Mạng AR dẫn lời Tư lệnh lực lượng phòng không Iran - Chuẩn Tướng Farzad Esmaili cho biết, tổ hợp tên lửa phòng không Bavar-373 do nước này tự phát triển sở hữu các tính năng kỹ chiến thuật tương tự như tên lửa S-300 của Nga. Thậm chí tầm bắn của Bavar-373 còn được đánh giá vượt trội hơn tổ hợp tên lửa phòng không S-300.Nguyên mẫu hoàn chỉnh của Bavar-373 được Iran giới thiệu lần đầu tiên vào tháng 8 năm nay tại một triển lãm quốc phòng được tổ chức tại Tehran, trước đó vào năm 2015 Iran cũng đã từng giới thiệu một số thành phần chiến đấu thuộc tổ hợp tên lửa này như trung tâm chỉ huy di động, hệ thống radar giám sát mảng pha và hệ thống radar điều khiển hỏa lực.Theo Chuẩn tướng Farzad Esmaili, Bavar-373 có tầm bắn tăng gấp 1.5 lần so với tên lửa phòng không S-300 với khả năng xác định mục tiêu trong phạm vi 300km và có thể đánh chặn từ xa các mục tiêu này ở bán kính 200km.Dựa trên hình ảnh được Iran công bố Bavar-373 sẽ sử dụng các tên lửa đất đối không Sayyad-4 cũng do nước này tự phát triển. Chúng được đặt trên các bệ phóng di động và mỗi bệ phóng chỉ có thể mang theo tối đa 2 ống phóng tên lửa. Về thiết kế Sayyad-4 tương tự như người tiền nhiệm Sayyad-3.Giống như S-300, Bavar-373 cũng được trang bị ba loại tên lửa đất đối không với các tầm bắn khác nhau. Nó cũng sử dụng một radar mảng pha tương tự hệ thống radar 96L6 của S-300 với khả năng theo dõi các mục tiêu bay ở nhiều độ cao khác nhau kể tên lửa đạn đạo tầm trung. Trong ảnh là một bệ phóng di động của tổ hợp tên lửa phòng không S-300PMU2 Iran mới mua từ Nga.Còn S-300PMU2 (NATO định danh là SA-20B Gargoyle) là biến thể hiện đại hóa từ S-300PMU1, nó được thiết kế để bảo vệ các mục tiêu quan trọng, các căn cứ quân sự chiến lược trước các đợt không kích của đối phương. Hiện tại Iran đã được Nga chuyển giao ít nhất hai tổ hợp S-300PMU2 và chúng đều được Iran đưa vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu.Tổ hợp tên lửa phòng không S-300PMU2 được trang bị tới 4 loại tên lửa đất đối không gồm: 48N6E2, 48N6E, 5V55R, 5V55K cho khả năng bắn hạ mục tiêu ở cự ly từ 3-195km, đánh chặn mọi mục tiêu ở độ cao thấp nhất 10m đến cao nhất 27km đang di chuyển với tốc độ đến 10.000km/h. Điều này cho phép nó đánh chặn các mục tiêu chiến lược như tên lửa đạn đạo tầm ngắn lẫn tầm trung.Hiện tại dù các tính năng trên Bavar-373 vẫn chưa được Iran công bố hết nhưng việc so sánh nó với S-300 hay cụ thể hơn S-300PMU2 mà Iran đang sở hữu có phần hơi khập khiễng trên tất cả các mặt từ công nghệ radar cho đến tên lửa. Thậm chí bản thân Trung Quốc quốc gia từng sao chép S-300PMU2 của Nga còn chưa làm được điều Iran đã tuyên bố.
Mạng AR dẫn lời Tư lệnh lực lượng phòng không Iran - Chuẩn Tướng Farzad Esmaili cho biết, tổ hợp tên lửa phòng không Bavar-373 do nước này tự phát triển sở hữu các tính năng kỹ chiến thuật tương tự như tên lửa S-300 của Nga. Thậm chí tầm bắn của Bavar-373 còn được đánh giá vượt trội hơn tổ hợp tên lửa phòng không S-300.
Nguyên mẫu hoàn chỉnh của Bavar-373 được Iran giới thiệu lần đầu tiên vào tháng 8 năm nay tại một triển lãm quốc phòng được tổ chức tại Tehran, trước đó vào năm 2015 Iran cũng đã từng giới thiệu một số thành phần chiến đấu thuộc tổ hợp tên lửa này như trung tâm chỉ huy di động, hệ thống radar giám sát mảng pha và hệ thống radar điều khiển hỏa lực.
Theo Chuẩn tướng Farzad Esmaili, Bavar-373 có tầm bắn tăng gấp 1.5 lần so với tên lửa phòng không S-300 với khả năng xác định mục tiêu trong phạm vi 300km và có thể đánh chặn từ xa các mục tiêu này ở bán kính 200km.
Dựa trên hình ảnh được Iran công bố Bavar-373 sẽ sử dụng các tên lửa đất đối không Sayyad-4 cũng do nước này tự phát triển. Chúng được đặt trên các bệ phóng di động và mỗi bệ phóng chỉ có thể mang theo tối đa 2 ống phóng tên lửa. Về thiết kế Sayyad-4 tương tự như người tiền nhiệm Sayyad-3.
Giống như S-300, Bavar-373 cũng được trang bị ba loại tên lửa đất đối không với các tầm bắn khác nhau. Nó cũng sử dụng một radar mảng pha tương tự hệ thống radar 96L6 của S-300 với khả năng theo dõi các mục tiêu bay ở nhiều độ cao khác nhau kể tên lửa đạn đạo tầm trung. Trong ảnh là một bệ phóng di động của tổ hợp tên lửa phòng không S-300PMU2 Iran mới mua từ Nga.
Còn S-300PMU2 (NATO định danh là SA-20B Gargoyle) là biến thể hiện đại hóa từ S-300PMU1, nó được thiết kế để bảo vệ các mục tiêu quan trọng, các căn cứ quân sự chiến lược trước các đợt không kích của đối phương. Hiện tại Iran đã được Nga chuyển giao ít nhất hai tổ hợp S-300PMU2 và chúng đều được Iran đưa vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu.
Tổ hợp tên lửa phòng không S-300PMU2 được trang bị tới 4 loại tên lửa đất đối không gồm: 48N6E2, 48N6E, 5V55R, 5V55K cho khả năng bắn hạ mục tiêu ở cự ly từ 3-195km, đánh chặn mọi mục tiêu ở độ cao thấp nhất 10m đến cao nhất 27km đang di chuyển với tốc độ đến 10.000km/h. Điều này cho phép nó đánh chặn các mục tiêu chiến lược như tên lửa đạn đạo tầm ngắn lẫn tầm trung.
Hiện tại dù các tính năng trên Bavar-373 vẫn chưa được Iran công bố hết nhưng việc so sánh nó với S-300 hay cụ thể hơn S-300PMU2 mà Iran đang sở hữu có phần hơi khập khiễng trên tất cả các mặt từ công nghệ radar cho đến tên lửa. Thậm chí bản thân Trung Quốc quốc gia từng sao chép S-300PMU2 của Nga còn chưa làm được điều Iran đã tuyên bố.