Xe tăng AMX-56 Leclerc của Pháp trị giá 10 triệu USD chiếm vị trí đắt nhất thế giới. Đây là xe tăng do nhà sản xuất GIAT Industries phát triển, được dùng để thay thế loại AMX-30 cũ. Việc giá xe bị tăng cao như vậy một phần vì nó ứng dụng nhiều công nghệ chiến đấu bậc nhất thế giới hiện nay.
Điển hình là hệ thống FINDERS kết hợp hệ thống liên lạc ICONE TIS cho phép liên kết đội hình xe tăng thành một mạng lưới lên tới 100 chiếc, giúp kíp xe lên kế hoạch, hiệp đồng tác chiến dễ dàng, đây là khả năng mà không có bất kỳ một loại xe tăng nào khác trên thế giới làm được. Leclerc được trang bị hệ thống giáp đa lớp tiên tiến kết hợp giữa thép, titan và kim loại siêu cứng cùng module giáp phản ứng nổ cải tiến (NERA).Sức mạnh hỏa lực của Leclerc cũng rất đáng gờm với pháo nòng trơn CN120-26 cỡ 120mm tích hợp thiết bị nạp đạn tự động cho phép đạt tốc độ bắn lên tới 12 phát/phút. Đây có lẽ là dòng xe tăng duy nhất của thế giới phương Tây sử dụng thiết bị nạp đạn tự động (thường chỉ thấy trên xe tăng Nga).
Pháo chính được kết hợp với hệ thống điều khiển hỏa lực tiên tiến SAGEM HL-60 cho phép xạ thủ hoặc chỉ huy có thể lựa chọn 6 mục tiêu khác nhau để tấn công chỉ trong vòng 30 giây.
Đứng vị trí thứ 2 là xe tăng Type 10 của Nhật Bản trị giá 9,4 triệu USD. Xe tăng này do tập đoàn Mitsubishi Heavy Industries Nhật Bản sản xuất, tháng 1/2012 chính thức được biên chế cho lực lượng phòng vệ Mặt đất (JGSDF) nước này. Hiện nay xe tăng Type 10 là một trong những tăng chủ lực hiện đại nhất trên thế giới.
Thực tế thì lâu nay mọi vũ khí Nhật Bản được đánh giá là đều có giá rất cao. Type 10 cũng không phải là ngoại lệ mặc dù những công nghệ trên nó thua kém Leclerc. Xe được trang bị hệ thống phòng vệ khá tốt với module giáp gốm tổng hợp tương tự xe tăng Leopard 2A5 (Đức), hệ thống cảnh báo lade, lựu đạn khói...đặc biệt là hệ thống C4I cho phép tích hợp vào mạng lưới của JGSDF cho phép chia sẻ thông tin giữa các xe tăng, cũng như kết nối với mạng máy tính ngoài trời của "Hệ thống chỉ huy - điều khiển Trung đoàn" để tạo điều kiện phối hợp chiến đấu với bộ binh.
Hỏa lực của Type 10 tương đối mạnh với pháo nòng trơn 120mm L44 tích hợp hệ thống nạp đạn tự động cho tốc độ bắn cao. Vũ khí phụ có đại liên M2HB 12,7mm và đại liên Type 74 7,62mm.
Đứng vị trí thứ 3 là xe tăng chiến đấu chủ lực Challenger II của Quân đội hoàng gia Anh, giá 8,6 triệu USD. Đây được xem là một trong những loại xe tăng được bảo vệ tốt nhất hiện nay, điều này được minh chứng qua các cuộc chiến mà nó đã tham gia. Kể từ khi ra đời năm 1994 tới nay, chỉ có 3 trường hợp Challenger II bị thiệt hại, đặc biệt là trong cuộc chiến Iraq 2003, nó bị trúng đạn súng chống tăng mạnh nhất thế giới RPG-29 (Nga sản xuất) nhưng kíp lái chỉ bị thương nhẹ.
Điểm nhấn chính trên Challenger II là giáp đạn đạo Dorchester được kết cấu từ nhiều vật liệu như thép, gốm chịu nhiệt, hợp kim. Nó được cho là có khả năng vô hiệu hóa các loại đạn lõm, đạn chống tăng, đạn xuyên dưới cỡ...Thậm chí, nó được đánh giá là ưu việt hơn cả giáp phản ứng nổ ERA.
