Sau một thời gian dài tranh cãi, cuối cùng Ukraine cũng sắp sở hữu những chiếc máy bay chiến đấu F-16. Hiện vẫn chưa rõ việc Ukraine tiếp nhận những chiếc máy bay chiến đấu này sẽ có tác động như thế nào đến tình hình cuộc xung đột Nga-Ukraine?Theo hãng tin Anh Reuters, ngày 22/12, Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte đưa thông báo trên mạng xã hội X: "Hôm nay tôi đã thông báo với Tổng thống Zelensky về quyết định của chính phủ chúng tôi, về việc chuẩn bị chuyển giao 18 tiêm kích F-16 cho Ukraine". Tuy nhiên, mốc thời gian cụ thể về việc chuyển giao chưa được phía Hà Lan tiết lộ.Các chuyên gia quân sự phương Tây nhìn chung đặt nhiều hy vọng vào máy bay chiến đấu F-16, họ tin rằng F-16 đủ sức “săn lùng” máy bay đánh chặn MiG-31K phóng tên lửa Kinzhal và máy bay cảnh báo sớm A-50 của Quân đội Nga.Ngoài ra, F-16 là máy bay chiến đấu đa năng, có thể mang theo nhiều loại vũ khí, bao gồm tên lửa không đối đất JASSM, tên lửa hành trình tấn công mặt đất Storm Shadow, tên lửa chống hạm Harpoon, thực hiện các nhiệm vụ trên Biển Đen, hoặc mang theo tên lửa chống bức xạ AGM-8 để “bắn tỉa” hệ thống phòng không của Nga...Mặc dù F-16 thực sự là máy bay chiến đấu đa năng với hiệu suất tốt, nhưng đừng quá lạc quan khi nghĩ rằng, Ukraine có thể lật ngược tình thế cuộc chiến bằng F-16. Suy cho cùng, F-16 có công nghệ từ những năm 1970, trong quá khứ, loại máy bay này đã hơn một lần đối đầu với tiêm kích Nga.Sau khi hai nước Đức sáp nhập, Quân đội Mỹ đã đưa F-16 đến tập trận với MiG-29 của Đức; hai bên đã tiến hành không chiến “một chọi một” và kết quả cho thấy, MiG-29 luôn có thể khóa đối thủ F-16 trước. Không khó để nhận thấy, F-16 thậm chí không thể đối đầu được với MiG-29, khó có cơ hội chiến thắng nếu đối đầu với MiG-31, Su-30SM hay Su-35.Hơn nữa, tác chiến trên không là một tập thể, chứ không phải máy bay chiến đấu bay một mình; ở khía cạnh này, Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga (VKS) có lợi thế quan trọng so với Không quân Ukraine, đó là Nga đã triển khai một số lượng lớn hệ thống phòng không tầm xa ở khu vực đông Ukraine.Đồng thời, VKS cũng đã triển khai máy bay cảnh báo sớm cỡ lớn A-50 ở mạn đông và bắc Ukraine. Tính năng của máy bay A-50 tương đối tiên tiến, đủ sức cạnh tranh với máy bay cảnh báo sớm E-3 của NATO. Do mặt trận phía đông của Ukraine tương đối xa lãnh thổ của các quốc gia NATO ở phía tây, nên máy bay cảnh báo sớm và radar cảnh báo tầm xa của NATO khó có thể phát hiện mục tiêu của Nga. Lúc này, Su-30SM và Su-35 của Nga có thể được chỉ huy bởi A-50, lặng lẽ tiếp cận F-16 và phát động tấn công; còn F-16 chỉ có thể cầu may. Có thể khẳng định, khi F-16 vào chiến trường Ukraine, đối thủ đầu tiên mà F-16 phải đối mặt, là chiến đấu cơ chiếm ưu thế trên không Su-35 của VKS. Với sự hỗ trợ của máy bay cảnh báo sớm A-50, Su-35 có thể “xử lý gọn” F-16 “đơn thương độc mã”. Hơn nữa, không chỉ máy bay chiến đấu Su-30SM và Su-35 của VKS đang gây áp lực lên Ukraine, đằng sau hai máy bay chiến đấu thế hệ 4+ này còn có “át chủ bài” của Quân đội Nga, đó là máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm Su-57.Và ngay khi tiết lộ Ukraine thông báo sắp có F-16, Nga cũng khẳng định tiêm kích Su-57 đã được trang bị tên lửa hành trình tàng hình mới, tên lửa này được chứa trong khoang vũ khí của Su-57, do vậy không ảnh hưởng đến khả năng tàng hình của máy bay và được coi như là "vũ khí sát thủ".Trên thực tế, Su-57 từ lâu đã được tiết lộ có thể sử dụng tên lửa hành trình Kh-59MK2 được tích hợp trong