Heinkel He 111 là máy bay ném bom của Đức được thiết kế từ đầu những năm 1930. Có thời kỳ nó được mô tả như một “con sói đội lốt cừu” bởi vì có bộ dạng như một máy bay chở hàng. Mặc dù mục đích thực sự của thiết kế này là cung cấp cho Không quân Đức một máy bay ném bom với độ nhanh trung bình.Máy bay vẫn được Đức phát triển mặc dù Hiệp ước Versailles năm 1919 cấm Đức phát triển không quân. Theo Warhistoryonline, máy bay ném bom He 111 dễ nhận dạng nhất bởi vì lớp sơn khiến nó như một “ngôi nhà xanh”. Nó là chiếc máy bay ném bom phổ biến nhất của Đức trong giai đoạn đầu Thế chiến II.Theo Wikipedia, một chiếc oanh tạc cơ He 111 phiên bản H-6 có phi hành đoàn 5 người gồm: phi công, hoa tiêu kiêm xạ thủ mũi và cắt bom, xạ thủ ở bụng máy bay, xạ thủ ở lưng máy bay và xạ thủ phụ. Máy bay dài 16,4m, sải cánh 22m, cao 4m được trang bị 2 động cơ. Nó đạt vận tốc tối đa 440 km/h với tầm hoạt động tối đa 2300 km.Vũ khí trên máy bay gồm 7 khẩu súng máy cỡ nòng 7,92mm kiểu MG 15 hoặc MG 81. Trong đó có 2 khẩu ở mũi, một ở lưng, 2 ở 2 bên và 2 trong bụng máy bay. Trong một số trường hợp, nó có thể được thay thế hoặc bổ sung bằng một khẩu pháo 20mm loại MG FF gắn ở mũi hoặc bụng, hoặc khẩu MG 131 cỡ 13mm gắn ở lưng hoặc phía sau bụng. Trong ảnh là súng máy ở mũi máy bay.He 111 mang được 2 tấn bom trong khoang chứa và 3,6 tấn ở các giá treo bên ngoài. Tuy nhiên nếu mang bom ở ngoài các giá thì trọng lượng của nó tăng đáng kể nên nếu mang lượng bom đạn tối đa thì máy bay này cần phải được lắp tên lửa hỗ trợ cất cánh.Trong Thế chiến II, nó được sử dụng vào rất nhiều nhiệm vụ: Là máy bay ném bom chiến lược trong trận chiến nước Anh (Battle of Britain), máy bay thả ngư lôi trong trận chiến Đại Tây Dương và máy bay ném bom trung bình hoặc máy bay vận tải ở các mặt trận phía Tây, phía Đông, Trung Đông, Địa Trung Hải và Bắc Phi.Là một trong những máy bay ném bom chủ lực của Đức, He 111 đã được sản xuất số lượng lớn trước khi bước vào chiến tranh và ở trạng thái tốt cho đến khi tham gia trận chiến ở Anh. Nơi mà sự yếu kém trong vũ khí phòng thủ cũng nhưng tốc độ và khả năng cơ động tương đối thấp của nó bộc lộ nhược điểm. Trong ảnh là một He 111 bị quân Anh thu được.Điều đó thể hiện qua số liệu máy bay bị hạ. Theo số liệu của Wikipedia, tính đến tháng 9/1939, Đức đã sản xuất được 808 chiếc He 111. Còn theo tài liệu của Heinkel, trong cả năm 1939, Đức đã sản xuất 1.260 chiếc He 111. Tuy nhiên năm 1940, các máy bay này chịu tổn thất nặng nề trong Trận chiến nước Anh với 756 chiếc bị hạ.Để bù đắp thiệt hại, năm 1941, 950 chiếc He 111 được sản xuất và sang năm 1942 tăng lên 1.337 chiếc và lên tới đỉnh điểm trong năm 1943 với 1.405 chiếc. Sang năm 1944, do chiến dịch đánh phá của Đồng Minh, số lượng He 111 được sản xuất chỉ còn 756 chiếc. Tính tổng cộng, từ 1939 đến 1944 đã có 5.656 chiếc He 111 được chế tạo.Mặc dù liên tục được nâng cấp, Heinkel He 111 đã trở thành lỗi thời trong thời kỳ sau của Thế chiến II. Nó dự kiến sẽ được thay thế bằng dự án máy bay ném bom B của Không quân Đức, nhưng sự chậm trễ và cuối cùng bị hủy bỏ của dự án khiến Không quân Đức vẫn phải tiếp tục sử dụng He 111 cho đến khi chiến tranh kết thúc.Việc sản xuất máy bay He 111 kết thúc năm 1944. Tại thời điểm đó, việc sản xuất máy bay ném bom với động cơ piston phần lớn đã được dừng lại. Với việc lực lượng máy bay ném bom của Đức gần như không còn tồn tại, các máy bay He 111 được sử dụng cho nhiệm vụ vận tải và hậu cần.Mặc dù được sản xuất với số lượng lớn như vậy nhưng sau khi chiến tranh kết thúc, chỉ còn 4 chiếc He 111 do chính người Đức chế tạo là còn sống sót và hiện đang được trưng bày trong các bảo tàng trên thế giới.
