Được tung ra chiến trường năm 1944, tưởng như pháo tự hành Sturmtiger sẽ đem lại ưu thế cho quân đội phát xít vốn bị thiệt hại nặng nề, bị đẩy lúc khắp các mặt trận. Thế nhưng, Sturmtiger lại đem tới những cơn ác mộng cho chính những đơn vị quân ta.Sturmtiger là loại pháo tự hành hạng nặng của phát xít Đức được phát triển trên cơ sở khung gầm tăng hạng nặng Tiger I dùng để hỗ trợ bộ binh tấn công trong môi trường đô thị. Chúng được phát triển sau khi Quân đội phát xít Đức gặp thất bại trước những boong-ke kiên cố của Hồng quân Liên Xô ở mặt trận Moscow, Stalingrad.Sturmtiger có trọng lượng tổng thể lên tới 65 tấn, dài 6,28m, rộng 3,57m, cao 2,85m.Nó được chế tạo hoàn toàn trên khung gầm tăng Tiger I, giữ lại nguyên vẹn phần thân và hệ thống treo, không có tháp pháo mà pháo chính gắn chặt vào mặt trước thân xe.Vì địa điểm tấn công chủ yếu của Sturmtiger là ở trong nội thành nên lớp giáp bọc của nó phải rất dày mới có thể sống sót. Nhà thiết kế Alkett nhận thấy điều này nên đã gia cố giáp của Sturmtiger lên đến gần 150mm - chỗ dày nhất và 80mm - chỗ mỏng nhất. Phần tháp pháo được coi là địa điểm mà đại bộ phận các tay súng đều nhắm vào khi muốn diệt tăng, nhưng Sturmtiger thì không dễ dàng như vậy. Phần tháp pháo của nó dày đến hơn 125mm.Nhằm phục vụ vai trò công phá công sự kiên cố, yểm trợ bộ binh, pháo tự hành Sturmtiger được trang bị khẩu đại bác "kinh dị" cỡ 380mm Raketen-Werfer 61 L/5.4. Ảnh: Binh sĩ phe đồng minh đang nhìn vào nòng khẩu 380mm sau khi chiếm được một cỗ xe Sturmtiger.Khẩu đại bác 380mm tuy rất lớn nhưng chiều dài nòng lại cực ngắn, thế nên tầm bắn của nó cũng rất ngắn. Ảnh: Bệ đẩy đạn vào nòng của Sturmtiger, cần tới 3 người trong kíp lái 5 người để làm công việc này.Loại đạn mà Sturmtiger bắn ra có chiều dài 1,5m, nặng 125 kg và có thể bắn xa hơn 565m.Vì kích cỡ đạn cực lớn, thế nên Sturmtiger chỉ mang được 14 viên đạn.Ngoài ra, độ nóng của nòng sẽ đạt đến cực điểm khi mới phóng được có 10 quả rocket. Mặc dù Alkett đã cố gắng cải thiện vấn đề này bằng cách thêm bộ tản nhiệt bằng hơi nước, đệm ngăn cách giữa nòng và phần đẩy đạn lên nhằm giảm bớt sự ma sát…Nhưng các cuộc thử nghiệm vừa có kết quả thì cuộc chiến đã đi đến hồi kết.Mặc dù đạn pháo 380mm của Sturmtiger có tầm bắn rất ngắn, nhưng chỉ cần một phát bắn cũng đủ xé toạc mọi cỗ xe tăng của Liên Xô khi đó, kể cả các tăng hạng nặng họ IS. Thế nhưng, độ chính xác của pháo rất thấp, nòng quá ngắn khiến độ lệch của tâm càng cao. Ngoài ra, một vấn đề nữa của khẩu pháo này khiến Sturmtiger từ kỳ vọng "kẻ cứu tinh" thành "tội đồ"...…đó là âm thanh phát ra từ nòng khi bắn lớn khủng khiếp, cùng một lương khói rất nhiều khiến máy bay chiến đấu phe đồng minh, hoặc trinh sát pháo binh mặt đất dễ nhận ra có "điều gì đó lạ". Nhờ đó, các máy bay đồng minh luôn dễ dàng tìm thấy và hủy diệt Sturmtiger nhờ chính âm thanh của nó phát ra.Trong trận Normandy năm 1944, các binh sĩ Đức cũng than phiền rằng cứ mỗi lần Sturmtiger bắn thì máy bay lại bay đến ném bom khắp nơi quanh đó. Các sư đoàn bộ binh liên tục bị ném bom khiến việc tiếp cận trận địa khó khăn hơn.Dẫu vậy, đại bác 380mm Sturmtiger cũng lập được một số chiến tích đáng kể, trong trận Normandy nó đã bắn cháy 2 tàu chiến, 8 xuồng đổ bộ và 5 chiếc tăng M4 Sherman.Dẫu vậy, đó là không đủ, không bao giờ đủ để xoay đổi cục diện cuộc chiến. Hầu hết 19 khẩu pháo tự hành Sturmtiger bị phá hủy trong chiến tranh, chỉ còn duy nhất 2 khẩu “sống sót” tới ngày nay.
