Theo truyền thông Nhật Bản, lực lượng phòng vệ nước này vừa tiến hành hạ thủy chiếc tàu chiến lớn nhất kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ 2 mang tên JDS Izuma (DDH-183) thuộc lớp cùng tên (Izumo) vào ngày hôm qua. JDS Izumo được hạ thủy tại nhà máy Yokohama thuộc Tập đoàn đóng tàu IHI Marine United.
JDS Izumo được Nhật Bản xếp vào lớp tàu khu trục chở trực thăng, làm nhiệm vụ chính là chống tàu ngầm.
JDS Izumo được khởi đóng vào ngày 27/1/2012 và hạ thủy vào ngày 6/8/2013. Việc đóng con tàu có lượng giãn nước tới 27.000 tấn, dài 250m chỉ trong vòng gần 2 năm là “tốc độ khủng khiếp”, chứng tỏ công nghệ đóng tàu của Nhật Bản thuộc hàng đẳng cấp bậc nhất thế giới.
Dự kiến, con tàu sẽ chính thức bàn giao cho Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản (JMSDF) vào tháng 3/2015. Đơn giá của một chiếc tàu vào khoảng 1,5 tỷ USD.
Chiếc thứ 2 (chưa đặt tên) dự kiến sẽ triển khai đóng vào tháng 1/2014 và hạ thủy vào tháng 3/2017.
JDS Izumo có lượng giãn nước toàn tải 27.000 tấn, dài 248m, rộng 38m, mớn nước 7,5m. Với kích cỡ này, tuy chỉ được coi là khu trục chở trực thăng nhưng con tàu thậm chí lớn hơn cả tàu sân bay hạng nhẹ Cavour của Italy (dài 244m).
JDS Izumo được thiết kế cho nhiệm vụ chính là chống tàu ngầm và đây có thể được xem là “sát thủ săn ngầm” lớn nhất của Nhật Bản. Tất nhiên, việc chống tàu ngầm sẽ chủ yếu do phi đội trực thăng trên hạm đảm nhiệm.
Theo thông báo chính thức của Bộ Quốc phòng Nhật Bản, JDS Izumo có thể chở 9 trực thăng trên boong và 14 trực thăng trong kho chứa. Boong phóng máy bay của tàu có thể cho phép 5 trực thăng cất cánh cùng lúc.
Theo một số nguồn tin, JDS Izumo có thể chở 7 trực thăng săn tàu ngầm SH-60J do Tập đoàn Misubishi sản xuất trong nước theo giấy phép của Mỹ. SH-60J có khả năng mang 2 ngư lôi chống ngầm hạng nhẹ Mk46 (tầm bắn 11km, xuyên sâu xuống mặt nước 365m).
Trực thăng rà phá thủy lôi MCH-101 do Tập đoàn Kawasaki sản xuất trong nước theo giấy phép của Italia. MCH-101 ngoài vai trò đảm nhiệm rà phá thủy lôi thì có thể mang 4 ngư lôi chống ngầm hạng nhẹ có tầm bắn 10km.
Theo nhận định của chuyên gia quốc tế, Nhật Bản hoàn toàn có khả năng cải tiến tàu lớp Izumo để đáp ứng hoạt động của tiêm kích tàng hình F-35B. Và điều đó sẽ biến tàu khu trục chở trực thăng Izumo trở thành tàu sân bay thực thụ. Tất nhiên, đây là sự suy đoán của giới chuyên gia còn thực tế có diễn ra hay không còn tùy vào giới chức Nhật Bản bởi nước này còn chịu rất nhiều sự ràng buộc pháp lý.
JDS Izumo được thiết kế với hệ thống phòng không tầm thấp tự bảo vệ mình trước các mối đe dọa từ trên không. Theo một số nguồn tin, con tàu sẽ trang bị 2 tổ hợp pháo cao tốc Phalanx 20mm 6 nòng.
Và 2 tổ hợp tên lửa phòng không tầm thấp RIM-116 RAM hoặc biến thể SeaRAM.
Ngoài vai trò tuần tra chống ngầm, JDS Izumo có thể đảm nhiệm vai trò đổ bộ đường biển. Khi cần, các trực thăng có thể đóng vai trò chở quân đặc nhiệm lên nắm giữ các hòn đảo. Theo nhà phân tích, con tàu có thể đáp ứng yêu cầu hoạt động của máy bay vận tải độc đáo MV-22 Osprey của Mỹ.
Với sự xuất hiện của JDS Izumo và chiếc tàu sau này sẽ giúp cho Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản tăng cường đáng kể sức mạnh đối phó với hạm đội tàu ngầm đông đảo, đáng gờm của Trung Quốc.
Thậm chí, nếu được cải tiến để trở thành tàu sân bay mang được tiêm kích tàng hình F-35B, thì sức mạnh của Nhật Bản sẽ tăng lên bội phần.