Heinkel He 111 là máy bay ném bom của Đức được thiết kế từ đầu những năm 1930. Có thời kỳ nó được mô tả như một “con sói đội lốt cừu” bởi vì có bộ dạng như một máy bay chở hàng. Mặc dù mục đích thực sự của thiết kế này là cung cấp cho Không quân Đức một máy bay ném bom với độ nhanh trung bình.
Máy bay vẫn được Đức phát triển mặc dù Hiệp ước Versailles năm 1919 cấm Đức phát triển không quân. Theo Warhistoryonline, máy bay ném bom He 111 dễ nhận dạng nhất bởi vì lớp sơn khiến nó như một “ngôi nhà xanh”. Nó là chiếc máy bay ném bom phổ biến nhất của Đức trong giai đoạn đầu Thế chiến II.
Theo Wikipedia, một chiếc oanh tạc cơ He 111 phiên bản H-6 có phi hành đoàn 5 người gồm: phi công, hoa tiêu kiêm xạ thủ mũi và cắt bom, xạ thủ ở bụng máy bay, xạ thủ ở lưng máy bay và xạ thủ phụ. Máy bay dài 16,4m, sải cánh 22m, cao 4m được trang bị 2 động cơ. Nó đạt vận tốc tối đa 440 km/h với tầm hoạt động tối đa 2300 km.
Vũ khí trên máy bay gồm 7 khẩu súng máy cỡ nòng 7,92mm kiểu MG 15 hoặc MG 81. Trong đó có 2 khẩu ở mũi, một ở lưng, 2 ở 2 bên và 2 trong bụng máy bay. Trong một số trường hợp, nó có thể được thay thế hoặc bổ sung bằng một khẩu pháo 20mm loại MG FF gắn ở mũi hoặc bụng, hoặc khẩu MG 131 cỡ 13mm gắn ở lưng hoặc phía sau bụng. Trong ảnh là súng máy ở mũi máy bay.
He 111 mang được 2 tấn bom trong khoang chứa và 3,6 tấn ở các giá treo bên ngoài. Tuy nhiên nếu mang bom ở ngoài các giá thì trọng lượng của nó tăng đáng kể nên nếu mang lượng bom đạn tối đa thì máy bay này cần phải được lắp tên lửa hỗ trợ cất cánh.
Trong Thế chiến II, nó được sử dụng vào rất nhiều nhiệm vụ: Là máy bay ném bom chiến lược trong trận chiến nước Anh (Battle of Britain), máy bay thả ngư lôi trong trận chiến Đại Tây Dương và máy bay ném bom trung bình hoặc máy bay vận tải ở các mặt trận phía Tây, phía Đông, Trung Đông, Địa Trung Hải và Bắc Phi.
Là một trong những máy bay ném bom chủ lực của Đức, He 111 đã được sản xuất số lượng lớn trước khi bước vào chiến tranh và ở trạng thái tốt cho đến khi tham gia trận chiến ở Anh. Nơi mà sự yếu kém trong vũ khí phòng thủ cũng nhưng tốc độ và khả năng cơ động tương đối thấp của nó bộc lộ nhược điểm. Trong ảnh là một He 111 bị quân Anh thu được.
Điều đó thể hiện qua số liệu máy bay bị hạ. Theo số liệu của Wikipedia, tính đến tháng 9/1939, Đức đã sản xuất được 808 chiếc He 111. Còn theo tài liệu của Heinkel, trong cả năm 1939, Đức đã sản xuất 1.260 chiếc He 111. Tuy nhiên năm 1940, các máy bay này chịu tổn thất nặng nề trong Trận chiến nước Anh với 756 chiếc bị hạ.
Để bù đắp thiệt hại, năm 1941, 950 chiếc He 111 được sản xuất và sang năm 1942 tăng lên 1.337 chiếc và lên tới đỉnh điểm trong năm 1943 với 1.405 chiếc. Sang năm 1944, do chiến dịch đánh phá của Đồng Minh, số lượng He 111 được sản xuất chỉ còn 756 chiếc. Tính tổng cộng, từ 1939 đến 1944 đã có 5.656 chiếc He 111 được chế tạo.
Mặc dù liên tục được nâng cấp, Heinkel He 111 đã trở thành lỗi thời trong thời kỳ sau của Thế chiến II. Nó dự kiến sẽ được thay thế bằng dự án máy bay ném bom B của Không quân Đức, nhưng sự chậm trễ và cuối cùng bị hủy bỏ của dự án khiến Không quân Đức vẫn phải tiếp tục sử dụng He 111 cho đến khi chiến tranh kết thúc.
Việc sản xuất máy bay He 111 kết thúc năm 1944. Tại thời điểm đó, việc sản xuất máy bay ném bom với động cơ piston phần lớn đã được dừng lại. Với việc lực lượng máy bay ném bom của Đức gần như không còn tồn tại, các máy bay He 111 được sử dụng cho nhiệm vụ vận tải và hậu cần.
Mặc dù được sản xuất với số lượng lớn như vậy nhưng sau khi chiến tranh kết thúc, chỉ còn 4 chiếc He 111 do chính người Đức chế tạo là còn sống sót và hiện đang được trưng bày trong các bảo tàng trên thế giới.