Chiến tranh Thế giới thứ 2 là nơi chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của các loại vũ khí chống tăng cá nhân, nhất là các loại súng phóng lựu chống tăng cầm tay được trang bị đầu đạn nổ lõm với khả năng xuyên giáp được tăng lên gấp hai lần so với các loại đạn thông thường.Chính vì lý do này mà vào cuối những năm 1950 - đầu những năm 1960, các thiết kế sư Liên Xô bắt đầu phát triển các loại giáp tăng cường bên ngoài lớp giáp chính. Thời bấy giờ, giáp chính dày 100mm nghiêng 60 độ mặt trước tăng T-54 là không đủ.Giải pháp tăng độ dày giáp chính bảo vệ mọi vị trí trên xe tăng T-54 khiến tổng trọng lượng tăng thêm ít nhất 9 tấn, tức là trọng lượng xe tăng lên tới 45 tấn. Thế nên, các nhà thiết kế nghiên cứu trang bị giáp ngoài bảo vệ T-54, T-62 trước các vũ khí chống tăng.Bộ giáp này có tên là ZET-1 với hai thành phần cơ bản gồm: các tấm giáp được xếp theo hình vây rắn ở hai bên thân xe tăng và phần còn lại là một tấm lưới dù cỡ lớn làm bằng thép với thiết kế có thể gấp lại như một cây dù được gắn ngay trên nòng pháo chính với phạm vi bảo vệ toàn bộ phần thân xe phía trước.Phần giáp váy được bố trí hai bên thân xe T-54/55 hoặc T-62 có tổng trọng lượng khoảng 200kg và được làm bằng nhôm. Mỗi bên thân xe được trang bị 6 tấm giáp bố trí lệch so với thân xe khoảng 30 độ. Trong trường hợp bị hư hỏng mỗi tấm giáp như vậy cần tới 3 phút để thay thế.Trọng tâm của bộ giáp ZET-1 lại là lớp giáp có hình cây dù được gắn trên nòng pháo, nó có trọng lượng chỉ 60kg và cách lớp giáp chính 1,8m. Lớp lưới dù bằng thép sẽ giúp làm giảm đáng kể khả năng ảnh hưởng của đầu đạn chống tăng tác động lên lớp giáp chính ngay cả khi chúng xuyên qua lớp lưới này. Về cơ bản lớp giáp này ở T-54/55 hoặc T-62 gần như tương nhau chỉ khác nhau một chút về kích thước do cỡ nòng của chúng khác nhau.Theo các thiết kế sư phát triển, ZET-1 dành cho xe tăng T-54/55 và T-62 có khả năng làm giảm đáng kể sức công phá của các loại đầu đạn chống tăng 85mm, 100mm và 115mm . Trong giai đoạn từ năm 1964 ZET-1 được tiêu chuẩn hóa và thời gian để triển khai bộ giáp này chỉ tầm hơn 2 phút.Dù được hội đồng thẩm định của Quân đội Liên Xô đánh giá khá cao, nhưng trong quá trình triển khai ZET-1 phát sinh khá nhiều hạn chế liên quan đến hệ thống giáp lưới trên tháp pháo. Nó gây cản trở khá lớn khi xe tăng phải hành quân trong địa hình chật hẹp bên cạnh đó việc thay thế lại các tấm giáp lưới mất nhiều thời gian hơn dự kiến.Trong ảnh là toàn bộ hệ thống giáp ZET-1 khi được triển khai với tấm giáp lưới bằng thép đặc trưng trên nòng pháo chính của một chiếc xe tăng T-54.Trong ảnh là giáp lưới của ZET-1 được thử nghiệm với pháo chống tăng 2A19 100mm. Về cơ bản dù có tác động đến phần giáp chính nhưng nhờ vào lớp lưới bảo vệ nên viên đạn đã không thể xuyên qua được phần giáp trước của xe.Phần giáp hai bên thân của ZET-1 cũng được thử nghiệm với 2A19, hầu như chúng bị phá hủy hoàn toàn nhưng vẫn bảo vệ được phần giáp chính ở hai bên thân xe.Trong lần bắn thử nghiệm thứ hai phần giáp hai bên thân có vẻ may mắn hơn khi vẫn giữ nguyên được cấu trúc, tuy nhiên các mảnh đạn của pháo chống tăng 100mm có thể dễ dàng xuyên thủng các tấm giáp bằng nhôm.
