Dưới thời Liên Xô, với nền kinh tế mạnh mẽ, ngân sách quốc phòng dồi dào, lực lượng hải quân đã xây dựng được cho mình hạm đội tàu sân bay hùng hậu gồm 7 tàu sân bay trực thăng và tàu sân bay hạng trung – dù theo cách gọi người Nga thì là tuần dương chở máy bay hạng nặng. Tuy nhiên, phương Tây thì luôn coi đó là các tàu sân bay. Những chiếc tàu đó không chỉ có khả năng chở máy bay mà còn được vũ trang tên lửa – pháo đủ sức tác chiến độc lập hoàn toàn trên mặt biển.
Những chiếc tàu sân bay đầu tiên của Hải quân Liên Xô được ra đời lần lượt vào năm 1967 và 1969 – tàu sân bay lớp Moskva Project 1123 Kondor được đóng tại nhà máy Nikolayev (Ukraine). Tổng cộng có 2 chiếc được đóng gồm Moskva và Leningrad.
Moskva không được coi là tàu sân bay đúng nghĩa vì đơn giản nó không thể chở máy bay cánh bằng, nói đúng hơn nó là tàu sân bay trực thăng. Tàu có lượng giãn nước toàn tải 17.500 tấn, dài 189m, thủy thủ đoàn 850 người, chở tổng cộng 18 trực thăng săn ngầm Kamov Ka-25 hoặc Mi-8. Thiết kế boong đáp máy bay đặt ở đuôi tàu, phía sau kiến trúc thượng tầng đồ sộ.
Trong ảnh là trực thăng săn tàu ngầm kamov Ka-25 cất cánh đồng loạt từ boong tàu sân bay trực thăng lớp Moskva.
Thiết kế của tàu sân bay trực thăng Moskva là tác chiến chống tàu ngầm, nên ngoài dàn trực thăng Ka-25, nó còn được trang bị hệ thống định vị thủy âm chống tàu ngầm và vũ khí rất mạnh gồm tên lửa chống tàu ngầm FRAS-1; giàn phóng rocket săn ngầm RBU-6000, 10 ống phóng ngư lôi 533mm. Ngoài ra, vũ khí phòng vệ còn có 2 bệ phóng tên lửa phòng không tầm trung M-11 Shtorm (NATO định danh là SA-N-3 Goblet) và pháo 57mm.
Giữa những năm 1970, Liên Xô tiếp tục đưa vào trang bị các loại tàu sân bay thực thụ hơn Moskva với khả năng chở máy bay cánh bằng – lớp Kiev Project 1143 Krechyet. Dù vậy, các mẫu tàu chiến này được người Nga gọi nó với cái tên “tuần dương hạm tên lửa chở máy bay hạng nặng” – đơn giản vì kiểu tàu này ngoài khả năng chở máy bay thì nó còn mang theo kho tên lửa khổng lồ đủ sức nhấn chìm cả hạm đội tàu chiến đối phương.
Tổng cộng 4 chiếc “tàu sân bay” Kiev được đóng gồm: Kiev; Minsk; Novorossiysk và Baku. Các tàu này đều có lượng giãn nước 42.000-45.000 tấn, dài 273m, thủy thủ đoàn 1.200-1.600 người. Có những khác biệt về số lượng vũ khí trang bị giữa các tàu, theo đó 3 tàu trang bị 8 quả tên lửa chống tàu siêu thanh P-500 Bazalt, trong khi tàu Baku có 12 quả. Hay, 3 tàu được trang bị tên lửa đối không M-11 Shtorm (72 đạn tên lửa), còn Baku lại dùng tên lửa 9K330 Tor (192 đạn tên lửa)…
Do hệ thống vũ khí chiếm khoảng không gian lớn (toàn bộ boong tàu trước kiến trúc thượng tầng, nên boong đáp máy bay rất hạn chế. Vì thế, Project 1143 chỉ có khả năng chở trực thăng và máy bay tiêm kích phản lực đặc biệt cất hạ cánh thẳng đứng Yak-38.
