Chuyên gia Sebstyan Robin của tờ The National Interest mới đây đã đưa ra bình luận gây sốc với giới quân sự của phương Tây khi cho rằng, tuy Su-35 của Nga và F-15 của Mỹ đều là đại diện cho máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư, nhưng mẫu máy bay Nga có một số lợi thế cho phép nói rằng tiêm kích Su-35 là "Vua của bầu trời" so với máy bay Mỹ.Trước hết, tiêm kích chiếm ưu thế trên không Su-35 có hệ thống tìm kiếm-theo dõi hồng ngoại, cho phép xác định vị trí của máy bay đối phương trong vòng 50 km. Chính chỉ số này là bán kính tiềm năng phát hiện máy bay trang bị công nghệ tàng hình. Máy bay Mỹ F-15 không có hệ thống như vậy.Ngoài ra, F-15 ban đầu không được chế tạo như là máy bay tàng hình, còn Su-35 đã được cài đặt công nghệ tàng hình, do đó việc phát hiện nó khó khăn hơn nhiều.Ông Robin nêu ưu điểm khác của Su-35 là khả năng vận chuyển số lượng lớn vũ khí, vì vậy máy bay này có tính hiệu quả hơn khi cận chiến.Cả hai máy bay chiến đấu có thể mang tên lửa tầm xa với radar dẫn đường lớp "không đối không" AIM-120D (160 km) và K-77M (200 km). Nhưng Su-35 đồng thời cũng có thể mang tên lửa tầm siêu xa P-37M (300-400 km).Ngoài ra, về tính cơ động, tiêm kích Su-35 được trang bị hệ thống động cơ kiểm soát véc tơ lực đẩy đa chiều đem lại khả năng linh hoạt cực cao trong không chiến, F-15 không có loại động cơ như vậy."Như vậy, Su-35 tiếp nhận vương miện máy bay chiến đấu tốt nhất, và là nền tảng rất hiệu quả và linh hoạt cho các tên lửa chống các mục tiêu trên không và mặt đất", tác giả tổng kết.Tiêm kích đa năng Su-35 là phiên bản cải tiến cực sâu trên cơ sở dòng tiêm kích huyền thoại Su-27 do OKB Sukhoi phát triển dưới thời Liên Xô. Dù cùng thế hệ với các dòng Typhoon, Rafale hay F-15E của Mỹ, nhưng Su-35 được giới chuyên gia đánh giá cao hơn hẳn, thậm chí là được coi là đánh bại được cả siêu tiêm kích tàng hình F-22.Sở dĩ có nhận định như vậy vì Su-35 dù mang hình hài tiêm kích thế hệ 4 nhưng được tích hợp hàng loạt công nghệ “khủng” của thế hệ 5 như radar mạng pha chủ động AESA, tổ hợp tìm kiếm hồng ngoại IRST có thể phát hiện máy bay tàng hình, động cơ kiểm soát véc tơ lực đẩy đa chiều, tổ hợp tác chiến điện tử L175M…Giới quân sự phương Tây thậm chí phải gọi tiêm kích Su-35 là UFO.
Chuyên gia Sebstyan Robin của tờ The National Interest mới đây đã đưa ra bình luận gây sốc với giới quân sự của phương Tây khi cho rằng, tuy Su-35 của Nga và F-15 của Mỹ đều là đại diện cho máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư, nhưng mẫu máy bay Nga có một số lợi thế cho phép nói rằng tiêm kích Su-35 là "Vua của bầu trời" so với máy bay Mỹ.
Trước hết, tiêm kích chiếm ưu thế trên không Su-35 có hệ thống tìm kiếm-theo dõi hồng ngoại, cho phép xác định vị trí của máy bay đối phương trong vòng 50 km. Chính chỉ số này là bán kính tiềm năng phát hiện máy bay trang bị công nghệ tàng hình. Máy bay Mỹ F-15 không có hệ thống như vậy.
Ngoài ra, F-15 ban đầu không được chế tạo như là máy bay tàng hình, còn Su-35 đã được cài đặt công nghệ tàng hình, do đó việc phát hiện nó khó khăn hơn nhiều.
Ông Robin nêu ưu điểm khác của Su-35 là khả năng vận chuyển số lượng lớn vũ khí, vì vậy máy bay này có tính hiệu quả hơn khi cận chiến.
Cả hai máy bay chiến đấu có thể mang tên lửa tầm xa với radar dẫn đường lớp "không đối không" AIM-120D (160 km) và K-77M (200 km). Nhưng Su-35 đồng thời cũng có thể mang tên lửa tầm siêu xa P-37M (300-400 km).
Ngoài ra, về tính cơ động, tiêm kích Su-35 được trang bị hệ thống động cơ kiểm soát véc tơ lực đẩy đa chiều đem lại khả năng linh hoạt cực cao trong không chiến, F-15 không có loại động cơ như vậy.
"Như vậy, Su-35 tiếp nhận vương miện máy bay chiến đấu tốt nhất, và là nền tảng rất hiệu quả và linh hoạt cho các tên lửa chống các mục tiêu trên không và mặt đất", tác giả tổng kết.
Tiêm kích đa năng Su-35 là phiên bản cải tiến cực sâu trên cơ sở dòng tiêm kích huyền thoại Su-27 do OKB Sukhoi phát triển dưới thời Liên Xô. Dù cùng thế hệ với các dòng Typhoon, Rafale hay F-15E của Mỹ, nhưng Su-35 được giới chuyên gia đánh giá cao hơn hẳn, thậm chí là được coi là đánh bại được cả siêu tiêm kích tàng hình F-22.
Sở dĩ có nhận định như vậy vì Su-35 dù mang hình hài tiêm kích thế hệ 4 nhưng được tích hợp hàng loạt công nghệ “khủng” của thế hệ 5 như radar mạng pha chủ động AESA, tổ hợp tìm kiếm hồng ngoại IRST có thể phát hiện máy bay tàng hình, động cơ kiểm soát véc tơ lực đẩy đa chiều, tổ hợp tác chiến điện tử L175M…
Giới quân sự phương Tây thậm chí phải gọi tiêm kích Su-35 là UFO.