khoang chứa vũ khí, tên lửa hành trình này có thiết kế độc đáo với cửa hút gió động cơ trên đầu đạn. Tên lửa được trang bị cánh gấp, nên có thể gấp gọn trong khoang vũ khí. Theo một số thông tin, khoang chứa vũ khí của Su-57 có thể mang theo 4 tên lửa hành trình Kh-59MK2 và loại tên lửa nay đã được thử nghiệm thực chiến trên chiến trường Ukraine. Chưa rõ liệu "tên lửa hành trình" được Nga nhắc đến lần này có phải là loại Kh-59MK2 hay không, nhưng rất có thể nó là một loại tên lửa cỡ lớn mới, được phát triển từ tên lửa hành trình cỡ lớn được trang bị trên máy bay ném bom chiến lược Tu-95 và Tu-160. Tuy nhiên để có thể nhét vừa khoang vũ khí của Su-57, kích thước thân tên lửa mới đã được giảm đi rất nhiều. Theo chuyên gia quân sự Nga Yury Knutov, tên lửa này được thiết kế theo công nghệ tàng hình và cũng sử dụng nhiều vật liệu composite.Khi phi đội Su-57 của Nga hoàn thiện khả năng chiến đấu, có thể mang loại tên lửa hành trình mới này, lẻn vào phía sau Quân đội Ukraine và thực hiện các đòn tấn công chính xác vào bất kỳ mục tiêu nào; đồng thời có thể tiêu diệt trực tiếp các máy bay F-16 của Ukraine trên không hoặc trên mặt đất.Trên thực tế, Quân đội Nga chưa giành nhiều sự quan tâm cho F-16 mà Ukraine hằng mong đợi, tại một phiên họp của Bộ Quốc phòng Nga, Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu đã chỉ ra rằng, trong tháng qua, hệ thống phòng không Nga đã bắn hạ 37 máy bay Ukraine các loại.Vừa qua Hàng không Vũ trụ Nga đã được bổ sung một số lượng máy bay chiến đấu Su-57. Máy bay này rõ ràng tạo nên lợi thế toàn diện so với F-16. Cộng với lực lượng phòng không rất mạnh, nên Bộ trưởng Quốc phòng Nga rất lạc quan về việc bắn hạ F-16, nếu nó xuất hiện trên lãnh thổ Ukraine.
Sau một thời gian dài tranh cãi, cuối cùng Ukraine cũng sắp sở hữu những chiếc máy bay chiến đấu F-16. Hiện vẫn chưa rõ việc Ukraine tiếp nhận những chiếc máy bay chiến đấu này sẽ có tác động như thế nào đến tình hình cuộc xung đột Nga-Ukraine?
Theo hãng tin Anh Reuters, ngày 22/12, Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte đưa thông báo trên mạng xã hội X: "Hôm nay tôi đã thông báo với Tổng thống Zelensky về quyết định của chính phủ chúng tôi, về việc chuẩn bị chuyển giao 18 tiêm kích F-16 cho Ukraine". Tuy nhiên, mốc thời gian cụ thể về việc chuyển giao chưa được phía Hà Lan tiết lộ.
Các chuyên gia quân sự phương Tây nhìn chung đặt nhiều hy vọng vào máy bay chiến đấu F-16, họ tin rằng F-16 đủ sức “săn lùng” máy bay đánh chặn MiG-31K phóng tên lửa Kinzhal và máy bay cảnh báo sớm A-50 của Quân đội Nga.
Ngoài ra, F-16 là máy bay chiến đấu đa năng, có thể mang theo nhiều loại vũ khí, bao gồm tên lửa không đối đất JASSM, tên lửa hành trình tấn công mặt đất Storm Shadow, tên lửa chống hạm Harpoon, thực hiện các nhiệm vụ trên Biển Đen, hoặc mang theo tên lửa chống bức xạ AGM-8 để “bắn tỉa” hệ thống phòng không của Nga...
Mặc dù F-16 thực sự là máy bay chiến đấu đa năng với hiệu suất tốt, nhưng đừng quá lạc quan khi nghĩ rằng, Ukraine có thể lật ngược tình thế cuộc chiến bằng F-16. Suy cho cùng, F-16 có công nghệ từ những năm 1970, trong quá khứ, loại máy bay này đã hơn một lần đối đầu với tiêm kích Nga.
Sau khi hai nước Đức sáp nhập, Quân đội Mỹ đã đưa F-16 đến tập trận với MiG-29 của Đức; hai bên đã tiến hành không chiến “một chọi một” và kết quả cho thấy, MiG-29 luôn có thể khóa đối thủ F-16 trước. Không khó để nhận thấy, F-16 thậm chí không thể đối đầu được với MiG-29, khó có cơ hội chiến thắng nếu đối đầu với MiG-31, Su-30SM hay Su-35.