Trong ảnh là tiêm kích cất hạ cánh thẳng đứng Yak-38M trên boong tàu tuần dương chở máy bay lớp Kiev. Tải trọng vũ khí của Yak-38 tương đối kém, chỉ mang được 2 tên lửa không đối hải, 2 tên lửa không đối không hoặc 2-4 bom không điều khiển (tùy trọng lượng).
Vẫn đi theo lối mòn thiết kế tuần dương hạm lai tàu sân bay, đầu những năm 1980, Cục thiết kế Neva ở St.Petersburg nghiên cứu phát triển lớp tàu tuần dương chở máy bay mới Kuznetsov. Khác với Kiev Project 1143, lớp tàu này nhìn giống với tàu sân bay truyền thống hơn với boong phóng máy bay lớn. Dù vậy, thì hệ thống vũ khí hạng nặng vẫn tồn tại nhưng bố trí hợp lý hơn, với tên lửa chống tàu đặt ở bệ phóng thẳng đứng, pháo – tên lửa phòng không đặt ở 2 bên sườn tàu.
Tổng cộng có 2 chiếc lớp Kuznetsov được đóng, chiếc đầu tiên hạ thủy năm 1985, chính thức biên chế năm 1990. Còn chiếc thứ 2 mang tên Varyag đã không thể hoàn thiện do Liên Xô tan rã.
Kuznetsov có lượng giãn nước toàn tải 67.500 tấn, dài 305m, rộng 72m, thủy thủ đoàn 1.500 người. Con tàu được thiết kế để làm nhiệm vụ hỗ trợ và phòng thủ bảo vệ tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa chiến lược, tàu chiến mặt nước và máy bay mang tên lửa của Hải quân Liên Xô.
Kuznetsov dù có boong phóng rộng rãi hơn, nhưng do phải dành một phần không gian lắp hệ thống vũ khí hạng nặng nên khả năng chở máy bay hạn chế chỉ ở mức 30-40 chiếc gồm: 14 tiêm kích hạm Su-33, 4 máy bay huấn luyện SU-25UTG/UBP và 17 chiếc trực thăng Ka-27. Khả năng mang tải vũ khí trên tiêm kích cũng hạn chế do không dùng máy phóng mà cất cánh bằng boong phóng nhảy cầu.
Ở giữa 2 đường băng cất cánh có 12 ống phóng lớn chứa siêu tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh P-700 Granit có thể phá hủy tàu sân bay Mỹ chỉ sau một phát bắn. Ngoài ra, tàu còn trang bị 8 pháo AK-630, 8 tổ hợp pháo – tên lửa Kashtan; 192 đạn tên lửa tầm ngắn Kinzhal; rocket săn ngầm RBU-12000.
Chiếc tàu thứ 2 mang tên Varyag sau này được Ukraine bán với “giá rẻ như cho” cho Trung Quốc và được nước này cải tạo, nâng cấp thành tàu sân bay Liêu Ninh, đi vào phục vụ năm 2012. Liêu Ninh không còn được gọi là tàu tuần dương mà trở thành tàu sân bay hoàn toàn, khi gỡ bỏ toàn bộ vũ khí hạng nặng, khả năng chở máy bay lên tới 50-60 chiếc.
Với nỗ lực muộn màng nhằm san bằng khoảng cách sức mạnh trên đại dương với Mỹ, Liên Xô đã cố gắng đóng một chiếc tàu sân bay hạt nhân có lượng giãn nước 75.000 tấn, chở được 68 máy bay (gồm cả máy bay cảnh bay cảnh báo sớm tương tự loại E-2 của Mỹ). Tuy nhiên, sau khi Liên Xô sụp đổ, nước Nga không còn đủ sức để thực hiện dự án đầy tham vọng này. Năm 1992, dự án chính thức hủy bỏ với khối lượng hoàn thành công việc khi đó chỉ là 20%.
