Quân đội Indonesia ngày 29/5 thông báo, tàu hộ tống KRI Oswald Siahaan 354 khi đang thực hiện hoạt động tuần tra trên biển thì phát hiện tàu Gui Bei Yu của Trung Quốc. Sau khi nhận định tàu này đang đánh bắt trái phép, tàu Indonesia đã bắt tàu Trung Quốc cùng 8 người trên tàu. Một phát ngôn viên Căn cứ hải quân thứ 4 của Indonesia đặt tại tỉnh đảo Riau nói, cảnh sát biển Trung Quốc không có hành động ngăn chặn khi lực lượng Indonesia bước lên tàu Trung Quốc để bắt các thuỷ thủ đoàn.Có một điều ít biết rằng, chiếc tàu chiến Indonesia bắt tàu cá Trung Quốc hiện là chiến hạm có khả năng chống tàu mặt nước mạnh nhất khu vực Đông Nam Á hiện nay. Khi mà nó được trang bị một trong những loại tên lửa diệt hạm “khủng” nhất thế giới, ngay cả tới chiến hạm hiện đại của Mỹ và Trung Quốc cũng phải khiếp sợ khi đối đầu.Theo một số tài liệu, đầu những năm 2000, chiến hạm KRI Oswald Siahaan (số hiệu 354) được nâng cấp hiện đại hóa với việc trang bị hệ thống tên lửa hành trình chống hạm siêu thanh P-800 Yakhont nhập khẩu từ Nga.Với tên lửa P-800 đã biến KRI Oswald Siahaan trở thành chiến hạm chống tàu “khủng” nhất Đông Nam Á. Điều này là hiển nhiên vì tàu chiến các nước trong khu vực hầu hết trang bị tên lửa cận âm Harpoon, hay Kh-35 Uran, Exocet có tính năng thua kém về tốc độ hành trình, tầm bắn. Trong ảnh là quang cảnh buổi nạp đạn tên lửa P-800 Yankhont lên KRI Oswald Siahaan.Tàu KRI Oswald Siahaan được sửa đổi lại để chứa 4 đạn tên lửa đặt ở 2 bên nhà chứa trực thăng.Cận cảnh hai trong 4 bệ phóng tên lửa P-800 trên tàu KRI Oswald Siahaan.Năm 2011, KRI Oswald Siahaan đã thực hiện thành công cuộc phóng tên lửa P-800 Yakhont trên biển.Tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh P-800 Yakhont do Nga sản xuất, có khả năng đạt tầm bắn xa tới 300km, tốc độ gấp 3 lần vận tốc âm thanh.Với đầu đạn nặng 300kg, P-800 có khả năng đánh chìm chiến hạm cỡ lớn chỉ bằng một phát bắn duy nhất. Hiện nay, ngoài Indonesia có Việt Nam cũng sở hữu loại tên lửa này, nhưng là trang bị cho tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển K-300P Bastion-P.KRI Oswald Siahaan là một trong 6 chiến hạm lớp Van Speijk do Hà Lan chế tạo, được Indonesia mua lại trong giai đoạn 1986-1989. Chúng có lượng giãn nước khoảng 2.850 tấn, dài 113,4m, thủy thủ đoàn 180 người, dự trữ hành trình đến 8.300km.Nguyên bản vũ khí trên các tàu chiến lớp Van Speijk gồm pháo hạm 76mm OTO Melara, hai bệ phóng tên lửa phòng không tầm thấp Seacat, tên lửa chống hạm Harpoon, cối chống ngầm Mk 10 LImbo cùng 6 ống phóng ngư lôi Mk 32 324mm.Giai đoạn 2003-2008, tất cả 6 tàu đều được Indonesia tiến hành hiện đại hóa, thay mới trang bị. Cả 6 tàu đều trang bị tên lửa phòng không Simbad thay vì Seacat, gỡ bỏ hệ thống cối Mk 10 Limbo, giữ lại ngư lôi Mk 32. Về tên lửa diệt hạm, ngoại trừ KRI Oswald Siahaan, 5 chiếc còn lại sử dụng tên lửa hành trình C-802 do Trung Quốc chế tạo.
