Nhắc tới tàu ngầm diesel-điện của Nga/Liên Xô, thông thường nhiều người sẽ nghĩ ngay tới lớp Kilo huyền thoại ra đời năm 1980. Tuy nhiên, ngoài Kilo, Liên Xô từng có trong tay hàng trăm tàu ngầm diesel-điện nguy hiểm. Hãy cùng điểm qua các tàu ngầm diesl-điện đặc biệt đáng gờm của Liên Xô ra đời sau CTTG 2 và trước khi Kilo xuất hiện.Trong ảnh là tàu ngầm động cơ diesel-điện đầu tiên được Liên Xô sản xuất sau CTTG 2, nó cũng được xếp vào là một trong những lớp tàu ngầm tấn công (được thiết kế cho nhiệm vụ tấn công và đánh chìm các tàu ngầm, tàu buôn, tàu chiến mặt nước) đầu tiên của Liên Xô - định danh là Project 611 (NATO gọi là lớp Zulu). Đáng lưu ý, ít nhất 6 chiếc trong tổng số 26 chiếc Project 611 đã được cải tiến để mang phóng tên lửa đạn đạo R-11FM – đưa chúng trở thành lớp tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo đầu tiên của Liên Xô.26 chiếc đã được sản xuất liên tục từ 1946 và đưa vào phục vụ từ 1952-1957, chiếc cuối cùng ra khỏi biên chế vào cuối những năm 1980. Lớp tàu này có lượng giãn nước khi lặn 2.387 tấn, dài 90m, thủy thủ đoàn 70 người, lặn sâu 200m, tốc độ khi lặn 16 hải lý/h. Hỏa lực có 10 ống phóng ngư lôi 533mm.Không lâu sau khi đưa vào sản xuất Project 611, năm 1949 Liên Xô tiếp tục đưa vào sản xuất hàng loạt lên tới 236 chiếc từ 1949-1958 lớp tàu ngầm Project 613 (và các biến thể 644, 665), NATO gọi chúng là lớp Whiskey. Project 611 có lượng giãn nước khi lặn 1.350 tấn, dài 76m, dự trữ hành trình 40-45 ngày với thủy thủ đoàn 54 người, trang bị 6 ống phóng ngư lôi cùng pháo phòng không 25mm và 57mm tùy phiên bản.Ít nhất có 12 tàu ngầm Project 613 đã được cải tiến trong hai giai đoạn 1958-1960 (Project 644) và 1960-1963 (project 655) để có khả năng triển khai tên lửa hành trình P-5 (NATO gọi là SS-N-3 Shaddock) có tầm phóng 500-700km. Tuy nhiên con tàu không thể bắn khi tàu đang ngập nước mà phải nổi lên mặt nước.Cuối những năm 1950, Liên Xô đưa vào trang bị lớp tàu ngầm nhỏ nhưng ẩn chứa công nghệ cách mạng Project 615 (NATO gọi là lớp Quebec. "Cách mạng" ở đây là việc con tàu được trang bị hệ thống đảy không khí độc lập (AIP) cho phép nó lặn lâu hơn tàu ngầm dùng động cơ điện để lặn. Tuy nhiên, công nghệ mới này ẩn chứa nhiều bất ổn và chưa hoàn thiện. Đã xảy ra vài tai nạn liên quan tới hệ thống AIP của tàu.30 chiếc Project 615 đã được sản xuất từ 1952-1957, ít hơn nhiều so với kế hoạch ban đầu chế tạo 100 chiếc của Liên Xô. Chiếc cối cùng nghỉ hưu vào cuối 1970, hiện chỉ còn 2 chiếc được giữ lại làm bảo tàng. Project 615 có lượng gainx nước 540 tấn khi lặn, dài 56m, thủy thủ đoàn 30 người và trang bị 4 ống ngư lôi 533mm cùng 4 quả ngư lôi K-45.Tháng 3/1956, Liên Xô đưa vào sử dụng thử nghiệm chiếc tàu ngầm Project 617 sở hữu công nghệ độc nhất thế giới thời bấy giờ - động cơ AIP Walter với nhiên liệu HTP cho phép nó đạt tốc độ cao nhất Liên Xô thời bấy giờ khi trong trạng thái lặn – 20-22 hải