Tên lửa chống tàu mặt nước trang bị trên trực thăng thường có trọng lượng nhẹ (dưới 500kg), tầm bắn ngắn (20-30km) nhưng sức công phá của nó thì vẫn tương đương với tên lửa cỡ lớn trang bị trên máy bay cánh bằng, tàu chiến. Đáng lưu ý, loại vũ khí này thường chỉ do các nước phương Tây phát triển, trong khi đó thì Liên Xô (Nga) – “nhà phát triển tên lửa chống tàu hàng đầu thế giới” thì lại bỏ qua loại vũ khí này.
Một trong những loại tên lửa chống tàu mặt nước phóng từ trực thăng phổ biến trên thế giới là Penguin do hãng Kongsberg (Na Uy) thiết kế sản xuất từ đầu những năm 1970. Loại tên lửa này có thể trang bị trên trực thăng Bell 412 SP, Kaman SH-2 Seasprite, Sikorsky S-70 series và Westland Super Lynx. Hải quân Mỹ cũng trang bị Penguin từ năm 1994 và được định danh là AGM-119 lắp trên trực thăng S-70. Penguin nặng 385kg, dài 3m, đường kính thân 0,28m, lắp đầu nổ nặng 120kg đủ sức đánh chìm, gây hư hỏng nặng cho các tàu chiến từ cỡ nhỏ tới cỡ lớn.
Penguin trang bị động cơ nhiên liệu rắn cho tốc độ hành trình cận âm, tầm bắn xa 34km (biến thể cho trực thăng), lắp đầu tự dẫn hồng ngoại bị động. Loại tên lửa chống tàu mặt nước phóng từ trực thăng cũng khá được ưa chuộng trên thế giới, thậm chí nó từng tham chiến trong cuộc chiến tranh Falklands và chiến tranh vùng Vịnh 1991 là Sea Skua do Tập đoàn máy bay Anh Quốc (BAC) sản xuất từ năm 1975. Trong chiến tranh vùng Vịnh 1991, Sea Skua đã lập công đánh chìm 3 tàu chiến cao tốc, phá hủy nặng một tàu quét mìn và một tàu đổ bộ của Hải quân Iraq.
Sea Skua dài 2,5m, đường kính thân 0,25m, nặng 145kg, lắp đầu nổ nặng 30kg, trang bị động cơ đẩy nhiên liệu rắn cho tốc độ Mach 0,8, tầm bắn 25km, dùng đầu tự dẫn radar bán chủ động. Trong ảnh là trực thăng Westland Lynx của Hải quân Hoàng gia Malaysia phóng tên lửa chống tàu Sea Skua.
Kém nổi hơn so với Penguin và Sea Skua, nhưng cũng là một trong những cái tên xuất sắc của “làng” tên lửa chống tàu phóng từ trực thăng là mẫu tên lửa Marter do hãng Sistel SpA (Italy) thiết kế sản xuất, trang bị chủ yếu cho Hải quân Italy và Venezuela.
Tên lửa chống tàu Marter dài 4,7m, đường kính thân 0,2m, nặng 300kg, lắp đầu nổ bán xuyên giáp nặng 70kg, lắp động cơ rocket nhiên liệu rắn cho tốc độ cận âm thanh, tầm bắn 25km, dùng đầu tự dẫn radar chủ động (trên biến thể Mk2).
Có trọng lượng nhẹ nhất trong làng tên lửa chống tàu phóng từ trực thăng là mẫu AS.15TT (nặng 96kg) do hãng Aerospatiale (Pháp) sản xuất trang bị trên một số loại trực thăng hải quân. Tuy là do người Pháp sản xuất, nhưng mẫu tên lửa này chủ yếu phục vụ trong Hải quân Ả Rập Saudi và UAE. Trong ảnh là mẫu trực thăng hải quân AS565 Panther mang 4 đạn tên lửa AS.15TT.
AS.15TT nặng 96kg, dài 2,16m, đường kính thân 0,18m, lắp đầu nổ 30kg, tầm bắn 15km, tốc độ bay 1.008km/h, lệnh dẫn đường được cung cấp từ radar đặt trên trực thăng qua liên kết vô tuyến.
Hiện nay, Pháp và Anh đang hợp tác phát triển chương trình tên lửa chống tàu hạng nhẹ phóng từ trực thăng được định danh là ANL FASGW(H) để tích hợp trên trực thăng AW159 Lynx Wildcat của Hải quân Anh và NH-90, AS565 Panther của Hải quân Pháp.
Ngoài các quốc gia phương Tây, ở châu Á, Trung Quốc là quốc gia duy nhất quan tâm tới việc phát triển vũ khí chống tàu phóng từ trực thăng. Tuy nhiên, các loại vũ khí này vẫn chưa để lại nhiều dấu ấn. Trong ảnh là tên lửa chống tàu C-701 do Viện Công nghệ Điện cơ Haiying (Trung Quốc) chế tạo, nặng 100kg, dài 2,5m, đường kính thân 0,18m, lắp đầu nổ bán xuyên giáp nặng 29kg, tầm bắn 15-20km, dùng đầu tự dẫn TV, hồng ngoại hoặc sóng mm.
Tại triển lãm Chu Hải 2004, Trung Quốc giới thiệu mẫu tên lửa chống tàu hạng nhẹ TL-10 do Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Hồng Du (HAIC) thiết kế sản xuất. TL-10 có thông số kỹ thuật tương tự C-701 với tầm bắn 20km, lắp đầu nổ bán xuyên giáp nặng 30kg. Trong ảnh là trực thăng hải quân Z-9 được cho là đang mang 2 đạn TL-10.