Được tung ra chiến trường năm 1944, tưởng như pháo tự hành Sturmtiger sẽ đem lại ưu thế cho quân đội phát xít vốn bị thiệt hại nặng nề, bị đẩy lúc khắp các mặt trận. Thế nhưng, Sturmtiger lại đem tới những cơn ác mộng cho chính những đơn vị quân ta.
Sturmtiger là loại pháo tự hành hạng nặng của phát xít Đức được phát triển trên cơ sở khung gầm tăng hạng nặng Tiger I dùng để hỗ trợ bộ binh tấn công trong môi trường đô thị. Chúng được phát triển sau khi Quân đội phát xít Đức gặp thất bại trước những boong-ke kiên cố của Hồng quân Liên Xô ở mặt trận Moscow, Stalingrad.
Sturmtiger có trọng lượng tổng thể lên tới 65 tấn, dài 6,28m, rộng 3,57m, cao 2,85m.
Nó được chế tạo hoàn toàn trên khung gầm tăng Tiger I, giữ lại nguyên vẹn phần thân và hệ thống treo, không có tháp pháo mà pháo chính gắn chặt vào mặt trước thân xe.
Vì địa điểm tấn công chủ yếu của Sturmtiger là ở trong nội thành nên lớp giáp bọc của nó phải rất dày mới có thể sống sót. Nhà thiết kế Alkett nhận thấy điều này nên đã gia cố giáp của Sturmtiger lên đến gần 150mm - chỗ dày nhất và 80mm - chỗ mỏng nhất. Phần tháp pháo được coi là địa điểm mà đại bộ phận các tay súng đều nhắm vào khi muốn diệt tăng, nhưng Sturmtiger thì không dễ dàng như vậy. Phần tháp pháo của nó dày đến hơn 125mm.
Nhằm phục vụ vai trò công phá công sự kiên cố, yểm trợ bộ binh, pháo tự hành Sturmtiger được trang bị khẩu đại bác "kinh dị" cỡ 380mm Raketen-Werfer 61 L/5.4. Ảnh: Binh sĩ phe đồng minh đang nhìn vào nòng khẩu 380mm sau khi chiếm được một cỗ xe Sturmtiger.
Khẩu đại bác 380mm tuy rất lớn nhưng chiều dài nòng lại cực ngắn, thế nên tầm bắn của nó cũng rất ngắn. Ảnh: Bệ đẩy đạn vào nòng của Sturmtiger, cần tới 3 người trong kíp lái 5 người để làm công việc này.
Loại đạn mà Sturmtiger bắn ra có chiều dài 1,5m, nặng 125 kg và có thể bắn xa hơn 565m.
Vì kích cỡ đạn cực lớn, thế nên Sturmtiger chỉ mang được 14 viên đạn.
Ngoài ra, độ nóng của nòng sẽ đạt đến cực điểm khi mới phóng được có 10 quả rocket. Mặc dù Alkett đã cố gắng cải thiện vấn đề này bằng cách thêm bộ tản nhiệt bằng hơi nước, đệm ngăn cách giữa nòng và phần đẩy đạn lên nhằm giảm bớt sự ma sát…Nhưng các cuộc thử nghiệm vừa có kết quả thì cuộc chiến đã đi đến hồi kết.
Mặc dù đạn pháo 380mm của Sturmtiger có tầm bắn rất ngắn, nhưng chỉ cần một phát bắn cũng đủ xé toạc mọi cỗ xe tăng của Liên Xô khi đó, kể cả các tăng hạng nặng họ IS. Thế nhưng, độ chính xác của pháo rất thấp, nòng quá ngắn khiến độ lệch của tâm càng cao. Ngoài ra, một vấn đề nữa của khẩu pháo này khiến Sturmtiger từ kỳ vọng "kẻ cứu tinh" thành "tội đồ"...
…đó là âm thanh phát ra từ nòng khi bắn lớn khủng khiếp, cùng một lương khói rất nhiều khiến máy bay chiến đấu phe đồng minh, hoặc trinh sát pháo binh mặt đất dễ nhận ra có "điều gì đó lạ". Nhờ đó, các máy bay đồng minh luôn dễ dàng tìm thấy và hủy diệt Sturmtiger nhờ chính âm thanh của nó phát ra.
Trong trận Normandy năm 1944, các binh sĩ Đức cũng than phiền rằng cứ mỗi lần Sturmtiger bắn thì máy bay lại bay đến ném bom khắp nơi quanh đó. Các sư đoàn bộ binh liên tục bị ném bom khiến việc tiếp cận trận địa khó khăn hơn.
Dẫu vậy, đại bác 380mm Sturmtiger cũng lập được một số chiến tích đáng kể, trong trận Normandy nó đã bắn cháy 2 tàu chiến, 8 xuồng đổ bộ và 5 chiếc tăng M4 Sherman.
Dẫu vậy, đó là không đủ, không bao giờ đủ để xoay đổi cục diện cuộc chiến. Hầu hết 19 khẩu pháo tự hành Sturmtiger bị phá hủy trong chiến tranh, chỉ còn duy nhất 2 khẩu “sống sót” tới ngày nay.