Challenger II trang bị pháo rãnh xoắn 120mm L30A1 được trang bị đạn phá HESH có tầm bắn tới 8km. Đảm bảo khả năng dẫn bắn và quan sát của Challenger II là hệ thống máy tính đạn đạo chuẩn kỹ thuật số MIL STD1553B 32 bit và thiết bị quản lý chiến trường. Trưởng xe sử dụng hệ thống quan sát được tự ổn định quán tính SAGEM VS 580-10 cho phép bao quát 360 độ xung quanh xe với góc nhìn +/- 35 độ. Trong khi đó, xạ thủ được trang bị kính ngắm TOGS II tích hợp khả năng hỗ trợ nhìn đêm cho phép quan sát từ khoảng cách 200m tới 10km.
Đứng vị trí thứ 4 là xe tăng chiến đấu chủ lực M1 Abrams do hãng General Dynamics thiết kế và sản xuất cho Lục quân và Thủy quân Lục chiến Mỹ, giá 8,5 triệu USD. Điểm mạnh của dòng xe tăng Mỹ nằm ở khả năng cơ động cao, hỏa lực mạnh và được trang bị các trang thiết bị trong khoang hiện đại liên tục được cập nhật.
Cơ bản thì xe tăng M1 Abrams là sự vay mượn các công nghệ từ châu Âu (giáp, pháo chính) và kết hợp yếu tố Mỹ (đạn, điện tử). Hệ thống giáp đạn đạo của Abrams là giáp Chobham và sắp tới là Burlington do Anh phát triển. Đây là thế hệ giáp composite, gồm nhiều lớp thép, gốm và vật liệu Kevlar tạo nên kết cấu “tổ ong”, cung cấp cho Abrams khả năng bảo vệ tương đương 1.320-1.620mm RHA đối với đạn lõm và 940-960mm RHA đối với đạn xuyên dưới cỡ. Ngoài ra, mặt trước tháp pháo của tăng Abrams còn được lắp đặt khiên chắn làm bằng Uranium nén (DU) cho phép cải thiện khả năng bảo vệ mặt trước của xe.
Về mặt hỏa lực, M1 Abrams thế hệ đầu trang bị pháo rãnh xoắn M68A1 105mm dựa trên pháo L7 của Anh. Nhưng từ thế hệ M1A1 thì chuyển sang pháo nòng trơn 120mm dựa trên mẫu L44 của Đức. Với pháo mới này, người Mỹ trang bị cho Abrams đạn chống tăng dưới cỡ dùng thanh xuyên hợp kim Uranium giúp tăng khả năng xuyên thủng giáp xe tăng đối phương.
Điểm nhấn thứ 3 trên M1 là sử dụng động cơ tua bin khí AGT-1500 của Lycoming, có thể sử dụng nhiều loại nhiên liệu, công suất tối đa đạt 1500 mã lực. Động cơ này không chỉ cho xe đạt tốc độ cực cao 72km/giờ, mà giúp tăng tốc nhanh và cơ động.Đồng hạng với M1 Abrams là xe tăng chiến đấu chủ lực K2 Black Panther của Lục quân Hàn Quốc. Nó do viện nghiên cứu khoa học quốc phòng Hàn Quốc và Hyundai Rotem hợp tác cùng nghiên cứu và phát triển. Đây được cho là loại xe tăng chiến đấu chủ lực “mức độ công nghệ cao nhất thế giới”.
Việc chiếc xe có giá cao như vậy do Hàn Quốc phải nhập khẩu nhiều công nghệ để trang bị cho xe do nền công nghiệp quốc phòng nước này chưa đủ sức sản xuất. Trên xe được ứng dụng hàng loạt công nghệ cực kỳ hiện đại gồm: giáp (hệ thống phòng thủ chống tên lửa soft - hard Kill, giáp phản ứng nổ ERA, module giáp phức hợp); hệ thống quản lý chiến đấu; hệ thống nạp đạn tự động; hệ thống giảm xóc thông minh...
K-2 trang bị pháo nòng trơn 122mm L55 trang bị đạn xuyên có tầm bắn tới 3km với độ chính xác đạt 50km, ở 2km lên tới 95% đủ sức xuyên mọi xe tăng Triều Tiên. Xe tăng K-2 được lắp hệ thống điều khiển hỏa lực tiên tiến gồm một thiết bị tìm/diệt mục tiêu do Liên doanh điện tử Samsung và Thales (Pháp) chế tạo đem lại độ chính xác cao khi khai pháo trong trạng thái tĩnh, động trong mọi điều kiện thời tiết.