Dưới thời Liên Xô, với nền kinh tế mạnh mẽ, ngân sách quốc phòng dồi dào, lực lượng hải quân đã xây dựng được cho mình hạm đội tàu sân bay hùng hậu gồm 7 tàu sân bay trực thăng và tàu sân bay hạng trung – dù theo cách gọi người Nga thì là tuần dương chở máy bay hạng nặng. Tuy nhiên, phương Tây thì luôn coi đó là các tàu sân bay. Những chiếc tàu đó không chỉ có khả năng chở máy bay mà còn được vũ trang tên lửa – pháo đủ sức tác chiến độc lập hoàn toàn trên mặt biển.
Những chiếc tàu sân bay đầu tiên của Hải quân Liên Xô được ra đời lần lượt vào năm 1967 và 1969 – tàu sân bay lớp Moskva Project 1123 Kondor được đóng tại nhà máy Nikolayev (Ukraine). Tổng cộng có 2 chiếc được đóng gồm Moskva và Leningrad.
Moskva không được coi là tàu sân bay đúng nghĩa vì đơn giản nó không thể chở máy bay cánh bằng, nói đúng hơn nó là tàu sân bay trực thăng. Tàu có lượng giãn nước toàn tải 17.500 tấn, dài 189m, thủy thủ đoàn 850 người, chở tổng cộng 18 trực thăng săn ngầm Kamov Ka-25 hoặc Mi-8. Thiết kế boong đáp máy bay đặt ở đuôi tàu, phía sau kiến trúc thượng tầng đồ sộ.
Trong ảnh là trực thăng săn tàu ngầm kamov Ka-25 cất cánh đồng loạt từ boong tàu sân bay trực thăng lớp Moskva.
Thiết kế của tàu sân bay trực thăng Moskva là tác chiến chống tàu ngầm, nên ngoài dàn trực thăng Ka-25, nó còn được trang bị hệ thống định vị thủy âm chống tàu ngầm và vũ khí rất mạnh gồm tên lửa chống tàu ngầm FRAS-1; giàn phóng rocket săn ngầm RBU-6000, 10 ống phóng ngư lôi 533mm. Ngoài ra, vũ khí phòng vệ còn có 2 bệ phóng tên lửa phòng không tầm trung M-11 Shtorm (NATO định danh là SA-N-3 Goblet) và pháo 57mm.
Giữa những năm 1970, Liên Xô tiếp tục đưa vào trang bị các loại tàu sân bay thực thụ hơn Moskva với khả năng chở máy bay cánh bằng – lớp Kiev Project 1143 Krechyet. Dù vậy, các mẫu tàu chiến này được người Nga gọi nó với cái tên “tuần dương hạm tên lửa chở máy bay hạng nặng” – đơn giản vì kiểu tàu này ngoài khả năng chở máy bay thì nó còn mang theo kho tên lửa khổng lồ đủ sức nhấn chìm cả hạm đội tàu chiến đối phương.
Tổng cộng 4 chiếc “tàu sân bay” Kiev được đóng gồm: Kiev; Minsk; Novorossiysk và Baku. Các tàu này đều có lượng giãn nước 42.000-45.000 tấn, dài 273m, thủy thủ đoàn 1.200-1.600 người. Có những khác biệt về số lượng vũ khí trang bị giữa các tàu, theo đó 3 tàu trang bị 8 quả tên lửa chống tàu siêu thanh P-500 Bazalt, trong khi tàu Baku có 12 quả. Hay, 3 tàu được trang bị tên lửa đối không M-11 Shtorm (72 đạn tên lửa), còn Baku lại dùng tên lửa 9K330 Tor (192 đạn tên lửa)…
Do hệ thống vũ khí chiếm khoảng không gian lớn (toàn bộ boong tàu trước kiến trúc thượng tầng, nên boong đáp máy bay rất hạn chế. Vì thế, Project 1143 chỉ có khả năng chở trực thăng và máy bay tiêm kích phản lực đặc biệt cất hạ cánh thẳng đứng Yak-38.