lý/h. Chỉ có một chiếc duy nhất được chế tạo và sử dụng hạn chế, nó bị phá dỡ vào cuối năm 1959 sau khi gặp một tai nạn khi thử nghiệm lặn ở độ sâu 40-60m.Tàu ngầm Project 617 có lượng giãn nước khi lặn 1.215 tấn, dài 62m, thủy thủ đoàn 54 người, dự trữ hành trình 45 ngày, trang bị 6 ống phóng ngư lôi.Cũng trong giai đoạn những năm 1950, Liên Xô đưa vào sản xuất hàng loạt (133 chiếc) lớp tàu ngầm diesel-điện Project 633 (NATO định danh là Romeo). Cơ bản thì chúng có kiểu dáng, dùng công nghệ giống với Project 613 Whiskey và Project 611 Zulu, không mang điểm đột phá nào. Chúng có lượng giãn nước khi lặn 1.830 tấn, dài 76,6m, thủy thủ đoàn 54 người, trang bị 8 ống phóng ngư lôi 533mm.Đáng lưu ý, Liên Xô đã cung cấp toàn bộ tài liệu và dây chuyền giúp Trung Quốc lắp ráp và sau đó là tự sản xuất thành công tàu ngầm Project 633 trong nước với định danh là Type 033. Project 633 đã góp phần giúp Trung Quốc tạo dựng lực lượng tàu ngầm ban đàu cho hải quân nước này. Thậm chí, tới ngày nay một số phiên bản của Type 033 vẫn còn được Trung Quốc sử dụng để huấn luyện.Năm 1957, Liên Xô bắt đầu chế tạo lớp tàu ngầm Project 641 (NATO gọi là Foxtrot) để thay thế cho Project 611 Zulu vốn gặp nhiều vấn đề về độ ồn khi hoạt động, giới hạn tốc độ khi lặn và độ sâu lặn. 641 Foxtrot thời điểm bấy giờ được đánh giá rất cao về mặt thiết kế với kiểu dáng hình giọt nước có thể đạt hiệu suất cao khi di chuyển dưới mặt nước, độ ồn thấp hơn 3 lần tàu ngầm phương Tây. 74 chiếc đã được chế tạo từ 1957-1983, người ta ghi nhận là tới tận hôm nay vẫn còn vài chiếc hoạt động.641 Foxtrot có lượng giãn nước khi lặn 2.475 tấn, dài 89,9m, thủy thủ đoàn 56 người, lặn sâu 246-296m với khả năng lặn liên tục 3-5 ngày. Trong ảnh là hai trong số 10 ống phóng ngư lôi trên lớp tàu Foxtrot.Sau sự thành công của Foxtrot, mãi tới năm 1972 Liên Xô mới đưa ra thiết kế tàu ngầm diesel-điện mới Project 641B Som (NATO gọi là Tango), 18 chiếc được chế tạo. Nhìn chung, nó là thiết kế cải tiến trên cơ sở 641 Foxtrot với một số thành phàn mới, tăng hiệu suất hoạt động, giảm độ ồn khi hoạt động, ở dưới mặt nước lâu hơn. Con tàu có lượng giãn nước tới 3.800 tấn khi lặn, dài 91m, thủy thủ đoàn 62 người, trang bị 6 ống phóng ngư lôi 533mm và 24 quả đạn.Trước khi Proejct 641B được đưa vào biên chế, năm 1967 Liên Xô trang bị hạn chế cho hải quân 4 tàu ngầm Project 690 Kefal có lượng giãn nước khi lặn tới 2.900 tấn để sử dụng cho hoạt động diễn tập chống tàu ngầm, và không được triển khai chiến đấu. Loại tàu này trang bị một ống phóng lôi 533mm và một ống 400mm, thủy thủ đoàn 65 người.Năm 1980, chiếc tàu ngầm Kilo (định danh của NATO dành cho lớp Project 877 và Project 636) đầu tiên của Liên Xô được đưa vào trang bị. Những công nghệ mới ứng dụng trên nó, cùng khả năng hoạt động êm ái tới mức “khi bạn phát hiện ra nó thì đã quá muộn” nhanh chóng khiến NATO quên đi các lớp tàu trước đó của Liên Xô.
