế cho rằng chỉ còn duy trì thường xuyên các loại máy bay cánh bằng, trực thăng cho nhiệm vụ vận tải (chở hàng, binh lính), tìm kiếm cứu nạn, tuần tra. Theo đó, RCAF hiện có khoảng 3 chiếc vận tải cơ hạng nhẹ An-24RV được nhập khẩu từ Ukraine. Ảnh minh họa nước ngoài
RCAF được cho là đã nhận một chiếc vận tải cơ hạng nhẹ BN-2A Islander do Anh sản xuất, qua một nước thứ 3 (có thể là Indonesia, Israel) vào những năm 1990. Tuy nhiên, hiện tại thì không rõ tình trạng phục vụ của BN-2A – loại máy bay có thể chở được tối đa 9 người, tầm bay khoảng 1.400km.
Những năm gần đây, với sự hỗ trợ tài chính từ Trung Quốc, RCAF đã được hiện đại hóa một phần không quân vận tải. Theo đó, nước này đã nhận được 2 máy bay vận tải Tây An MA-60 - sản xuất dựa trên mẫu An-24 của Liên Xô. Loại máy bay này có thể chở được 60 hành khách, tầm bay 1.600km.
Ngoài ra, RCAF còn nhận được 2 máy bay đa dụng Y-12 do Tập đoàn sản xuất máy bay Cáp Nhĩ Tân (HAMC) chế tạo. Loại máy bay này chở được 17 người, tầm bay khoảng 1.340km. Trong ảnh là một chiếc Y-12 của RCAF tại phi trường Pochentong.
Không quân trực thăng RCAF trang bị cũng không mạnh hơn lực lượng máy bay cánh bằng là bao nhiêu. Từ đầu những năm 1990, Campuchia đã nhận được khoảng 17 chiếc trực thăng vận tải đa năng Mi-8/17 (có thể mang vũ khí để chi viện hỏa lực khi cần) từ Ukraine (chủ yếu). Tuy nhiên, theo một số nguồn quốc tế thì chỉ còn khoảng 7 chiếc là còn hoạt động tới tận ngày nay.
Đặc biệt, RCAF hiện có 2 chiếc trực thăng vận tải lớn nhất thế giới Mil Mi-26 nhận từ Moldova. Campuchia là một trong 2 nước duy nhất ở khu vực Đông Nam Á sở hữu mẫu trực thăng khổng lồ này, có thể chở tới 20 tấn hàng hóa trong cabin hoặc 90 lính.
Vài năm gần đây, với mục tiêu hiện đại hóa không quân trực thăng, thay thế những chiếc Mi-8/17 đã cũ kĩ, độ tin cậy giảm, năm 2012, Campuchia đã vay khoản tín dụng trị giá 195 triệu USD từ Trung Quốc mua 12 trực thăng đa năng Z-9B/W. Số máy bay này đã bàn giao hoàn tất vào ngày 25/11/2013. Tuy nhiên, tính tới ngày 14/7/2014 thì chỉ còn 11 chiếc Z-9 sau khi một chiếc gặp nạn ở phía Nam Phnom Penh khiến 5 người chết, 1 người bị thương.
Theo một số nguồn tin thì RCAF còn sở hữu 1 chiếc trực thăng đa dụng hạng nhẹ AS355 của hãng Aerospatiale, Pháp (nay là Eurocopter). Ảnh minh họa nước ngoài