Tên lửa chống tàu mặt nước trang bị trên trực thăng thường có trọng lượng nhẹ (dưới 500kg), tầm bắn ngắn (20-30km) nhưng sức công phá của nó thì vẫn tương đương với tên lửa cỡ lớn trang bị trên máy bay cánh bằng, tàu chiến. Đáng lưu ý, loại vũ khí này thường chỉ do các nước phương Tây phát triển, trong khi đó thì Liên Xô (Nga) – “nhà phát triển tên lửa chống tàu hàng đầu thế giới” thì lại bỏ qua loại vũ khí này.
Một trong những loại tên lửa chống tàu mặt nước phóng từ trực thăng phổ biến trên thế giới là Penguin do hãng Kongsberg (Na Uy) thiết kế sản xuất từ đầu những năm 1970. Loại tên lửa này có thể trang bị trên trực thăng Bell 412 SP, Kaman SH-2 Seasprite, Sikorsky S-70 series và Westland Super Lynx.
Hải quân Mỹ cũng trang bị Penguin từ năm 1994 và được định danh là AGM-119 lắp trên trực thăng S-70. Penguin nặng 385kg, dài 3m, đường kính thân 0,28m, lắp đầu nổ nặng 120kg đủ sức đánh chìm, gây hư hỏng nặng cho các tàu chiến từ cỡ nhỏ tới cỡ lớn.
Penguin trang bị động cơ nhiên liệu rắn cho tốc độ hành trình cận âm, tầm bắn xa 34km (biến thể cho trực thăng), lắp đầu tự dẫn hồng ngoại bị động.
Loại tên lửa chống tàu mặt nước phóng từ trực thăng cũng khá được ưa chuộng trên thế giới, thậm chí nó từng tham chiến trong cuộc chiến tranh Falklands và chiến tranh vùng Vịnh 1991 là Sea Skua do Tập đoàn máy bay Anh Quốc (BAC) sản xuất từ năm 1975. Trong chiến tranh vùng Vịnh 1991, Sea Skua đã lập công đánh chìm 3 tàu chiến cao tốc, phá hủy nặng một tàu quét mìn và một tàu đổ bộ của Hải quân Iraq.
Sea Skua dài 2,5m, đường kính thân 0,25m, nặng 145kg, lắp đầu nổ nặng 30kg, trang bị động cơ đẩy nhiên liệu rắn cho tốc độ Mach 0,8, tầm bắn 25km, dùng đầu tự dẫn radar bán chủ động. Trong ảnh là trực thăng Westland Lynx của Hải quân Hoàng gia Malaysia phóng tên lửa chống tàu Sea Skua.
Kém nổi hơn so với Penguin và Sea Skua, nhưng cũng là một trong những cái tên xuất sắc của “làng” tên lửa chống tàu phóng từ trực thăng là mẫu tên lửa Marter do hãng Sistel SpA (Italy) thiết kế sản xuất, trang bị chủ yếu cho Hải quân Italy và Venezuela.
Tên lửa chống tàu Marter dài 4,7m, đường kính thân 0,2m, nặng 300kg, lắp đầu nổ bán xuyên giáp nặng 70kg, lắp động cơ rocket nhiên liệu rắn cho tốc độ cận âm thanh, tầm bắn 25km, dùng đầu tự dẫn radar chủ động (trên biến thể Mk2).
Có trọng lượng nhẹ nhất trong làng tên lửa chống tàu phóng từ trực thăng là mẫu AS.15TT (nặng 96kg) do hãng Aerospatiale (Pháp) sản xuất trang bị trên một số loại trực thăng hải quân. Tuy là do người Pháp sản xuất, nhưng mẫu tên lửa này chủ yếu phục vụ trong Hải quân Ả Rập Saudi và UAE. Trong ảnh là mẫu trực thăng hải quân AS565 Panther mang 4 đạn tên lửa AS.15TT.
AS.15TT nặng 96kg, dài 2,16m, đường kính thân 0,18m, lắp đầu nổ 30kg, tầm bắn 15km, tốc độ bay 1.008km/h, lệnh dẫn đường được cung cấp từ radar đặt trên trực thăng qua liên kết vô tuyến.
Hiện nay, Pháp và Anh đang hợp tác phát triển chương trình tên lửa chống tàu hạng nhẹ phóng từ trực thăng được định danh là ANL FASGW(H) để tích hợp trên trực thăng AW159 Lynx Wildcat của Hải quân Anh và NH-90, AS565 Panther của Hải quân Pháp.
Ngoài các quốc gia phương Tây, ở châu Á, Trung Quốc là quốc gia duy nhất quan tâm tới việc phát triển vũ khí chống tàu phóng từ trực thăng. Tuy nhiên, các loại vũ khí này vẫn chưa để lại nhiều dấu ấn. Trong ảnh là tên lửa chống tàu C-701 do Viện Công nghệ Điện cơ Haiying (Trung Quốc) chế tạo, nặng 100kg, dài 2,5m, đường kính thân 0,18m, lắp đầu nổ bán xuyên giáp nặng 29kg, tầm bắn 15-20km, dùng đầu tự dẫn TV, hồng ngoại hoặc sóng mm.
Tại triển lãm Chu Hải 2004, Trung Quốc giới thiệu mẫu tên lửa chống tàu hạng nhẹ TL-10 do Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Hồng Du (HAIC) thiết kế sản xuất. TL-10 có thông số kỹ thuật tương tự C-701 với tầm bắn 20km, lắp đầu nổ bán xuyên giáp nặng 30kg. Trong ảnh là trực thăng hải quân Z-9 được cho là đang mang 2 đạn TL-10.