Đứng vị trí thứ 6 tiếp tục là đại diện của nước Nga – lớp tàu hộ vệ Project 21630 Buyan được nhà máy Almaz chế tạo cho Hải quân Nga. Lớp tàu này được sử dụng cho nhiệm vụ tuần tra vùng đặc quyền kinh tế, có thể hoạt động tốt ở các vùng nước nông ven bờ.
Buyan kết hợp nhiều đặc điểm thiết kế để gia tăng tính năng tàng hình. Kết cấu mở của tàu cho phép tích hợp các hệ thống module tùy theo các yêu cầu nhiệm vụ trong tương lai. Cấu hình vũ khí của lớp Buyan được trang bị pháo hạm A-190 100mm, 2 pháo cao tốc AK-630, tên lửa phòng không Igla, pháo phản lực A-215 Grad-M (hoặc là dùng tên lửa diệt hạm siêu thanh Klub-N với biến thể Project 21631 Buyan-M). Trong ảnh là giàn phóng A-215 đặt ở đuôi tàu Buyan.
Không được biết đến nhiều trên thị trường thế giới, nhưng tàu hộ vệ Baynunah của Hải quân các Tiểu Vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) thực sự đáng gờm, không thua kém nhiều lớp Project 20380 của Nga. Lớp tàu được trang bị 8 tên lửa diệt hạm Exocet MM40 Block 3 (tầm bắn 180km), tên lửa phòng không tầm trung RIM-162 ESSM, tên lửa phòng không tầm thấp RIM-116 RAM, hải pháo 76mm, pháo phòng không 27mm.
Lớp Baynunah là một sản phẩm của nhà máy đóng tàu Abu Dhabi (ADSB) được thiết kế để thực hiện nhiều nhiệm vụ bao gồm tuần tra ven biển và giám sát, tác chiến đối không, tác chiến chống tàu… Sở hữu hỏa lực cực mạnh, nhưng Baynunah chỉ có lượng giãn nước 915 tấn, dài 71,3m, thủy thủ đoàn chỉ 37 người chứng tỏ tính tự động hóa của tàu rất cao.
Tiếp theo là lớp tàu hộ vệ Khareef do hãng BAE System đóng cho Hải quân Hoàng gia Oman. Lớp tàu được thiết kế cho nhiệm vụ tuần tra ven biển, cứu trợ thiên tai trên biển, tìm kiếm cứu hộ và răn đe.
Thiết kế thân tàu sáng tạo với các tính năng tàng hình cho phép lớp Khareef có thể gây bất ngờ lớn cho đối phương. Thiết kế nền tảng linh hoạt cũng cho phép tích hợp các thiết bị và hệ thống mới, cũng như một hệ thống quản lí khí tài toàn diện. Hỏa lực của tàu có pháo 76mm, 2 pháo 30mm, tên lửa diệt hạm Exocet MM40 Block 3, tên lửa phòng không VL MICA.
Tiếp theo là lớp tàu hộ vệ Type 056 do nhà máy đóng tàu Wuchan, Huangpu, Hudong - Zhongua và Liaonan chế tạo cho Hải quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa (PLAN). Tuy được xem là tàu hộ vệ tên lửa hiện đại của Trung Quốc, nhưng Naval-Technology cho rằng, thiết kế kiến trúc thượng tầng của Type 056 khá lộn xộn.
Tàu thiết kế cho nhiệm vụ tuần tra biển, tác chiến chống ngầm, hạm nổi, phòng không… Tàu được trang bị tên lửa chống tàu YJ-83, tên lửa phòng không tầm thấp FL-3000N, hải pháo 76mm, pháo 30mm và ngư lôi 324mm.
Cuối cùng là lớp tàu hộ vệ săn ngầm Project 28 Kamorta được Ấn Độ thiết kế, chế tạo cho lực lượng hải quân. Tuy được thiết kế chủ yếu cho nhiệm vụ chống tàu ngầm, nhưng các tàu hộ vệ này cũng có thể thực hiện các nhiệm vụ tác chiến chống tàu nổi và đối không. Tất cả bốn tàu trong lớp dự kiến sẽ được đưa vào biên chế trong giai đoạn 2014-2017. Lớp tàu Kamorta được thiết kế để giảm các tín hiệu radar, hồng ngoại, tiếng ồn và từ tính. Tàu được trang bị hỏa lực cực mạnh gồm: 8 tên lửa chống tàu siêu thanh Klub, 16 tên lửa phòng không tầm thấp Barak, hải pháo 76mm và 2 pháo cao tốc AK-630M. Hỏa lực săn ngầm có bệ phóng rocket RBU và ngư lôi 533mm.
