Tên lửa chống tăng TOW là một trong những vũ khí chống tăng có điều khiển phổ biến nhất trên thế giới, do công ty máy bay Hughes thiết kế trong giai đoạn 1963-1968. Loại vũ khí này được Quân đội Mỹ sử dụng rộng rãi, cũng như được xuất khẩu tới hàng chục quốc gia trên thế giới.Loại tên lửa chống tăng Mỹ sản xuất này từng được triển khai ở chiến trường miền Nam Việt Nam nhằm đối phó với các xe tăng chủ lực T-54, Type 59 của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Sau 1975, bộ đội ta đã thu giữ được một số bệ phóng và đạn TOW. Tuy nhiên, do số lượng không nhiều và nhiều nguyên do mà chúng hầu như không được sử dụng trong chiến đấu, chủ yếu phục vụ nghiên cứu. Ảnh: Bệ phóng tên lửa chống tăng TOW được trưng bày tại Bảo tàng Vũ khí. Nguồn: ZingTên lửa chống tăng TOW của Mỹ có chiều dài 1,16-1,51m, đường kính thân 152mm, trọng lượng phóng 19-22,6kg tùy biến thể. Nguồn: ZingĐầu đạn có trọng lượng từ 3,9-6,14kg chủ yếu dùng kiểu nổ lõm HEAT. Nguồn: ZingĐạn tên lửa TOW trang bị hai tầng động cơ đẩy dùng nhiên liệu rắn cùng các cánh lái trên thân hiệu chỉnh hướng bay. Ảnh: Vòi phun động cơ phản lực đưa quả đạn bay đi bố trí ở hai bên hông gần đuôi đạn thay vì đuôi đạn. Nguồn: ZingHình ảnh này cho ta thấy rõ cách thức hoạt động của hai vòi phun động cơ trên thân đạn.Cận cảnh thiết kế bên trong quả đạn tên lửa chống tăng TOW của Mỹ với đầu nổ nằm ở đầu đạn, tiếp đó là thiết bị vi mạch dẫn đường, động cơ đạn. Nguồn: ZingTên lửa chống tăng TOW thời điểm đó vẫn dùng phương thức dẫn đường qua dây (lệnh lái bắn truyền qua dây dẫn nối bệ phóng với đuôi đạn). Kiểu dẫn đường này khiến tên lửa đạt tầm bắn vừa phải, với TOW là khoảng 4,2km.Việc dùng hệ dẫn đường này tạo ra điểm yếu chết nhiều trong tác chiến. Theo đó, sau khi khai hỏa, các xạ thủ phải luôn giữ kính ngắm theo dõi mục tiêu để đảm bảo tên lửa bay trúng đích. Phương thức điều khiển như vậy còn khá thô sơ nên tuy uy lực mạnh nhưng hiệu quả chưa phải là cao. Đặc điểm tác xạ còn buộc các xạ thủ phải phơi mình trên chiến trường nên kíp chiến đấu không được an toàn. Nguồn: ZingTên lửa chống tăng TOW ngoài biến thể mang vác thì người Mỹ còn phát triển đưa nó lên khung gầm các loại xe bọc thép và cả máy bay. Ảnh: Xe thiết giáp đa năng M1134 Stryker phóng tên lửa TOW.Tên lửa TOW suốt nhiều năm cũng là vũ khí chống tăng chủ lực trên các trực thăng tấn công AH-1 Cobra.
Tên lửa chống tăng TOW là một trong những vũ khí chống tăng có điều khiển phổ biến nhất trên thế giới, do công ty máy bay Hughes thiết kế trong giai đoạn 1963-1968. Loại vũ khí này được Quân đội Mỹ sử dụng rộng rãi, cũng như được xuất khẩu tới hàng chục quốc gia trên thế giới.
Loại tên lửa chống tăng Mỹ sản xuất này từng được triển khai ở chiến trường miền Nam Việt Nam nhằm đối phó với các xe tăng chủ lực T-54, Type 59 của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Sau 1975, bộ đội ta đã thu giữ được một số bệ phóng và đạn TOW. Tuy nhiên, do số lượng không nhiều và nhiều nguyên do mà chúng hầu như không được sử dụng trong chiến đấu, chủ yếu phục vụ nghiên cứu. Ảnh: Bệ phóng tên lửa chống tăng TOW được trưng bày tại Bảo tàng Vũ khí. Nguồn: Zing
Tên lửa chống tăng TOW của Mỹ có chiều dài 1,16-1,51m, đường kính thân 152mm, trọng lượng phóng 19-22,6kg tùy biến thể. Nguồn: Zing
Đầu đạn có trọng lượng từ 3,9-6,14kg chủ yếu dùng kiểu nổ lõm HEAT. Nguồn: Zing
Đạn tên lửa TOW trang bị hai tầng động cơ đẩy dùng nhiên liệu rắn cùng các cánh lái trên thân hiệu chỉnh hướng bay. Ảnh: Vòi phun động cơ phản lực đưa quả đạn bay đi bố trí ở hai bên hông gần đuôi đạn thay vì đuôi đạn. Nguồn: Zing
Hình ảnh này cho ta thấy rõ cách thức hoạt động của hai vòi phun động cơ trên thân đạn.
Cận cảnh thiết kế bên trong quả đạn tên lửa chống tăng TOW của Mỹ với đầu nổ nằm ở đầu đạn, tiếp đó là thiết bị vi mạch dẫn đường, động cơ đạn. Nguồn: Zing
Tên lửa chống tăng TOW thời điểm đó vẫn dùng phương thức dẫn đường qua dây (lệnh lái bắn truyền qua dây dẫn nối bệ phóng với đuôi đạn). Kiểu dẫn đường này khiến tên lửa đạt tầm bắn vừa phải, với TOW là khoảng 4,2km.
Việc dùng hệ dẫn đường này tạo ra điểm yếu chết nhiều trong tác chiến. Theo đó, sau khi khai hỏa, các xạ thủ phải luôn giữ kính ngắm theo dõi mục tiêu để đảm bảo tên lửa bay trúng đích. Phương thức điều khiển như vậy còn khá thô sơ nên tuy uy lực mạnh nhưng hiệu quả chưa phải là cao. Đặc điểm tác xạ còn buộc các xạ thủ phải phơi mình trên chiến trường nên kíp chiến đấu không được an toàn. Nguồn: Zing
Tên lửa chống tăng TOW ngoài biến thể mang vác thì người Mỹ còn phát triển đưa nó lên khung gầm các loại xe bọc thép và cả máy bay. Ảnh: Xe thiết giáp đa năng M1134 Stryker phóng tên lửa TOW.
Tên lửa TOW suốt nhiều năm cũng là vũ khí chống tăng chủ lực trên các trực thăng tấn công AH-1 Cobra.