Xe tăng AMX-56 Leclerc của Pháp trị giá 10 triệu USD chiếm vị trí đắt nhất thế giới. Đây là xe tăng do nhà sản xuất GIAT Industries phát triển, được dùng để thay thế loại AMX-30 cũ. Việc giá xe bị tăng cao như vậy một phần vì nó ứng dụng nhiều công nghệ chiến đấu bậc nhất thế giới hiện nay.
Điển hình là hệ thống FINDERS kết hợp hệ thống liên lạc ICONE TIS cho phép liên kết đội hình xe tăng thành một mạng lưới lên tới 100 chiếc, giúp kíp xe lên kế hoạch, hiệp đồng tác chiến dễ dàng, đây là khả năng mà không có bất kỳ một loại xe tăng nào khác trên thế giới làm được. Leclerc được trang bị hệ thống giáp đa lớp tiên tiến kết hợp giữa thép, titan và kim loại siêu cứng cùng module giáp phản ứng nổ cải tiến (NERA).
Sức mạnh hỏa lực của Leclerc cũng rất đáng gờm với pháo nòng trơn CN120-26 cỡ 120mm tích hợp thiết bị nạp đạn tự động cho phép đạt tốc độ bắn lên tới 12 phát/phút. Đây có lẽ là dòng xe tăng duy nhất của thế giới phương Tây sử dụng thiết bị nạp đạn tự động (thường chỉ thấy trên xe tăng Nga).
Pháo chính được kết hợp với hệ thống điều khiển hỏa lực tiên tiến SAGEM HL-60 cho phép xạ thủ hoặc chỉ huy có thể lựa chọn 6 mục tiêu khác nhau để tấn công chỉ trong vòng 30 giây.
Đứng vị trí thứ 2 là xe tăng Type 10 của Nhật Bản trị giá 9,4 triệu USD. Xe tăng này do tập đoàn Mitsubishi Heavy Industries Nhật Bản sản xuất, tháng 1/2012 chính thức được biên chế cho lực lượng phòng vệ Mặt đất (JGSDF) nước này. Hiện nay xe tăng Type 10 là một trong những tăng chủ lực hiện đại nhất trên thế giới.
Thực tế thì lâu nay mọi vũ khí Nhật Bản được đánh giá là đều có giá rất cao. Type 10 cũng không phải là ngoại lệ mặc dù những công nghệ trên nó thua kém Leclerc. Xe được trang bị hệ thống phòng vệ khá tốt với module giáp gốm tổng hợp tương tự xe tăng Leopard 2A5 (Đức), hệ thống cảnh báo lade, lựu đạn khói...đặc biệt là hệ thống C4I cho phép tích hợp vào mạng lưới của JGSDF cho phép chia sẻ thông tin giữa các xe tăng, cũng như kết nối với mạng máy tính ngoài trời của "Hệ thống chỉ huy - điều khiển Trung đoàn" để tạo điều kiện phối hợp chiến đấu với bộ binh.
Hỏa lực của Type 10 tương đối mạnh với pháo nòng trơn 120mm L44 tích hợp hệ thống nạp đạn tự động cho tốc độ bắn cao. Vũ khí phụ có đại liên M2HB 12,7mm và đại liên Type 74 7,62mm.
Đứng vị trí thứ 3 là xe tăng chiến đấu chủ lực Challenger II của Quân đội hoàng gia Anh, giá 8,6 triệu USD. Đây được xem là một trong những loại xe tăng được bảo vệ tốt nhất hiện nay, điều này được minh chứng qua các cuộc chiến mà nó đã tham gia. Kể từ khi ra đời năm 1994 tới nay, chỉ có 3 trường hợp Challenger II bị thiệt hại, đặc biệt là trong cuộc chiến Iraq 2003, nó bị trúng đạn súng chống tăng mạnh nhất thế giới RPG-29 (Nga sản xuất) nhưng kíp lái chỉ bị thương nhẹ.
Điểm nhấn chính trên Challenger II là giáp đạn đạo Dorchester được kết cấu từ nhiều vật liệu như thép, gốm chịu nhiệt, hợp kim. Nó được cho là có khả năng vô hiệu hóa các loại đạn lõm, đạn chống tăng, đạn xuyên dưới cỡ...Thậm chí, nó được đánh giá là ưu việt hơn cả giáp phản ứng nổ ERA.