Chiến tranh Thế giới thứ 2 là nơi chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của các loại vũ khí chống tăng cá nhân, nhất là các loại súng phóng lựu chống tăng cầm tay được trang bị đầu đạn nổ lõm với khả năng xuyên giáp được tăng lên gấp hai lần so với các loại đạn thông thường.
Chính vì lý do này mà vào cuối những năm 1950 - đầu những năm 1960, các thiết kế sư Liên Xô bắt đầu phát triển các loại giáp tăng cường bên ngoài lớp giáp chính. Thời bấy giờ, giáp chính dày 100mm nghiêng 60 độ mặt trước tăng T-54 là không đủ.
Giải pháp tăng độ dày giáp chính bảo vệ mọi vị trí trên xe tăng T-54 khiến tổng trọng lượng tăng thêm ít nhất 9 tấn, tức là trọng lượng xe tăng lên tới 45 tấn. Thế nên, các nhà thiết kế nghiên cứu trang bị giáp ngoài bảo vệ T-54, T-62 trước các vũ khí chống tăng.
Bộ giáp này có tên là ZET-1 với hai thành phần cơ bản gồm: các tấm giáp được xếp theo hình vây rắn ở hai bên thân xe tăng và phần còn lại là một tấm lưới dù cỡ lớn làm bằng thép với thiết kế có thể gấp lại như một cây dù được gắn ngay trên nòng pháo chính với phạm vi bảo vệ toàn bộ phần thân xe phía trước.
Phần giáp váy được bố trí hai bên thân xe T-54/55 hoặc T-62 có tổng trọng lượng khoảng 200kg và được làm bằng nhôm. Mỗi bên thân xe được trang bị 6 tấm giáp bố trí lệch so với thân xe khoảng 30 độ. Trong trường hợp bị hư hỏng mỗi tấm giáp như vậy cần tới 3 phút để thay thế.
Trọng tâm của bộ giáp ZET-1 lại là lớp giáp có hình cây dù được gắn trên nòng pháo, nó có trọng lượng chỉ 60kg và cách lớp giáp chính 1,8m. Lớp lưới dù bằng thép sẽ giúp làm giảm đáng kể khả năng ảnh hưởng của đầu đạn chống tăng tác động lên lớp giáp chính ngay cả khi chúng xuyên qua lớp lưới này. Về cơ bản lớp giáp này ở T-54/55 hoặc T-62 gần như tương nhau chỉ khác nhau một chút về kích thước do cỡ nòng của chúng khác nhau.
Theo các thiết kế sư phát triển, ZET-1 dành cho xe tăng T-54/55 và T-62 có khả năng làm giảm đáng kể sức công phá của các loại đầu đạn chống tăng 85mm, 100mm và 115mm . Trong giai đoạn từ năm 1964 ZET-1 được tiêu chuẩn hóa và thời gian để triển khai bộ giáp này chỉ tầm hơn 2 phút.
Dù được hội đồng thẩm định của Quân đội Liên Xô đánh giá khá cao, nhưng trong quá trình triển khai ZET-1 phát sinh khá nhiều hạn chế liên quan đến hệ thống giáp lưới trên tháp pháo. Nó gây cản trở khá lớn khi xe tăng phải hành quân trong địa hình chật hẹp bên cạnh đó việc thay thế lại các tấm giáp lưới mất nhiều thời gian hơn dự kiến.
Trong ảnh là toàn bộ hệ thống giáp ZET-1 khi được triển khai với tấm giáp lưới bằng thép đặc trưng trên nòng pháo chính của một chiếc xe tăng T-54.
Trong ảnh là giáp lưới của ZET-1 được thử nghiệm với pháo chống tăng 2A19 100mm. Về cơ bản dù có tác động đến phần giáp chính nhưng nhờ vào lớp lưới bảo vệ nên viên đạn đã không thể xuyên qua được phần giáp trước của xe.
Phần giáp hai bên thân của ZET-1 cũng được thử nghiệm với 2A19, hầu như chúng bị phá hủy hoàn toàn nhưng vẫn bảo vệ được phần giáp chính ở hai bên thân xe.
Trong lần bắn thử nghiệm thứ hai phần giáp hai bên thân có vẻ may mắn hơn khi vẫn giữ nguyên được cấu trúc, tuy nhiên các mảnh đạn của pháo chống tăng 100mm có thể dễ dàng xuyên thủng các tấm giáp bằng nhôm.