Trong ảnh là tiêm kích cất hạ cánh thẳng đứng Yak-38M trên boong tàu tuần dương chở máy bay lớp Kiev. Tải trọng vũ khí của Yak-38 tương đối kém, chỉ mang được 2 tên lửa không đối hải, 2 tên lửa không đối không hoặc 2-4 bom không điều khiển (tùy trọng lượng).
Vẫn đi theo lối mòn thiết kế tuần dương hạm lai tàu sân bay, đầu những năm 1980, Cục thiết kế Neva ở St.Petersburg nghiên cứu phát triển lớp tàu tuần dương chở máy bay mới Kuznetsov. Khác với Kiev Project 1143, lớp tàu này nhìn giống với tàu sân bay truyền thống hơn với boong phóng máy bay lớn. Dù vậy, thì hệ thống vũ khí hạng nặng vẫn tồn tại nhưng bố trí hợp lý hơn, với tên lửa chống tàu đặt ở bệ phóng thẳng đứng, pháo – tên lửa phòng không đặt ở 2 bên sườn tàu.
Tổng cộng có 2 chiếc lớp Kuznetsov được đóng, chiếc đầu tiên hạ thủy năm 1985, chính thức biên chế năm 1990. Còn chiếc thứ 2 mang tên Varyag đã không thể hoàn thiện do Liên Xô tan rã.
Kuznetsov có lượng giãn nước toàn tải 67.500 tấn, dài 305m, rộng 72m, thủy thủ đoàn 1.500 người. Con tàu được thiết kế để làm nhiệm vụ hỗ trợ và phòng thủ bảo vệ tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa chiến lược, tàu chiến mặt nước và máy bay mang tên lửa của Hải quân Liên Xô.
Kuznetsov dù có boong phóng rộng rãi hơn, nhưng do phải dành một phần không gian lắp hệ thống vũ khí hạng nặng nên khả năng chở máy bay hạn chế chỉ ở mức 30-40 chiếc gồm: 14 tiêm kích hạm Su-33, 4 máy bay huấn luyện SU-25UTG/UBP và 17 chiếc trực thăng Ka-27. Khả năng mang tải vũ khí trên tiêm kích cũng hạn chế do không dùng máy phóng mà cất cánh bằng boong phóng nhảy cầu.
Ở giữa 2 đường băng cất cánh có 12 ống phóng lớn chứa siêu tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh P-700 Granit có thể phá hủy tàu sân bay Mỹ chỉ sau một phát bắn. Ngoài ra, tàu còn trang bị 8 pháo AK-630, 8 tổ hợp pháo – tên lửa Kashtan; 192 đạn tên lửa tầm ngắn Kinzhal; rocket săn ngầm RBU-12000.
Chiếc tàu thứ 2 mang tên Varyag sau này được Ukraine bán với “giá rẻ như cho” cho Trung Quốc và được nước này cải tạo, nâng cấp thành tàu sân bay Liêu Ninh, đi vào phục vụ năm 2012. Liêu Ninh không còn được gọi là tàu tuần dương mà trở thành tàu sân bay hoàn toàn, khi gỡ bỏ toàn bộ vũ khí hạng nặng, khả năng chở máy bay lên tới 50-60 chiếc.
Với nỗ lực muộn màng nhằm san bằng khoảng cách sức mạnh trên đại dương với Mỹ, Liên Xô đã cố gắng đóng một chiếc tàu sân bay hạt nhân có lượng giãn nước 75.000 tấn, chở được 68 máy bay (gồm cả máy bay cảnh bay cảnh báo sớm tương tự loại E-2 của Mỹ). Tuy nhiên, sau khi Liên Xô sụp đổ, nước Nga không còn đủ sức để thực hiện dự án đầy tham vọng này. Năm 1992, dự án chính thức hủy bỏ với khối lượng hoàn thành công việc khi đó chỉ là 20%.