Đứng vị trí thứ 6 tiếp tục là đại diện của nước Nga – lớp tàu hộ vệ Project 21630 Buyan được nhà máy Almaz chế tạo cho Hải quân Nga. Lớp tàu này được sử dụng cho nhiệm vụ tuần tra vùng đặc quyền kinh tế, có thể hoạt động tốt ở các vùng nước nông ven bờ.
Buyan kết hợp nhiều đặc điểm thiết kế để gia tăng tính năng tàng hình. Kết cấu mở của tàu cho phép tích hợp các hệ thống module tùy theo các yêu cầu nhiệm vụ trong tương lai. Cấu hình vũ khí của lớp Buyan được trang bị pháo hạm A-190 100mm, 2 pháo cao tốc AK-630, tên lửa phòng không Igla, pháo phản lực A-215 Grad-M (hoặc là dùng tên lửa diệt hạm siêu thanh Klub-N với biến thể Project 21631 Buyan-M). Trong ảnh là giàn phóng A-215 đặt ở đuôi tàu Buyan.
Không được biết đến nhiều trên thị trường thế giới, nhưng tàu hộ vệ Baynunah của Hải quân các Tiểu Vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) thực sự đáng gờm, không thua kém nhiều lớp Project 20380 của Nga. Lớp tàu được trang bị 8 tên lửa diệt hạm Exocet MM40 Block 3 (tầm bắn 180km), tên lửa phòng không tầm trung RIM-162 ESSM, tên lửa phòng không tầm thấp RIM-116 RAM, hải pháo 76mm, pháo phòng không 27mm.
Lớp Baynunah là một sản phẩm của nhà máy đóng tàu Abu Dhabi (ADSB) được thiết kế để thực hiện nhiều nhiệm vụ bao gồm tuần tra ven biển và giám sát, tác chiến đối không, tác chiến chống tàu… Sở hữu hỏa lực cực mạnh, nhưng Baynunah chỉ có lượng giãn nước 915 tấn, dài 71,3m, thủy thủ đoàn chỉ 37 người chứng tỏ tính tự động hóa của tàu rất cao.
Tiếp theo là lớp tàu hộ vệ Khareef do hãng BAE System đóng cho Hải quân Hoàng gia Oman. Lớp tàu được thiết kế cho nhiệm vụ tuần tra ven biển, cứu trợ thiên tai trên biển, tìm kiếm cứu hộ và răn đe.
Thiết kế thân tàu sáng tạo với các tính năng tàng hình cho phép lớp Khareef có thể gây bất ngờ lớn cho đối phương. Thiết kế nền tảng linh hoạt cũng cho phép tích hợp các thiết bị và hệ thống mới, cũng như một hệ thống quản lí khí tài toàn diện. Hỏa lực của tàu có pháo 76mm, 2 pháo 30mm, tên lửa diệt hạm Exocet MM40 Block 3, tên lửa phòng không VL MICA.
Tiếp theo là lớp tàu hộ vệ Type 056 do nhà máy đóng tàu Wuchan, Huangpu, Hudong - Zhongua và Liaonan chế tạo cho Hải quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa (PLAN). Tuy được xem là tàu hộ vệ tên lửa hiện đại của Trung Quốc, nhưng Naval-Technology cho rằng, thiết kế kiến trúc thượng tầng của Type 056 khá lộn xộn.
Tàu thiết kế cho nhiệm vụ tuần tra biển, tác chiến chống ngầm, hạm nổi, phòng không… Tàu được trang bị tên lửa chống tàu YJ-83, tên lửa phòng không tầm thấp FL-3000N, hải pháo 76mm, pháo 30mm và ngư lôi 324mm.
Cuối cùng là lớp tàu hộ vệ săn ngầm Project 28 Kamorta được Ấn Độ thiết kế, chế tạo cho lực lượng hải quân. Tuy được thiết kế chủ yếu cho nhiệm vụ chống tàu ngầm, nhưng các tàu hộ vệ này cũng có thể thực hiện các nhiệm vụ tác chiến chống tàu nổi và đối không. Tất cả bốn tàu trong lớp dự kiến sẽ được đưa vào biên chế trong giai đoạn 2014-2017.
Lớp tàu Kamorta được thiết kế để giảm các tín hiệu radar, hồng ngoại, tiếng ồn và từ tính. Tàu được trang bị hỏa lực cực mạnh gồm: 8 tên lửa chống tàu siêu thanh Klub, 16 tên lửa phòng không tầm thấp Barak, hải pháo 76mm và 2 pháo cao tốc AK-630M. Hỏa lực săn ngầm có bệ phóng rocket RBU và ngư lôi 533mm.