Chiếc P-51 Mustang được đưa vào sử dụng trong không lực các nước Đồng Minh vào các năm giữa của Đệ Nhị Thế Chiến.Sau Thế Chiến II, máy bay P-51 Mustang phục vụ trong quân đội của hơn 55 nước.Trong chiến tranh, mỗi chiếc Mustang trị giá khoảng 51.000 Đô la trong khi có hàng trăm chiếc được bán sau chiến tranh với giá tượng trưng một Đô la cho những nước Châu Mỹ tham gia Hiệp ước Trợ giúp Hỗ tương Liên Mỹ được phê chuẩn vào năm 1947 tại Rio de Janeiro.Máy bay được sản xuất với số lượng lên đến 15.875 chiếc.Được thiết kế, chế tạo và bay thử chỉ trong vòng 117 ngày, P-51 thoạt tiên phục vụ cho Không quân Hoàng gia Anh như một máy bay tiêm kích-ném bom và trinh sát, trước khi chuyển sang vai trò máy bay tiêm kích hộ tống ném bom bên trên lãnh thổ Đức, giúp duy trì ưu thế trên không của phe Đồng Minh từ đầu năm 1944.Nó cũng tham gia ở mức độ hạn chế chống lại Đế quốc Nhật Bản trên Mặt trận Thái Bình Dương.Cho dù là một máy bay có giá thành chế tạo thấp, Mustang lại là một kiểu máy bay nhanh, được chế tạo tốt và rất bền bỉ.Phiên bản cuối cùng P-51D của chiếc tiêm kích một chỗ ngồi này được trang bị động cơ 12 xy-lanh Packard V-1650-3, có siêu tăng áp hai tầng hai tốc độ, một phiên bản do Packard chế tạo của kiểu động cơ Rolls-Royce Merlin huyền thoại, và trang bị sáu súng máy M2 Browning 12,7 mm (0,50 in).
Chiếc P-51 Mustang được đưa vào sử dụng trong không lực các nước Đồng Minh vào các năm giữa của Đệ Nhị Thế Chiến.
Sau Thế Chiến II, máy bay P-51 Mustang phục vụ trong quân đội của hơn 55 nước.
Trong chiến tranh, mỗi chiếc Mustang trị giá khoảng 51.000 Đô la trong khi có hàng trăm chiếc được bán sau chiến tranh với giá tượng trưng một Đô la cho những nước Châu Mỹ tham gia Hiệp ước Trợ giúp Hỗ tương Liên Mỹ được phê chuẩn vào năm 1947 tại Rio de Janeiro.
Máy bay được sản xuất với số lượng lên đến 15.875 chiếc.
Được thiết kế, chế tạo và bay thử chỉ trong vòng 117 ngày, P-51 thoạt tiên phục vụ cho Không quân Hoàng gia Anh như một máy bay tiêm kích-ném bom và trinh sát, trước khi chuyển sang vai trò máy bay tiêm kích hộ tống ném bom bên trên lãnh thổ Đức, giúp duy trì ưu thế trên không của phe Đồng Minh từ đầu năm 1944.
Nó cũng tham gia ở mức độ hạn chế chống lại Đế quốc Nhật Bản trên Mặt trận Thái Bình Dương.
Cho dù là một máy bay có giá thành chế tạo thấp, Mustang lại là một kiểu máy bay nhanh, được chế tạo tốt và rất bền bỉ.
Phiên bản cuối cùng P-51D của chiếc tiêm kích một chỗ ngồi này được trang bị động cơ 12 xy-lanh Packard V-1650-3, có siêu tăng áp hai tầng hai tốc độ, một phiên bản do Packard chế tạo của kiểu động cơ Rolls-Royce Merlin huyền thoại, và trang bị sáu súng máy M2 Browning 12,7 mm (0,50 in).