Tổ hợp tên lửa phòng không tầm thấp vác vai 9K38 Igla (Nga sản xuất) phục vụ trong quân đội Việt Nam, Myanmar, Indonesia, Thái Lan và Malaysia. Đây cũng là loại tên lửa phòng không vác vai được nhiều quốc gia nhất ở khu vực “đặt trọn niềm tin”. Trong ảnh là binh sĩ Malaysia vác trên vai bệ phóng tên lửa 9K38 Igla. 9K38 Igla trang bị đạn tên lửa nặng 10,8kg có thể diệt mục tiêu ở cự ly xa đến 5,2km, độ cao 3,5km. Đạn được lắp đầu tự dẫn hồng ngoại cải tiến cho phép vượt qua các biện pháp đối phó hồng ngoại của đối phương, nó có thể tấn công vào phần thân máy bay, không nhất thiết nhắm vào ống xả động cơ. Ảnh minh họa nước ngoàiTổ hợp tên lửa phòng không tầm thấp vác vai FN-6 (Trung Quốc sản xuất) phục vụ trong quân đội Campuchia và Malaysia. Trong ảnh là 2 tên lửa FN-6 gắn trên xe cơ giới Quân đội Campuchia trong lễ duyệt binh. Tên lửa FN-6 có thể diệt mục tiêu ở cự ly xa đến 6km, độ cao 3,5km. FN-6 lắp đầu tự dẫn hồng ngoại kỹ thuật số với khả năng vượt qua biện pháp che chắn hồng ngoại, mồi bẫy pháo sáng. Tổ hợp tên lửa phòng không tầm thấp vác vai Starburst (Anh chế tạo) trang bị chủ yếu trong Quân đội Malaysia. Trong ảnh là binh sĩ Malaysia vác trên vai tên lửa Starburst với kích cỡ phần đầu ống phóng rất lớn.Starburst đạt tầm bắn từ 30m tới 7km, dùng hệ dẫn đường bán tự động SACLOS. Starburst có thể bắn từ trên vai người lính hoặc đặt trên bệ phóng lắp nhiều quả đạn (trong ảnh).Ngoài FN-6, Starburst, Malaysia còn sử dụng tổ hợp tên lửa Anza Mk-III do Pakistan sản xuất. Trong ảnh là nữ binh sĩ Malaysia vác trên vai tổ hợp Anza Mk-III. Anza Mk-III đạt tầm bắn xa đến 5km, diệt mục tiêu ở độ cao 4km, lắp đầu tự dẫn hồng ngoại có thể đối phó tốt với biện pháp che chắn hồng ngoại, pháo sáng của máy bay địch. Ảnh minh họa nước ngoàiNgoài 9K38 Igla, Quân đội Indonesia cũng tin dùng tổ hợp RBS-70 do Thụy Điển sản xuất. RBS-70 có trọng lượng rất lớn nặng tới 87kg vì thế nó thường được đặt trên giá phóng 3 chân. Ảnh minh họa nước ngoài RBS-70 có thể diệt mục tiêu ở cự ly từ 250m tới 8km, độ cao 5km. Quả đạn tên lửa không được trang bị đầu tự dẫn mà dùng hệ dẫn đường lade. Theo đó, trong chiến đấu, bệ phóng sẽ liên tục chiếu chùm tia lade vào mục tiêu, bộ phận tiếp nhận tiếp nhận tín hiệu lade trên RBS-70 sẽ tiếp thu lại tín hiệu lade phản hồi từ mục tiêu để điều khiển cánh lái tên lửa bay tới mục tiêu. Ảnh minh họa nước ngoàiIndonesia cũng sử dụng loại tên lửa đối không vác vai của Trung Quốc mang tên QW-3. Đạn tên lửa QW-3 kết cấu với 2 tầng động cơ đẩy nhiên liệu rắn cho phép đạt tầm bắn tối đa 8km, độ cao diệt mục tiêu từ 4m tới 5km. Nó dùng đầu tự dẫn lade bán chủ động (phương án tương tự RBS-70). Trong ảnh là binh sĩ Indonesia bắn thử QW-3 trong một cuộc tập trận.
