Vào ngày 20/5 vừa qua, Hải quân Mỹ đã nhận tàu khu trục đầu tiên USS Zumwalt DDG-1000 để tiến hành nâng cấp hạm đội tàu khu trục mới của nước này. Nhưng theo Sputniknews, có rất nhiều chuyên gia nghi ngờ về chất lượng tác chiến của con tàu cũng như sự chênh lệch không xứng giữa giá cả và giá trị của con tàu.Điều đáng nói là những nghi vấn này đã được đặt ra lần đầu tiên vào năm 2008 khi mà con tàu còn đang được xây dựng. Đô đốc Gary Roughead – lúc đó là Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ - tuyên bố rằng, khu trục hạm DDG-1000 USS Zumwalt sẽ trở nên vô ích khi mà khả năng định vị của tàu chiến kém, thiếu các khả năng bảo vệ và thiếu các thiết bị vũ khí lazer, điện từ.Phần mũi của mẫu khu trục hạm này được thiết kế nhọn để “rẽ sóng” đã làm cho nó giống như một tàu giáp sắt trong thời kỳ nội chiến ở Mỹ vốn có độ ổn định kém. Theo Roughead, khu trục hạm USS Zumwalt đã thừa hưởng được chất lượng kém này từ mẫu tàu giáp sắt.Ban đầu các loại súng điện từ và lazer đã được lên kế hoạch lắp đặt ở đầu con tàu, nhưng Mỹ đã đình chỉ sự phát triển của những loại vũ khí này khi Zumwalt được đóng. Thay vào đó DDG-1000 chỉ trang bị các hệ thống pháo và tên lửa thông thường.Trong đó tên lửa RIM-162 Evolved SeaSparrow gắn trên Zumwalt chỉ bắn được tầm xa 50 km và phạm vi đánh chặn 15 km. Phạm vi đó được cho là không đủ để hoàn thành nhiệm vụ phòng không hỗn hợp khi mà đây lại là nhiệm vụ quan trọng của con tàu Zumwalt khổng lồ dài 186 mét đảm nhiệm.Không những thế khu trục hạm tương lai này cũng không có các tên lửa chống tàu như là một vũ khí cần thiết cho loại tàu chiến này. Con tàu chỉ có thể đáp trả lại các kẻ thù của mình bằng loại pháo 155 mm tuy là mạnh đấy nhưng lại có tốc độ chậm. Chúng chỉ bắn được 10 phát/1 phút.Một đại tá về hưu và là nhà bình luận quân sự Nga Viktor Baranets còn nói với Sputnik rằng, siêu hạm USS Zumwalt đã bị thổi phồng về khả năng độc đáo trong phát hiện kẻ địch, không khác gì những “câu chuyện cổ tích dành cho những kẻ khù khờ”. Trong thực tế siêu hạm này gần như chẳng phát hiện được gì cho đến khi đã quá muộn. Các thiết bị trinh sát trên không và không gian hiện đại hiện nay còn có thể không cho phép “gã bồn giặt di động này là mục tiêu dễ dàng bị phát hiện trên biển”, Viktor Baranets nói.Mặc dù ở những vùng biển sâu, con tàu tàng hình tốt hơn và trên tàu được cấu tạo tự động hóa phần lớn nhưng giá của con tàu lại quá chát lên tới 4,4 tỷ USD. Giá đắt như vậy nhưng khu trục hạm này lại không có được điểm tác chiến đặc biệt nào trong hạm đội của Mỹ.“Con tàu này không còn nghi ngờ gì là một tín hiệu của tiến bộ kỹ thuật quân sự của Mỹ. Nhưng vấn đề đặt ra là: Người Mỹ sẽ dùng con tàu này để đánh với ai? Với Nga ư? Chiến tranh với Nga có nghĩa rằng sẽ tự dẫn tới nguy cơ về tấn công hạt nhân. Mỹ sẽ không làm điều đó. Họ muốn sử dụng tàu khu trục như này để dọa dẫm các nước yếu hơn. Từ quan điểm thực tiến mà nói, Zumwalt chỉ là sự thừa thãi”, Viktor Litovkin bình luận trên tờ RT.Litovkin cho rằng, Nga sẽ là bên hưởng lợi từ tàu chiến mới nhất này của Mỹ vì có thể nhìn vào kinh nghiệm của Mỹ. “Mặc dù có những khiếm khuyết, Zumwalt vẫn là một bước tiến. Chúng tôi sẽ phát triển theo hướng này, nhưng chúng tôi chưa có nhiều tiền để thực hiện một nhiệm vụ liều lĩnh và tốn kém như vậy. chúng tôi có các dự án tương tự và chúng tôi cần làm rõ tính thiết thực của chúng trước khi đưa chúng vào cuộc sống. Ở Nga, chúng tôi cố gắng phát triển các tiềm đăng đầy đủ để ngăn chặn kẻ thù nhưng không bị lôi kéo vào cuộc chạy đua vũ trang”, Litovkin bình luận.