Quân đội Indonesia ngày 29/5 thông báo, tàu hộ tống KRI Oswald Siahaan 354 khi đang thực hiện hoạt động tuần tra trên biển thì phát hiện tàu Gui Bei Yu của Trung Quốc. Sau khi nhận định tàu này đang đánh bắt trái phép, tàu Indonesia đã bắt tàu Trung Quốc cùng 8 người trên tàu. Một phát ngôn viên Căn cứ hải quân thứ 4 của Indonesia đặt tại tỉnh đảo Riau nói, cảnh sát biển Trung Quốc không có hành động ngăn chặn khi lực lượng Indonesia bước lên tàu Trung Quốc để bắt các thuỷ thủ đoàn.
Có một điều ít biết rằng, chiếc tàu chiến Indonesia bắt tàu cá Trung Quốc hiện là chiến hạm có khả năng chống tàu mặt nước mạnh nhất khu vực Đông Nam Á hiện nay. Khi mà nó được trang bị một trong những loại tên lửa diệt hạm “khủng” nhất thế giới, ngay cả tới chiến hạm hiện đại của Mỹ và Trung Quốc cũng phải khiếp sợ khi đối đầu.
Theo một số tài liệu, đầu những năm 2000, chiến hạm KRI Oswald Siahaan (số hiệu 354) được nâng cấp hiện đại hóa với việc trang bị hệ thống tên lửa hành trình chống hạm siêu thanh P-800 Yakhont nhập khẩu từ Nga.
Với tên lửa P-800 đã biến KRI Oswald Siahaan trở thành chiến hạm chống tàu “khủng” nhất Đông Nam Á. Điều này là hiển nhiên vì tàu chiến các nước trong khu vực hầu hết trang bị tên lửa cận âm Harpoon, hay Kh-35 Uran, Exocet có tính năng thua kém về tốc độ hành trình, tầm bắn. Trong ảnh là quang cảnh buổi nạp đạn tên lửa P-800 Yankhont lên KRI Oswald Siahaan.
Tàu KRI Oswald Siahaan được sửa đổi lại để chứa 4 đạn tên lửa đặt ở 2 bên nhà chứa trực thăng.
Cận cảnh hai trong 4 bệ phóng tên lửa P-800 trên tàu KRI Oswald Siahaan.
Năm 2011, KRI Oswald Siahaan đã thực hiện thành công cuộc phóng tên lửa P-800 Yakhont trên biển.
Tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh P-800 Yakhont do Nga sản xuất, có khả năng đạt tầm bắn xa tới 300km, tốc độ gấp 3 lần vận tốc âm thanh.
Với đầu đạn nặng 300kg, P-800 có khả năng đánh chìm chiến hạm cỡ lớn chỉ bằng một phát bắn duy nhất. Hiện nay, ngoài Indonesia có Việt Nam cũng sở hữu loại tên lửa này, nhưng là trang bị cho tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển K-300P Bastion-P.
KRI Oswald Siahaan là một trong 6 chiến hạm lớp Van Speijk do Hà Lan chế tạo, được Indonesia mua lại trong giai đoạn 1986-1989. Chúng có lượng giãn nước khoảng 2.850 tấn, dài 113,4m, thủy thủ đoàn 180 người, dự trữ hành trình đến 8.300km.
Nguyên bản vũ khí trên các tàu chiến lớp Van Speijk gồm pháo hạm 76mm OTO Melara, hai bệ phóng tên lửa phòng không tầm thấp Seacat, tên lửa chống hạm Harpoon, cối chống ngầm Mk 10 LImbo cùng 6 ống phóng ngư lôi Mk 32 324mm.
Giai đoạn 2003-2008, tất cả 6 tàu đều được Indonesia tiến hành hiện đại hóa, thay mới trang bị. Cả 6 tàu đều trang bị tên lửa phòng không Simbad thay vì Seacat, gỡ bỏ hệ thống cối Mk 10 Limbo, giữ lại ngư lôi Mk 32. Về tên lửa diệt hạm, ngoại trừ KRI Oswald Siahaan, 5 chiếc còn lại sử dụng tên lửa hành trình C-802 do Trung Quốc chế tạo.