Nhắc tới tàu ngầm diesel-điện của Nga/Liên Xô, thông thường nhiều người sẽ nghĩ ngay tới lớp Kilo huyền thoại ra đời năm 1980. Tuy nhiên, ngoài Kilo, Liên Xô từng có trong tay hàng trăm tàu ngầm diesel-điện nguy hiểm. Hãy cùng điểm qua các tàu ngầm diesl-điện đặc biệt đáng gờm của Liên Xô ra đời sau CTTG 2 và trước khi Kilo xuất hiện.
Trong ảnh là tàu ngầm động cơ diesel-điện đầu tiên được Liên Xô sản xuất sau CTTG 2, nó cũng được xếp vào là một trong những lớp tàu ngầm tấn công (được thiết kế cho nhiệm vụ tấn công và đánh chìm các tàu ngầm, tàu buôn, tàu chiến mặt nước) đầu tiên của Liên Xô - định danh là Project 611 (NATO gọi là lớp Zulu). Đáng lưu ý, ít nhất 6 chiếc trong tổng số 26 chiếc Project 611 đã được cải tiến để mang phóng tên lửa đạn đạo R-11FM – đưa chúng trở thành lớp tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo đầu tiên của Liên Xô.
26 chiếc đã được sản xuất liên tục từ 1946 và đưa vào phục vụ từ 1952-1957, chiếc cuối cùng ra khỏi biên chế vào cuối những năm 1980. Lớp tàu này có lượng giãn nước khi lặn 2.387 tấn, dài 90m, thủy thủ đoàn 70 người, lặn sâu 200m, tốc độ khi lặn 16 hải lý/h. Hỏa lực có 10 ống phóng ngư lôi 533mm.
Không lâu sau khi đưa vào sản xuất Project 611, năm 1949 Liên Xô tiếp tục đưa vào sản xuất hàng loạt lên tới 236 chiếc từ 1949-1958 lớp tàu ngầm Project 613 (và các biến thể 644, 665), NATO gọi chúng là lớp Whiskey. Project 611 có lượng giãn nước khi lặn 1.350 tấn, dài 76m, dự trữ hành trình 40-45 ngày với thủy thủ đoàn 54 người, trang bị 6 ống phóng ngư lôi cùng pháo phòng không 25mm và 57mm tùy phiên bản.
Ít nhất có 12 tàu ngầm Project 613 đã được cải tiến trong hai giai đoạn 1958-1960 (Project 644) và 1960-1963 (project 655) để có khả năng triển khai tên lửa hành trình P-5 (NATO gọi là SS-N-3 Shaddock) có tầm phóng 500-700km. Tuy nhiên con tàu không thể bắn khi tàu đang ngập nước mà phải nổi lên mặt nước.
Cuối những năm 1950, Liên Xô đưa vào trang bị lớp tàu ngầm nhỏ nhưng ẩn chứa công nghệ cách mạng Project 615 (NATO gọi là lớp Quebec. "Cách mạng" ở đây là việc con tàu được trang bị hệ thống đảy không khí độc lập (AIP) cho phép nó lặn lâu hơn tàu ngầm dùng động cơ điện để lặn. Tuy nhiên, công nghệ mới này ẩn chứa nhiều bất ổn và chưa hoàn thiện. Đã xảy ra vài tai nạn liên quan tới hệ thống AIP của tàu.
30 chiếc Project 615 đã được sản xuất từ 1952-1957, ít hơn nhiều so với kế hoạch ban đầu chế tạo 100 chiếc của Liên Xô. Chiếc cối cùng nghỉ hưu vào cuối 1970, hiện chỉ còn 2 chiếc được giữ lại làm bảo tàng. Project 615 có lượng gainx nước 540 tấn khi lặn, dài 56m, thủy thủ đoàn 30 người và trang bị 4 ống ngư lôi 533mm cùng 4 quả ngư lôi K-45.
Tháng 3/1956, Liên Xô đưa vào sử dụng thử nghiệm chiếc tàu ngầm Project 617 sở hữu công nghệ độc nhất thế giới thời bấy giờ - động cơ AIP Walter với nhiên liệu HTP cho phép nó đạt tốc độ cao nhất Liên Xô thời bấy giờ khi trong trạng thái lặn – 20-22 hải lý/h. Chỉ có một chiếc duy nhất được chế tạo và sử dụng hạn chế, nó bị phá dỡ vào cuối năm 1959 sau khi gặp một tai nạn khi thử nghiệm lặn ở độ sâu 40-60m.
