Một gương mặt mới trong danh sách top 10 máy bay cường kích đáng sợ nhất thế giới của Military-Today là mẫu JH-7 - một trong những máy bay chiến đấu chủ lực của Không quân Hải quân Trung Quốc được đưa vào trang bị từ đầu những năm 1990. Tính tới thời điểm hiện tại Trung Quốc đã sở hữu khoảng 240 chiếc JH-7 trong đó 120 chiếc biến thể dành cho hải quân và số còn lại là biến thể dành cho không quân.Theo nhiều chuyên gia quân sự nhận xét, JH-7 có thiết kế khá giống với dòng máy bay cường kích Sepecat Jaguar do Anh và Pháp hợp tác sản xuất. Tuy nhiên không thể phủ nhận JH-7 là một trong những mẫu máy bay chiến đấu khá tốt của Trung Quốc trong thời điểm hiện tại với tỷ lệ nội địa hóa của dòng máy bay này khá cao.Một chiếc JH-7 có thể mang theo tới 9 tấn vũ khí với 9 giá treo vũ khí gồm các loại tên lửa chống hạm, tên lửa không đối không - không đối đất, các loại bom dẫn đường thông minh do Trung Quốc phát triển. Xét về đặc tính kỹ thuật, JH-7 vượt xa hoàn toàn các dòng máy bay cùng loại của Phương Tây, nó có thể bay với vận tốc lên tới 1.800km/h và có phạm vi chiến đấu hiệu quả là 1.759km.Vị trí thứ 7 trong bảng xếp hạng của Military-Today không ai khác là mẫu máy bay cường kích Mirage 2000D/N - biến thể phục vụ cho vai trò tấn công mặt đất và tấn công hạt nhân của dòng tiêm kích đa nhiệm Mirage 2000 phục vụ trong Không quân Pháp.Mirage 2000D và Mirage 2000N đều có thể mang theo 6,3 tấn vũ khí với 9 giá treo vũ khí nó có thể đảm nhiệm thực hiện mọi nhiệm vụ tác chiến trên không, tấn công mặt đất cho đến chống hạm.Dù chỉ được trang bị một động cơ phản lực SNECMA M53-P2 nhưng Mirage 2000D/N vẫn có thể đạt tới tốc độ lên tới 2.530km/h với tầm bay hiệu quả từ 1.500-1.800km. Được đưa vào trang bị từ năm những năm 1980 nhưng Không quân Pháp vẫn chưa có kế hoạch cho nghỉ hưu phi đội Mirage 2000D/N của nước này bất chấp việc Pháp đã đưa vào trang bị số lượng đáng kể dòng tiêm kích đa năng Rafale.Vị trí thứ 8 thuộc về một ứng viên khác đến từ là dòng tiêm kích đa năng Mitsubishi F-2 của Nhật Bản. Nó vốn được phát triển dựa trên thiết kế của dòng tiêm kích đa năng F-16C Fighting Falcon của Mỹ. Quá trình sản xuất F-2 được Nhật Bản bắt đầu từ năm 2001 và kết thúc vào năm 2011 với tổng cộng 94 chiếc được chế tạo, sau khi đưa vào trang bị F-2 đã nhanh chóng trở thành dòng máy bay chiến đấu chủ lực của lực lượng Phòng vệ trên không Nhật Bản.Tuy được phát triển dựa trên F-16C nhưng Mitsubishi F-2 lại được đánh giá vượt trội hơn các phiên bản do Mỹ chế tạo, bên cạnh đó nó cũng được phát triển thành nhiều biến thể khác nhau. Mitsubishi F-2 có thể thực hiện tốt mọi nhiệm vụ trên không trong đó nổi bật nhất vẫn là khả năng chống hạm, mỗi chiếc F-2 có thể mang theo tối đa hơn 8 tấn vũ khí và đa phần hệ thống vũ khí của nó đều được Nhật Bản nội địa hóa.Mitsubishi F-2 vẫn sử dụng mẫu động cơ phản lực General Electric F110-GE-129 tương tự như trên những chiếc F-16C, nó có thể đạt tới vận tốc bay là 2.124km/h với tầm hoạt động hiệu quả khi không chiến là 700km tùy thuộc và số lượng vũ khí mà nó mang theo.Đứng vị trí thứ 9 là dòng máy bay cường kích Sepecat Jaguar do Anh và Pháp hợp tác phát triển được đưa vào trang bị từ năm 1973. Tuy nhiên cả Không quân Pháp và Anh hiện tại đều đã cho nghỉ hưu phi đội Sepecat Jaguar và quốc gia duy nhất còn duy trì hoạt động của dòng máy bay cường kích này là Ấn Độ. Dẫu vậy, cũng không thể phủ nhận sự thành công của Sepecat Jaguar trong suốt thời gian hoạt động của nó và đã có hơn 540 chiếc Sepecat Jaguar được sản xuất trong suốt giai đoạn 1968-1981.Sứ mệnh của Sepecat Jaguar không thể được kéo dài trong lực lượng Không quân Anh và Pháp một phần do thiết kế lỗi thời và khó có thể được nâng cấp của nó. Một chiếc Sepecat Jaguar chỉ có thể mang theo tối đa 4.5 tấn vũ khí với 6 giá treo vũ khí.Giống các mẫu máy bay cường kích khác, Sepecat Jaguar cũng được phát triển thành nhiều biến thể khác nhau. Tuy nhiên các biến thể này cũng không quá khác biệt so với các nguyên mẫu tiêu chuẩn. Nó có tốc độ bay tối đa là 1.700km/h với tầm bay chiến đấu hiệu quả là hơn 900km.