Tổ hợp tên lửa phòng không tầm thấp vác vai 9K38 Igla (Nga sản xuất) phục vụ trong quân đội Việt Nam, Myanmar, Indonesia, Thái Lan và Malaysia. Đây cũng là loại tên lửa phòng không vác vai được nhiều quốc gia nhất ở khu vực “đặt trọn niềm tin”. Trong ảnh là binh sĩ Malaysia vác trên vai bệ phóng tên lửa 9K38 Igla.
9K38 Igla trang bị đạn tên lửa nặng 10,8kg có thể diệt mục tiêu ở cự ly xa đến 5,2km, độ cao 3,5km. Đạn được lắp đầu tự dẫn hồng ngoại cải tiến cho phép vượt qua các biện pháp đối phó hồng ngoại của đối phương, nó có thể tấn công vào phần thân máy bay, không nhất thiết nhắm vào ống xả động cơ. Ảnh minh họa nước ngoài
Tổ hợp tên lửa phòng không tầm thấp vác vai FN-6 (Trung Quốc sản xuất) phục vụ trong quân đội Campuchia và Malaysia. Trong ảnh là 2 tên lửa FN-6 gắn trên xe cơ giới Quân đội Campuchia trong lễ duyệt binh.
Tên lửa FN-6 có thể diệt mục tiêu ở cự ly xa đến 6km, độ cao 3,5km. FN-6 lắp đầu tự dẫn hồng ngoại kỹ thuật số với khả năng vượt qua biện pháp che chắn hồng ngoại, mồi bẫy pháo sáng.
Tổ hợp tên lửa phòng không tầm thấp vác vai Starburst (Anh chế tạo) trang bị chủ yếu trong Quân đội Malaysia. Trong ảnh là binh sĩ Malaysia vác trên vai tên lửa Starburst với kích cỡ phần đầu ống phóng rất lớn.
Starburst đạt tầm bắn từ 30m tới 7km, dùng hệ dẫn đường bán tự động SACLOS. Starburst có thể bắn từ trên vai người lính hoặc đặt trên bệ phóng lắp nhiều quả đạn (trong ảnh).
Ngoài FN-6, Starburst, Malaysia còn sử dụng tổ hợp tên lửa Anza Mk-III do Pakistan sản xuất. Trong ảnh là nữ binh sĩ Malaysia vác trên vai tổ hợp Anza Mk-III.
Anza Mk-III đạt tầm bắn xa đến 5km, diệt mục tiêu ở độ cao 4km, lắp đầu tự dẫn hồng ngoại có thể đối phó tốt với biện pháp che chắn hồng ngoại, pháo sáng của máy bay địch. Ảnh minh họa nước ngoài
Ngoài 9K38 Igla, Quân đội Indonesia cũng tin dùng tổ hợp RBS-70 do Thụy Điển sản xuất. RBS-70 có trọng lượng rất lớn nặng tới 87kg vì thế nó thường được đặt trên giá phóng 3 chân. Ảnh minh họa nước ngoài
RBS-70 có thể diệt mục tiêu ở cự ly từ 250m tới 8km, độ cao 5km. Quả đạn tên lửa không được trang bị đầu tự dẫn mà dùng hệ dẫn đường lade. Theo đó, trong chiến đấu, bệ phóng sẽ liên tục chiếu chùm tia lade vào mục tiêu, bộ phận tiếp nhận tiếp nhận tín hiệu lade trên RBS-70 sẽ tiếp thu lại tín hiệu lade phản hồi từ mục tiêu để điều khiển cánh lái tên lửa bay tới mục tiêu. Ảnh minh họa nước ngoài
Indonesia cũng sử dụng loại tên lửa đối không vác vai của Trung Quốc mang tên QW-3. Đạn tên lửa QW-3 kết cấu với 2 tầng động cơ đẩy nhiên liệu rắn cho phép đạt tầm bắn tối đa 8km, độ cao diệt mục tiêu từ 4m tới 5km. Nó dùng đầu tự dẫn lade bán chủ động (phương án tương tự RBS-70). Trong ảnh là binh sĩ Indonesia bắn thử QW-3 trong một cuộc tập trận.