Vào ngày 20/5 vừa qua, Hải quân Mỹ đã nhận tàu khu trục đầu tiên USS Zumwalt DDG-1000 để tiến hành nâng cấp hạm đội tàu khu trục mới của nước này. Nhưng theo Sputniknews, có rất nhiều chuyên gia nghi ngờ về chất lượng tác chiến của con tàu cũng như sự chênh lệch không xứng giữa giá cả và giá trị của con tàu.
Điều đáng nói là những nghi vấn này đã được đặt ra lần đầu tiên vào năm 2008 khi mà con tàu còn đang được xây dựng. Đô đốc Gary Roughead – lúc đó là Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ - tuyên bố rằng, khu trục hạm DDG-1000 USS Zumwalt sẽ trở nên vô ích khi mà khả năng định vị của tàu chiến kém, thiếu các khả năng bảo vệ và thiếu các thiết bị vũ khí lazer, điện từ.
Phần mũi của mẫu khu trục hạm này được thiết kế nhọn để “rẽ sóng” đã làm cho nó giống như một tàu giáp sắt trong thời kỳ nội chiến ở Mỹ vốn có độ ổn định kém. Theo Roughead, khu trục hạm USS Zumwalt đã thừa hưởng được chất lượng kém này từ mẫu tàu giáp sắt.
Ban đầu các loại súng điện từ và lazer đã được lên kế hoạch lắp đặt ở đầu con tàu, nhưng Mỹ đã đình chỉ sự phát triển của những loại vũ khí này khi Zumwalt được đóng. Thay vào đó DDG-1000 chỉ trang bị các hệ thống pháo và tên lửa thông thường.
Trong đó tên lửa RIM-162 Evolved SeaSparrow gắn trên Zumwalt chỉ bắn được tầm xa 50 km và phạm vi đánh chặn 15 km. Phạm vi đó được cho là không đủ để hoàn thành nhiệm vụ phòng không hỗn hợp khi mà đây lại là nhiệm vụ quan trọng của con tàu Zumwalt khổng lồ dài 186 mét đảm nhiệm.
Không những thế khu trục hạm tương lai này cũng không có các tên lửa chống tàu như là một vũ khí cần thiết cho loại tàu chiến này. Con tàu chỉ có thể đáp trả lại các kẻ thù của mình bằng loại pháo 155 mm tuy là mạnh đấy nhưng lại có tốc độ chậm. Chúng chỉ bắn được 10 phát/1 phút.
Một đại tá về hưu và là nhà bình luận quân sự Nga Viktor Baranets còn nói với Sputnik rằng, siêu hạm USS Zumwalt đã bị thổi phồng về khả năng độc đáo trong phát hiện kẻ địch, không khác gì những “câu chuyện cổ tích dành cho những kẻ khù khờ”. Trong thực tế siêu hạm này gần như chẳng phát hiện được gì cho đến khi đã quá muộn. Các thiết bị trinh sát trên không và không gian hiện đại hiện nay còn có thể không cho phép “gã bồn giặt di động này là mục tiêu dễ dàng bị phát hiện trên biển”, Viktor Baranets nói.
Mặc dù ở những vùng biển sâu, con tàu tàng hình tốt hơn và trên tàu được cấu tạo tự động hóa phần lớn nhưng giá của con tàu lại quá chát lên tới 4,4 tỷ USD. Giá đắt như vậy nhưng khu trục hạm này lại không có được điểm tác chiến đặc biệt nào trong hạm đội của Mỹ.
“Con tàu này không còn nghi ngờ gì là một tín hiệu của tiến bộ kỹ thuật quân sự của Mỹ. Nhưng vấn đề đặt ra là: Người Mỹ sẽ dùng con tàu này để đánh với ai? Với Nga ư? Chiến tranh với Nga có nghĩa rằng sẽ tự dẫn tới nguy cơ về tấn công hạt nhân. Mỹ sẽ không làm điều đó. Họ muốn sử dụng tàu khu trục như này để dọa dẫm các nước yếu hơn. Từ quan điểm thực tiến mà nói, Zumwalt chỉ là sự thừa thãi”, Viktor Litovkin bình luận trên tờ RT.
Litovkin cho rằng, Nga sẽ là bên hưởng lợi từ tàu chiến mới nhất này của Mỹ vì có thể nhìn vào kinh nghiệm của Mỹ. “Mặc dù có những khiếm khuyết, Zumwalt vẫn là một bước tiến. Chúng tôi sẽ phát triển theo hướng này, nhưng chúng tôi chưa có nhiều tiền để thực hiện một nhiệm vụ liều lĩnh và tốn kém như vậy. chúng tôi có các dự án tương tự và chúng tôi cần làm rõ tính thiết thực của chúng trước khi đưa chúng vào cuộc sống. Ở Nga, chúng tôi cố gắng phát triển các tiềm đăng đầy đủ để ngăn chặn kẻ thù nhưng không bị lôi kéo vào cuộc chạy đua vũ trang”, Litovkin bình luận.