Theo truyền thông Nhật Bản, lực lượng phòng vệ nước này vừa tiến hành hạ thủy chiếc tàu chiến lớn nhất kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ 2 mang tên JDS Izuma (DDH-183) thuộc lớp cùng tên (Izumo) vào ngày hôm qua.
JDS Izumo được hạ thủy tại nhà máy Yokohama thuộc Tập đoàn đóng tàu IHI Marine United.
JDS Izumo được Nhật Bản xếp vào lớp tàu khu trục chở trực thăng, làm nhiệm vụ chính là chống tàu ngầm.
JDS Izumo được khởi đóng vào ngày 27/1/2012 và hạ thủy vào ngày 6/8/2013. Việc đóng con tàu có lượng giãn nước tới 27.000 tấn, dài 250m chỉ trong vòng gần 2 năm là “tốc độ khủng khiếp”, chứng tỏ công nghệ đóng tàu của Nhật Bản thuộc hàng đẳng cấp bậc nhất thế giới.
Dự kiến, con tàu sẽ chính thức bàn giao cho Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản (JMSDF) vào tháng 3/2015. Đơn giá của một chiếc tàu vào khoảng 1,5 tỷ USD.
Chiếc thứ 2 (chưa đặt tên) dự kiến sẽ triển khai đóng vào tháng 1/2014 và hạ thủy vào tháng 3/2017.
JDS Izumo có lượng giãn nước toàn tải 27.000 tấn, dài 248m, rộng 38m, mớn nước 7,5m. Với kích cỡ này, tuy chỉ được coi là khu trục chở trực thăng nhưng con tàu thậm chí lớn hơn cả tàu sân bay hạng nhẹ Cavour của Italy (dài 244m).
JDS Izumo được thiết kế cho nhiệm vụ chính là chống tàu ngầm và đây có thể được xem là “sát thủ săn ngầm” lớn nhất của Nhật Bản. Tất nhiên, việc chống tàu ngầm sẽ chủ yếu do phi đội trực thăng trên hạm đảm nhiệm.
Theo thông báo chính thức của Bộ Quốc phòng Nhật Bản, JDS Izumo có thể chở 9 trực thăng trên boong và 14 trực thăng trong kho chứa. Boong phóng máy bay của tàu có thể cho phép 5 trực thăng cất cánh cùng lúc.
Theo một số nguồn tin, JDS Izumo có thể chở 7 trực thăng săn tàu ngầm SH-60J do Tập đoàn Misubishi sản xuất trong nước theo giấy phép của Mỹ. SH-60J có khả năng mang 2 ngư lôi chống ngầm hạng nhẹ Mk46 (tầm bắn 11km, xuyên sâu xuống mặt nước 365m).
Trực thăng rà phá thủy lôi MCH-101 do Tập đoàn Kawasaki sản xuất trong nước theo giấy phép của Italia. MCH-101 ngoài vai trò đảm nhiệm rà phá thủy lôi thì có thể mang 4 ngư lôi chống ngầm hạng nhẹ có tầm bắn 10km.
Theo nhận định của chuyên gia quốc tế, Nhật Bản hoàn toàn có khả năng cải tiến tàu lớp Izumo để đáp ứng hoạt động của tiêm kích tàng hình F-35B. Và điều đó sẽ biến tàu khu trục chở trực thăng Izumo trở thành tàu sân bay thực thụ. Tất nhiên, đây là sự suy đoán của giới chuyên gia còn thực tế có diễn ra hay không còn tùy vào giới chức Nhật Bản bởi nước này còn chịu rất nhiều sự ràng buộc pháp lý.
JDS Izumo được thiết kế với hệ thống phòng không tầm thấp tự bảo vệ mình trước các mối đe dọa từ trên không. Theo một số nguồn tin, con tàu sẽ trang bị 2 tổ hợp pháo cao tốc Phalanx 20mm 6 nòng.
Và 2 tổ hợp tên lửa phòng không tầm thấp RIM-116 RAM hoặc biến thể SeaRAM.
Ngoài vai trò tuần tra chống ngầm, JDS Izumo có thể đảm nhiệm vai trò đổ bộ đường biển. Khi cần, các trực thăng có thể đóng vai trò chở quân đặc nhiệm lên nắm giữ các hòn đảo. Theo nhà phân tích, con tàu có thể đáp ứng yêu cầu hoạt động của máy bay vận tải độc đáo MV-22 Osprey của Mỹ.
Với sự xuất hiện của JDS Izumo và chiếc tàu sau này sẽ giúp cho Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản tăng cường đáng kể sức mạnh đối phó với hạm đội tàu ngầm đông đảo, đáng gờm của Trung Quốc.
Thậm chí, nếu được cải tiến để trở thành tàu sân bay mang được tiêm kích tàng hình F-35B, thì sức mạnh của Nhật Bản sẽ tăng lên bội phần.