Challenger II trang bị pháo rãnh xoắn 120mm L30A1 được trang bị đạn phá HESH có tầm bắn tới 8km. Đảm bảo khả năng dẫn bắn và quan sát của Challenger II là hệ thống máy tính đạn đạo chuẩn kỹ thuật số MIL STD1553B 32 bit và thiết bị quản lý chiến trường. Trưởng xe sử dụng hệ thống quan sát được tự ổn định quán tính SAGEM VS 580-10 cho phép bao quát 360 độ xung quanh xe với góc nhìn +/- 35 độ. Trong khi đó, xạ thủ được trang bị kính ngắm TOGS II tích hợp khả năng hỗ trợ nhìn đêm cho phép quan sát từ khoảng cách 200m tới 10km.
Đứng vị trí thứ 4 là xe tăng chiến đấu chủ lực M1 Abrams do hãng General Dynamics thiết kế và sản xuất cho Lục quân và Thủy quân Lục chiến Mỹ, giá 8,5 triệu USD. Điểm mạnh của dòng xe tăng Mỹ nằm ở khả năng cơ động cao, hỏa lực mạnh và được trang bị các trang thiết bị trong khoang hiện đại liên tục được cập nhật.
Cơ bản thì xe tăng M1 Abrams là sự vay mượn các công nghệ từ châu Âu (giáp, pháo chính) và kết hợp yếu tố Mỹ (đạn, điện tử). Hệ thống giáp đạn đạo của Abrams là giáp Chobham và sắp tới là Burlington do Anh phát triển. Đây là thế hệ giáp composite, gồm nhiều lớp thép, gốm và vật liệu Kevlar tạo nên kết cấu “tổ ong”, cung cấp cho Abrams khả năng bảo vệ tương đương 1.320-1.620mm RHA đối với đạn lõm và 940-960mm RHA đối với đạn xuyên dưới cỡ. Ngoài ra, mặt trước tháp pháo của tăng Abrams còn được lắp đặt khiên chắn làm bằng Uranium nén (DU) cho phép cải thiện khả năng bảo vệ mặt trước của xe.
Về mặt hỏa lực, M1 Abrams thế hệ đầu trang bị pháo rãnh xoắn M68A1 105mm dựa trên pháo L7 của Anh. Nhưng từ thế hệ M1A1 thì chuyển sang pháo nòng trơn 120mm dựa trên mẫu L44 của Đức. Với pháo mới này, người Mỹ trang bị cho Abrams đạn chống tăng dưới cỡ dùng thanh xuyên hợp kim Uranium giúp tăng khả năng xuyên thủng giáp xe tăng đối phương.
Điểm nhấn thứ 3 trên M1 là sử dụng động cơ tua bin khí AGT-1500 của Lycoming, có thể sử dụng nhiều loại nhiên liệu, công suất tối đa đạt 1500 mã lực. Động cơ này không chỉ cho xe đạt tốc độ cực cao 72km/giờ, mà giúp tăng tốc nhanh và cơ động.
Đồng hạng với M1 Abrams là xe tăng chiến đấu chủ lực K2 Black Panther của Lục quân Hàn Quốc. Nó do viện nghiên cứu khoa học quốc phòng Hàn Quốc và Hyundai Rotem hợp tác cùng nghiên cứu và phát triển. Đây được cho là loại xe tăng chiến đấu chủ lực “mức độ công nghệ cao nhất thế giới”.
Việc chiếc xe có giá cao như vậy do Hàn Quốc phải nhập khẩu nhiều công nghệ để trang bị cho xe do nền công nghiệp quốc phòng nước này chưa đủ sức sản xuất. Trên xe được ứng dụng hàng loạt công nghệ cực kỳ hiện đại gồm: giáp (hệ thống phòng thủ chống tên lửa soft - hard Kill, giáp phản ứng nổ ERA, module giáp phức hợp); hệ thống quản lý chiến đấu; hệ thống nạp đạn tự động; hệ thống giảm xóc thông minh...
K-2 trang bị pháo nòng trơn 122mm L55 trang bị đạn xuyên có tầm bắn tới 3km với độ chính xác đạt 50km, ở 2km lên tới 95% đủ sức xuyên mọi xe tăng Triều Tiên. Xe tăng K-2 được lắp hệ thống điều khiển hỏa lực tiên tiến gồm một thiết bị tìm/diệt mục tiêu do Liên doanh điện tử Samsung và Thales (Pháp) chế tạo đem lại độ chính xác cao khi khai pháo trong trạng thái tĩnh, động trong mọi điều kiện thời tiết.