Hơn nữa, tác chiến trên không là một tập thể, chứ không phải máy bay chiến đấu bay một mình; ở khía cạnh này, Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga (VKS) có lợi thế quan trọng so với Không quân Ukraine, đó là Nga đã triển khai một số lượng lớn hệ thống phòng không tầm xa ở khu vực đông Ukraine.
Đồng thời, VKS cũng đã triển khai máy bay cảnh báo sớm cỡ lớn A-50 ở mạn đông và bắc Ukraine. Tính năng của máy bay A-50 tương đối tiên tiến, đủ sức cạnh tranh với máy bay cảnh báo sớm E-3 của NATO.
Do mặt trận phía đông của Ukraine tương đối xa lãnh thổ của các quốc gia NATO ở phía tây, nên máy bay cảnh báo sớm và radar cảnh báo tầm xa của NATO khó có thể phát hiện mục tiêu của Nga. Lúc này, Su-30SM và Su-35 của Nga có thể được chỉ huy bởi A-50, lặng lẽ tiếp cận F-16 và phát động tấn công; còn F-16 chỉ có thể cầu may.
Có thể khẳng định, khi F-16 vào chiến trường Ukraine, đối thủ đầu tiên mà F-16 phải đối mặt, là chiến đấu cơ chiếm ưu thế trên không Su-35 của VKS. Với sự hỗ trợ của máy bay cảnh báo sớm A-50, Su-35 có thể “xử lý gọn” F-16 “đơn thương độc mã”.
Hơn nữa, không chỉ máy bay chiến đấu Su-30SM và Su-35 của VKS đang gây áp lực lên Ukraine, đằng sau hai máy bay chiến đấu thế hệ 4+ này còn có “át chủ bài” của Quân đội Nga, đó là máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm Su-57.
Và ngay khi tiết lộ Ukraine thông báo sắp có F-16, Nga cũng khẳng định tiêm kích Su-57 đã được trang bị tên lửa hành trình tàng hình mới, tên lửa này được chứa trong khoang vũ khí của Su-57, do vậy không ảnh hưởng đến khả năng tàng hình của máy bay và được coi như là "vũ khí sát thủ".
Trên thực tế, Su-57 từ lâu đã được tiết lộ có thể sử dụng tên lửa hành trình Kh-59MK2 được tích hợp trong khoang chứa vũ khí, tên lửa hành trình này có thiết kế độc đáo với cửa hút gió động cơ trên đầu đạn. Tên lửa được trang bị cánh gấp, nên có thể gấp gọn trong khoang vũ khí.
Theo một số thông tin, khoang chứa vũ khí của Su-57 có thể mang theo 4 tên lửa hành trình Kh-59MK2 và loại tên lửa nay đã được thử nghiệm thực chiến trên chiến trường Ukraine.
Chưa rõ liệu "tên lửa hành trình" được Nga nhắc đến lần này có phải là loại Kh-59MK2 hay không, nhưng rất có thể nó là một loại tên lửa cỡ lớn mới, được phát triển từ tên lửa hành trình cỡ lớn được trang bị trên máy bay ném bom chiến lược Tu-95 và Tu-160.
Tuy nhiên để có thể nhét vừa khoang vũ khí của Su-57, kích thước thân tên lửa mới đã được giảm đi rất nhiều. Theo chuyên gia quân sự Nga Yury Knutov, tên lửa này được thiết kế theo công nghệ tàng hình và cũng sử dụng nhiều vật liệu composite.
Khi phi đội Su-57 của Nga hoàn thiện khả năng chiến đấu, có thể mang loại tên lửa hành trình mới này, lẻn vào phía sau Quân đội Ukraine và thực hiện các đòn tấn công chính xác vào bất kỳ mục tiêu nào; đồng thời có thể tiêu diệt trực tiếp các máy bay F-16 của Ukraine trên không hoặc trên mặt đất.
Trên thực tế, Quân đội Nga chưa giành nhiều sự quan tâm cho F-16 mà Ukraine hằng mong đợi, tại một phiên họp của Bộ Quốc phòng Nga, Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu đã chỉ ra rằng, trong tháng qua, hệ thống phòng không Nga đã bắn hạ 37 máy bay Ukraine các loại.
Vừa qua Hàng không Vũ trụ Nga đã được bổ sung một số lượng máy bay chiến đấu Su-57. Máy bay này rõ ràng tạo nên lợi thế toàn diện so với F-16. Cộng với lực lượng phòng không rất mạnh, nên Bộ trưởng Quốc phòng Nga rất lạc quan về việc bắn hạ F-16, nếu nó xuất hiện trên lãnh thổ Ukraine.