Đứng vị trí cuối cùng trong top 10 của Military-Today là mẫu máy bay AMX International đang được Không quân Italy và Brazil sử dụng. AMX được chính thức đưa vào trang bị từ năm 1989 và cho tới thời điểm hiện tại Không quân Italy đang sở hữu khoảng 187 chiếc AMX và con số này với Brazil là 79 chiếc.Tuy được xếp vào dòng máy bay chiến đấu đa nhiệm nhưng AMX lại được thiết kế thiên về khả năng tấn công mặt đất, mặc dù nó chỉ có thể mang theo số lượng vũ khí hạng chế khoảng 3.8 tấn vũ khí các loạt với 5 giá treo trên thân. Hệ thống vũ khí chính của AMX vẫn là các loại tên lửa tấn công mặt đất hoặc bom dẫn đường thông minh, nó cũng có thể được trang bị tên lửa không đối không tầm ngắn đề phòng vệ.AMX có tốc độ bay tối đa khoảng hơn 1.000km/h với phạm vi không chiến hiệu quả là 889km tùy thuộc vào số lượng vũ khí nó mang theo. Dù có kích thước khá nhỏ nhưng AMX vẫn được phát triển thêm một biến thể hai chỗ ngồi. Bên cạnh đó nó cũng được sử dụng cho các mục đích trinh sát chiến trường. Trong suốt lịch sử hoạt động hơn 25 năm của mình AMX hầu như không có thành tích nào đáng kể ngoài việc tham gia các liên minh quân sự do Mỹ hoặc NATO đứng dẫn đầu.
Một gương mặt mới trong danh sách top 10 máy bay cường kích đáng sợ nhất thế giới của Military-Today là mẫu JH-7 - một trong những máy bay chiến đấu chủ lực của Không quân Hải quân Trung Quốc được đưa vào trang bị từ đầu những năm 1990. Tính tới thời điểm hiện tại Trung Quốc đã sở hữu khoảng 240 chiếc JH-7 trong đó 120 chiếc biến thể dành cho hải quân và số còn lại là biến thể dành cho không quân.
Theo nhiều chuyên gia quân sự nhận xét, JH-7 có thiết kế khá giống với dòng máy bay cường kích Sepecat Jaguar do Anh và Pháp hợp tác sản xuất. Tuy nhiên không thể phủ nhận JH-7 là một trong những mẫu máy bay chiến đấu khá tốt của Trung Quốc trong thời điểm hiện tại với tỷ lệ nội địa hóa của dòng máy bay này khá cao.
Một chiếc JH-7 có thể mang theo tới 9 tấn vũ khí với 9 giá treo vũ khí gồm các loại tên lửa chống hạm, tên lửa không đối không - không đối đất, các loại bom dẫn đường thông minh do Trung Quốc phát triển. Xét về đặc tính kỹ thuật, JH-7 vượt xa hoàn toàn các dòng máy bay cùng loại của Phương Tây, nó có thể bay với vận tốc lên tới 1.800km/h và có phạm vi chiến đấu hiệu quả là 1.759km.
Vị trí thứ 7 trong bảng xếp hạng của Military-Today không ai khác là mẫu máy bay cường kích Mirage 2000D/N - biến thể phục vụ cho vai trò tấn công mặt đất và tấn công hạt nhân của dòng tiêm kích đa nhiệm Mirage 2000 phục vụ trong Không quân Pháp.
Mirage 2000D và Mirage 2000N đều có thể mang theo 6,3 tấn vũ khí với 9 giá treo vũ khí nó có thể đảm nhiệm thực hiện mọi nhiệm vụ tác chiến trên không, tấn công mặt đất cho đến chống hạm.
Dù chỉ được trang bị một động cơ phản lực SNECMA M53-P2 nhưng Mirage 2000D/N vẫn có thể đạt tới tốc độ lên tới 2.530km/h với tầm bay hiệu quả từ 1.500-1.800km. Được đưa vào trang bị từ năm những năm 1980 nhưng Không quân Pháp vẫn chưa có kế hoạch cho nghỉ hưu phi đội Mirage 2000D/N của nước này bất chấp việc Pháp đã đưa vào trang bị số lượng đáng kể dòng tiêm kích đa năng Rafale.