Tàu ngầm Project 617 có lượng giãn nước khi lặn 1.215 tấn, dài 62m, thủy thủ đoàn 54 người, dự trữ hành trình 45 ngày, trang bị 6 ống phóng ngư lôi.
Cũng trong giai đoạn những năm 1950, Liên Xô đưa vào sản xuất hàng loạt (133 chiếc) lớp tàu ngầm diesel-điện Project 633 (NATO định danh là Romeo). Cơ bản thì chúng có kiểu dáng, dùng công nghệ giống với Project 613 Whiskey và Project 611 Zulu, không mang điểm đột phá nào. Chúng có lượng giãn nước khi lặn 1.830 tấn, dài 76,6m, thủy thủ đoàn 54 người, trang bị 8 ống phóng ngư lôi 533mm.
Đáng lưu ý, Liên Xô đã cung cấp toàn bộ tài liệu và dây chuyền giúp Trung Quốc lắp ráp và sau đó là tự sản xuất thành công tàu ngầm Project 633 trong nước với định danh là Type 033. Project 633 đã góp phần giúp Trung Quốc tạo dựng lực lượng tàu ngầm ban đàu cho hải quân nước này. Thậm chí, tới ngày nay một số phiên bản của Type 033 vẫn còn được Trung Quốc sử dụng để huấn luyện.
Năm 1957, Liên Xô bắt đầu chế tạo lớp tàu ngầm Project 641 (NATO gọi là Foxtrot) để thay thế cho Project 611 Zulu vốn gặp nhiều vấn đề về độ ồn khi hoạt động, giới hạn tốc độ khi lặn và độ sâu lặn. 641 Foxtrot thời điểm bấy giờ được đánh giá rất cao về mặt thiết kế với kiểu dáng hình giọt nước có thể đạt hiệu suất cao khi di chuyển dưới mặt nước, độ ồn thấp hơn 3 lần tàu ngầm phương Tây. 74 chiếc đã được chế tạo từ 1957-1983, người ta ghi nhận là tới tận hôm nay vẫn còn vài chiếc hoạt động.
641 Foxtrot có lượng giãn nước khi lặn 2.475 tấn, dài 89,9m, thủy thủ đoàn 56 người, lặn sâu 246-296m với khả năng lặn liên tục 3-5 ngày. Trong ảnh là hai trong số 10 ống phóng ngư lôi trên lớp tàu Foxtrot.
Sau sự thành công của Foxtrot, mãi tới năm 1972 Liên Xô mới đưa ra thiết kế tàu ngầm diesel-điện mới Project 641B Som (NATO gọi là Tango), 18 chiếc được chế tạo. Nhìn chung, nó là thiết kế cải tiến trên cơ sở 641 Foxtrot với một số thành phàn mới, tăng hiệu suất hoạt động, giảm độ ồn khi hoạt động, ở dưới mặt nước lâu hơn. Con tàu có lượng giãn nước tới 3.800 tấn khi lặn, dài 91m, thủy thủ đoàn 62 người, trang bị 6 ống phóng ngư lôi 533mm và 24 quả đạn.
Trước khi Proejct 641B được đưa vào biên chế, năm 1967 Liên Xô trang bị hạn chế cho hải quân 4 tàu ngầm Project 690 Kefal có lượng giãn nước khi lặn tới 2.900 tấn để sử dụng cho hoạt động diễn tập chống tàu ngầm, và không được triển khai chiến đấu. Loại tàu này trang bị một ống phóng lôi 533mm và một ống 400mm, thủy thủ đoàn 65 người.
Năm 1980, chiếc tàu ngầm Kilo (định danh của NATO dành cho lớp Project 877 và Project 636) đầu tiên của Liên Xô được đưa vào trang bị. Những công nghệ mới ứng dụng trên nó, cùng khả năng hoạt động êm ái tới mức “khi bạn phát hiện ra nó thì đã quá muộn” nhanh chóng khiến NATO quên đi các lớp tàu trước đó của Liên Xô.