Tổ hợp tên lửa chống tăng AFT-10 là phương tiện vũ khí tự hành chống xe tăng, xe thiết giáp thế hệ mới nhất của Trung Quốc. Chúng được ra mắt lần đầu vào năm 2014 và sau đó được đưa vào trang bị hàng loạt với tốc độ rất nhanh.Trong hình ảnh được báo mạng Sina đăng tải, có thể thấy rằng có tới 11 xe chiến đấu tổ hợp AFT-10 được triển khai. Điều đó cho thấy có lẽ phải tới vài chục thậm chí là cả trăm khẩu đội AFT-10 đã được chế tạo và trang bị cho nhiều đơn vị tăng – thiết giáp Trung Quốc.Thêm một số nguồn tin ít ỏi, khung bệ cơ sở của tổ hợp tên lửa chống tăng AFT-10 là xe chiến đấu bộ binh ZBD-08 trang bị động cơ diesel 590 mã lực cùng hộp số 4 cấp cho tốc độ tới 65km/h, tầm hoạt động 500km.Trên khung bệ được thiết kế lắp đặt bệ phóng với 8 container hình hộp lắp tên lửa chống tăng HJ-10 cùng các khí tài trình sát, ngắm bắn.Tên lửa HJ-10 (Hồng tiễn 10) có chiều dài khoảng 1,85m, đường kính thân 165mm, nặng 150kg.Tên lửa được trang bị đầu nổ hạng nặng 43kg bố trí kiểu tandem - hai lượng nổ chuyên phá giáp tăng ERA trên các xe tăng hiện đại.Đáng lưu ý là hình dạng của HJ-10 giống hệt tên lửa chống tăng Spike NLOS của Israel. Điều đó dấy lên nghi án có khả năng Israel đã bán Spike NLOS cho Trung Quốc giúp nước này tạo ra tên lửa của riêng mình. Tuy nhiên, Spike NLOS có tầm bắn lên tới 25km, trong khi HJ-10 được cho là chỉ bắn xa 3-10km, cho nên khả năng cao HJ-10 là sự sao chép vi phạm bản quyền. Chính vì thế, HJ-10 không đạt được hết thông số trên Spike NLOS.Cũng tương tự Spike NLOS, tổ hợp tên lửa chống tăng HJ-10 được trang bị công nghệ dẫn đường quang học/hình ảnh. Nó có thể khóa mục tiêu trong khi đang lấy đường ngắm. Hoặc sĩ quan điều khiển có thể khóa mục tiêu sau khi phóng, nhận dữ liệu và nhận dạng mục tiêu trong thời gian thực nhờ vào đường truyền tín hiệu điều khiển thông qua cáp quang nối giữa đạn với bệ phóng.Cận cảnh hệ thống kiểm soát bắn HJ-10 trên AFT-10 với hai màn hình hiển thị hình ảnh, bàn phím, tay cầm…
Tổ hợp tên lửa chống tăng AFT-10 là phương tiện vũ khí tự hành chống xe tăng, xe thiết giáp thế hệ mới nhất của Trung Quốc. Chúng được ra mắt lần đầu vào năm 2014 và sau đó được đưa vào trang bị hàng loạt với tốc độ rất nhanh.
Trong hình ảnh được báo mạng Sina đăng tải, có thể thấy rằng có tới 11 xe chiến đấu tổ hợp AFT-10 được triển khai. Điều đó cho thấy có lẽ phải tới vài chục thậm chí là cả trăm khẩu đội AFT-10 đã được chế tạo và trang bị cho nhiều đơn vị tăng – thiết giáp Trung Quốc.
Thêm một số nguồn tin ít ỏi, khung bệ cơ sở của tổ hợp tên lửa chống tăng AFT-10 là xe chiến đấu bộ binh ZBD-08 trang bị động cơ diesel 590 mã lực cùng hộp số 4 cấp cho tốc độ tới 65km/h, tầm hoạt động 500km.
Trên khung bệ được thiết kế lắp đặt bệ phóng với 8 container hình hộp lắp tên lửa chống tăng HJ-10 cùng các khí tài trình sát, ngắm bắn.
Tên lửa HJ-10 (Hồng tiễn 10) có chiều dài khoảng 1,85m, đường kính thân 165mm, nặng 150kg.
Tên lửa được trang bị đầu nổ hạng nặng 43kg bố trí kiểu tandem - hai lượng nổ chuyên phá giáp tăng ERA trên các xe tăng hiện đại.
Đáng lưu ý là hình dạng của HJ-10 giống hệt tên lửa chống tăng Spike NLOS của Israel. Điều đó dấy lên nghi án có khả năng Israel đã bán Spike NLOS cho Trung Quốc giúp nước này tạo ra tên lửa của riêng mình. Tuy nhiên, Spike NLOS có tầm bắn lên tới 25km, trong khi HJ-10 được cho là chỉ bắn xa 3-10km, cho nên khả năng cao HJ-10 là sự sao chép vi phạm bản quyền. Chính vì thế, HJ-10 không đạt được hết thông số trên Spike NLOS.
Cũng tương tự Spike NLOS, tổ hợp tên lửa chống tăng HJ-10 được trang bị công nghệ dẫn đường quang học/hình ảnh. Nó có thể khóa mục tiêu trong khi đang lấy đường ngắm. Hoặc sĩ quan điều khiển có thể khóa mục tiêu sau khi phóng, nhận dữ liệu và nhận dạng mục tiêu trong thời gian thực nhờ vào đường truyền tín hiệu điều khiển thông qua cáp quang nối giữa đạn với bệ phóng.
Cận cảnh hệ thống kiểm soát bắn HJ-10 trên AFT-10 với hai màn hình hiển thị hình ảnh, bàn phím, tay cầm…