Vị trí thứ 8 thuộc về một ứng viên khác đến từ là dòng tiêm kích đa năng Mitsubishi F-2 của Nhật Bản. Nó vốn được phát triển dựa trên thiết kế của dòng tiêm kích đa năng F-16C Fighting Falcon của Mỹ. Quá trình sản xuất F-2 được Nhật Bản bắt đầu từ năm 2001 và kết thúc vào năm 2011 với tổng cộng 94 chiếc được chế tạo, sau khi đưa vào trang bị F-2 đã nhanh chóng trở thành dòng máy bay chiến đấu chủ lực của lực lượng Phòng vệ trên không Nhật Bản.
Tuy được phát triển dựa trên F-16C nhưng Mitsubishi F-2 lại được đánh giá vượt trội hơn các phiên bản do Mỹ chế tạo, bên cạnh đó nó cũng được phát triển thành nhiều biến thể khác nhau. Mitsubishi F-2 có thể thực hiện tốt mọi nhiệm vụ trên không trong đó nổi bật nhất vẫn là khả năng chống hạm, mỗi chiếc F-2 có thể mang theo tối đa hơn 8 tấn vũ khí và đa phần hệ thống vũ khí của nó đều được Nhật Bản nội địa hóa.
Mitsubishi F-2 vẫn sử dụng mẫu động cơ phản lực General Electric F110-GE-129 tương tự như trên những chiếc F-16C, nó có thể đạt tới vận tốc bay là 2.124km/h với tầm hoạt động hiệu quả khi không chiến là 700km tùy thuộc và số lượng vũ khí mà nó mang theo.
Đứng vị trí thứ 9 là dòng máy bay cường kích Sepecat Jaguar do Anh và Pháp hợp tác phát triển được đưa vào trang bị từ năm 1973. Tuy nhiên cả Không quân Pháp và Anh hiện tại đều đã cho nghỉ hưu phi đội Sepecat Jaguar và quốc gia duy nhất còn duy trì hoạt động của dòng máy bay cường kích này là Ấn Độ. Dẫu vậy, cũng không thể phủ nhận sự thành công của Sepecat Jaguar trong suốt thời gian hoạt động của nó và đã có hơn 540 chiếc Sepecat Jaguar được sản xuất trong suốt giai đoạn 1968-1981.
Sứ mệnh của Sepecat Jaguar không thể được kéo dài trong lực lượng Không quân Anh và Pháp một phần do thiết kế lỗi thời và khó có thể được nâng cấp của nó. Một chiếc Sepecat Jaguar chỉ có thể mang theo tối đa 4.5 tấn vũ khí với 6 giá treo vũ khí.
Giống các mẫu máy bay cường kích khác, Sepecat Jaguar cũng được phát triển thành nhiều biến thể khác nhau. Tuy nhiên các biến thể này cũng không quá khác biệt so với các nguyên mẫu tiêu chuẩn. Nó có tốc độ bay tối đa là 1.700km/h với tầm bay chiến đấu hiệu quả là hơn 900km.
Đứng vị trí cuối cùng trong top 10 của Military-Today là mẫu máy bay AMX International đang được Không quân Italy và Brazil sử dụng. AMX được chính thức đưa vào trang bị từ năm 1989 và cho tới thời điểm hiện tại Không quân Italy đang sở hữu khoảng 187 chiếc AMX và con số này với Brazil là 79 chiếc.
Tuy được xếp vào dòng máy bay chiến đấu đa nhiệm nhưng AMX lại được thiết kế thiên về khả năng tấn công mặt đất, mặc dù nó chỉ có thể mang theo số lượng vũ khí hạng chế khoảng 3.8 tấn vũ khí các loạt với 5 giá treo trên thân. Hệ thống vũ khí chính của AMX vẫn là các loại tên lửa tấn công mặt đất hoặc bom dẫn đường thông minh, nó cũng có thể được trang bị tên lửa không đối không tầm ngắn đề phòng vệ.
AMX có tốc độ bay tối đa khoảng hơn 1.000km/h với phạm vi không chiến hiệu quả là 889km tùy thuộc vào số lượng vũ khí nó mang theo. Dù có kích thước khá nhỏ nhưng AMX vẫn được phát triển thêm một biến thể hai chỗ ngồi. Bên cạnh đó nó cũng được sử dụng cho các mục đích trinh sát chiến trường. Trong suốt lịch sử hoạt động hơn 25 năm của mình AMX hầu như không có thành tích nào đáng kể ngoài việc tham gia các liên minh quân sự do Mỹ hoặc NATO đứng dẫn đầu.