Trên một số trang mạng diễn đàn quốc tế gần đây đã đăng tải một vài bức ảnh mới nhất về dự án đóng tàu hộ vệ Đô đốc Gorshkov thuộc Project 22350 của Hải quân Nga. Đây là một trong những dự án quan trọng của kế hoạch hiện đại hóa toàn diện Hải quân Nga.
Các hình ảnh cho thấy rằng, con tàu gần như đã hoàn thành kiến trúc thượng tầng, lắp đặt đầy đủ máy móc và vũ khí. Dường như nó cũng đã bắt đầu trải qua thử nghiệm ngay tại nhà máy Severnaya Verf.
Cận cảnh cột buồm chính lắp đặt các hệ thống radar hiện đại của tàu Gorshkov Project 22350. Có thể thấy rằng, bố trí hệ thống radar của tàu mang dáng dấp thiết kế tàu chiến hiện đại của phương Tây, thoát ra khỏi kiểu bố trí thời Liên Xô.
Tàu đô đốc Gorshkov được khởi đóng từ tháng 2/2006, tới tháng 10/2010 thì hạ thủy, được mong đợi sẽ đi vào phục vụ từ năm 2013 nhưng thực tế cho tới thời điểm hiện tại nó vẫn chưa trải qua các cuộc thử nghiệm đi biển. Như vậy, có lẽ phải tới năm 2016 thì may ra con tàu mới có thể đi vào phục vụ.
Điều đáng nói, đây chỉ là tàu hộ vệ cỡ lượng giãn nước khoảng 4.000 tấn. Việc đóng mới và thử nghiệm mất tới 7-8 năm rõ ràng thể hiện một điều, công nghiệp đóng tàu Nga là kém hơn so với phương Tây, thậm chí là Trung Quốc về tốc độ hoàn thiện.
Theo các thông số được công bố, con tàu được trang bị hệ thống động lực kết hợp với 2 máy tuốc bin khí M90 có công suất 27.500 mã lực, 2 máy diesel công suất 5.200 mã lực cho tốc độ 29,5 hải lý/h, tầm hoạt động 8.300km với tốc độ kinh tế 14 hải lý/h, dự trữ hành trình 30 ngày. Tàu được trang bị hệ thống vũ khí rất hiện đại với 16 ống phóng thẳng đứng UKSK VLS chứa tên lửa chống tàu siêu âm Oniks hoặc Kalibr, 32 ống phóng đứng Redut VLS chứa đạn tên lửa phòng không tầm trung 9M96, 9M100; 2 tổ hợp phòng không cao tốc Palash; ngư lôi 324mm; hải pháo 130mm...
Cận cảnh hải pháo thế hệ mới A-192M 130mm. Loại pháo này được xem là bước đột phá của công nghiệp chế tạo pháo hải quân Nga. Vì vốn dĩ trước đây, pháo 130mm chỉ có thể lắp đặt được trên tàu khu trục cỡ 6.000-7.000 tấn hay tàu tuần dương tên lửa. Thì nay, với sự đột phá về công nghệ, Nga đã giảm được trọng lượng trong khi vẫn giữ được yêu cầu tính năng cho phép lắp pháo 130mm lên tàu hộ vệ 4.000 tấn.
Trên một số trang mạng diễn đàn quốc tế gần đây đã đăng tải một vài bức ảnh mới nhất về dự án đóng tàu hộ vệ Đô đốc Gorshkov thuộc Project 22350 của Hải quân Nga. Đây là một trong những dự án quan trọng của kế hoạch hiện đại hóa toàn diện Hải quân Nga.
Các hình ảnh cho thấy rằng, con tàu gần như đã hoàn thành kiến trúc thượng tầng, lắp đặt đầy đủ máy móc và vũ khí. Dường như nó cũng đã bắt đầu trải qua thử nghiệm ngay tại nhà máy Severnaya Verf.
Cận cảnh cột buồm chính lắp đặt các hệ thống radar hiện đại của tàu Gorshkov Project 22350. Có thể thấy rằng, bố trí hệ thống radar của tàu mang dáng dấp thiết kế tàu chiến hiện đại của phương Tây, thoát ra khỏi kiểu bố trí thời Liên Xô.
Tàu đô đốc Gorshkov được khởi đóng từ tháng 2/2006, tới tháng 10/2010 thì hạ thủy, được mong đợi sẽ đi vào phục vụ từ năm 2013 nhưng thực tế cho tới thời điểm hiện tại nó vẫn chưa trải qua các cuộc thử nghiệm đi biển. Như vậy, có lẽ phải tới năm 2016 thì may ra con tàu mới có thể đi vào phục vụ.
Điều đáng nói, đây chỉ là tàu hộ vệ cỡ lượng giãn nước khoảng 4.000 tấn. Việc đóng mới và thử nghiệm mất tới 7-8 năm rõ ràng thể hiện một điều, công nghiệp đóng tàu Nga là kém hơn so với phương Tây, thậm chí là Trung Quốc về tốc độ hoàn thiện.
Theo các thông số được công bố, con tàu được trang bị hệ thống động lực kết hợp với 2 máy tuốc bin khí M90 có công suất 27.500 mã lực, 2 máy diesel công suất 5.200 mã lực cho tốc độ 29,5 hải lý/h, tầm hoạt động 8.300km với tốc độ kinh tế 14 hải lý/h, dự trữ hành trình 30 ngày.
Tàu được trang bị hệ thống vũ khí rất hiện đại với 16 ống phóng thẳng đứng UKSK VLS chứa tên lửa chống tàu siêu âm Oniks hoặc Kalibr, 32 ống phóng đứng Redut VLS chứa đạn tên lửa phòng không tầm trung 9M96, 9M100; 2 tổ hợp phòng không cao tốc Palash; ngư lôi 324mm; hải pháo 130mm...
Cận cảnh hải pháo thế hệ mới A-192M 130mm. Loại pháo này được xem là bước đột phá của công nghiệp chế tạo pháo hải quân Nga. Vì vốn dĩ trước đây, pháo 130mm chỉ có thể lắp đặt được trên tàu khu trục cỡ 6.000-7.000 tấn hay tàu tuần dương tên lửa. Thì nay, với sự đột phá về công nghệ, Nga đã giảm được trọng lượng trong khi vẫn giữ được yêu cầu tính năng cho phép lắp pháo 130mm lên tàu hộ vệ 4.000 tấn.