Sukhoi Su-25 Grach (NATO định danh là Frogfoot), là máy bay cường kích động cơ kép, một ghế ngồi được thiết kế chủ yếu cho vai trò chi viện hỏa lực tầm gần, tầm thấp. Máy bay cường kích Su-25 chính thức được đưa vào trang bị trong Không quân Liên Xô từ ngày 19/7/1981. Đến nay, trải qua gần 40 năm phục vụ, Su-25 vẫn bền bỉ hoạt động và tham chiến với sức mạnh không hề suy giảm.Tờ báo Mỹ National Interest gần đây đã có bài bình luận ca ngợi sức mạnh máy bay cường kích Su-25. Thậm chí, các chuyên gia của tờ báo quân sự này còn cho rằng Su-25 là máy bay có thể xoay đổi được cục diện chiến trường, vai trò của nó rõ nét nổi bật hơn cả dòng tiêm kích tàng hình F-22.Thực vậy, vai trò của máy bay cường kích Su-25 đã được chứng minh trong hàng chục cuộc chiến tranh. Cuộc chiến đầu tiên mà Su-25 tham gia là chiến tranh Afghanistan giai đoạn 1979-1989, khi đó các máy bay Su-25 đã được triển khai tới đất nước chiến tranh này và thực hiện khoảng 60.000 phi vụ từ năm 1981 tới cuối cuộc chiến năm 1989, chỉ có 21-23 chiếc máy bay bị bắn hạ - tỉ lệ thấp vô cùng.Tờ NI cho rằng, ở thời điểm ra mắt, cơ bản các hệ thống pháo phòng không (thậm chí là các tổ hợp tên lửa) của NATO không thể gây tổn hại cho Su-25. Kết cấu bọc giáp đặc biệt mang lại khả năng bảo vệ tuyệt vời cho máy bay. Toàn bộ ca-bin lái của Su-25 được bọc các tấm bảo vệ bằng titanium dày 10-25mm giúp chống lại đạn phòng không cỡ 20mm. Khoang chứa nhiên liệu và hệ thống điều khiển trên khoang cũng được bọc giáp.Thực tế chiến trường đã ghi nhận, Su-25 đã sống sót trong nhiều trường hợp trúng đạn, trúng tên lửa rất nghiêm trọng. Ảnh: Một chiếc Su-25 của Không quân Nga bị tên lửa vác vai bắn nát động cơ trong chiến tranh Gruzia, nhưng vẫn bay được về căn cứ an toàn.Tạp chí National Interest đánh giá, dòng máy bay của Mỹ tương đương với Su-25 là A-10 Thunderbolt II. Tuy nhiên, trong khi Nga đang nâng cấp máy bay Su-25 lên chuẩn SM để tiếp tục sử dụng, thì máy bay A-10 sẽ chỉ còn được sử dụng tới năm 2022.Phiên bản cường kích Su-25SM cơ bản là vẫn giữ kết cấu thân cánh cũ, nhưng nâng cấp toàn diện hệ thống điện tử kéo theo đó là hỏa lực ngày càng thông minh hơn. Chương trình SM tích hợp các khí tài điện tử thế hệ mới và đại tu khung gầm cho phép kéo dài thời gian hoạt động thêm khoảng 500 giờ bay hay là thêm 5 năm.Đặc biệt, cường kích Su-25SM ra đời không lâu đã được Không quân Nga đem ra thử nghiệm trong cuộc chiến chống khủng bố tại Syria và sớm dành được những kết quả ấn tượng. Với hiệu quả đặc biệt khi tấn công mục tiêu ở tầm thấp, Su-25SM đã thực hiện 1.600 nhiệm vụ, con số kỷ lục so với các dòng máy bay khác được triển khai tại căn cứ Hmeymin, Syria.“Nếu sự xuất hiện của các dòng máy bay hiện đại như MiG-29 hay thậm chí là F-22 chỉ mang tính biểu tượng là chủ yếu, thì Su-25 mới là dòng máy bay có thể thay đổi cục diện chiến trường”, Tạp chí National Interest nhận định.Kinh nghiệm sử dụng máy bay Su-25 cho thấy để máy bay tấn công mặt đất hoạt động hiệu quả cần áp chế lực lượng phòng không của đối phương, cũng như các biện pháp đối kháng điện tử cần thiết. Tạp chí National Interest kết luận, nhu cầu của thế giới về dòng máy bay tấn công mặt đất có hiệu suất cao và tin cậy như Su-25 trên thế giới sẽ vẫn còn rất lớn trong tương lai gần.Máy bay cường kích Su-25 được trang bị khẩu pháo tự động trong thân GSh-30-2 (với băng đạn 250 viên) với ba tốc độ bắn: 750, 375 và 188 phát/phút, có thể xuyên thủng giáp xe bọc thép, phương tiện cơ giới bọc thép nhẹ, các công sự mặt đất, các công trình nhà cửa trú ẩn...11 giá treo trên cánh cho phép triển khai 4 tấn vũ khí gồm các loại bom, rocket, tên lửa không đối đất. Trên phiên bản Su-25SM có thể triển khai tên lửa không đối không hiện đại R-73, tên lửa không đối đất Kh-25ML và Kh-29L.
Sukhoi Su-25 Grach (NATO định danh là Frogfoot), là máy bay cường kích động cơ kép, một ghế ngồi được thiết kế chủ yếu cho vai trò chi viện hỏa lực tầm gần, tầm thấp. Máy bay cường kích Su-25 chính thức được đưa vào trang bị trong Không quân Liên Xô từ ngày 19/7/1981. Đến nay, trải qua gần 40 năm phục vụ, Su-25 vẫn bền bỉ hoạt động và tham chiến với sức mạnh không hề suy giảm.
Tờ báo Mỹ National Interest gần đây đã có bài bình luận ca ngợi sức mạnh máy bay cường kích Su-25. Thậm chí, các chuyên gia của tờ báo quân sự này còn cho rằng Su-25 là máy bay có thể xoay đổi được cục diện chiến trường, vai trò của nó rõ nét nổi bật hơn cả dòng tiêm kích tàng hình F-22.
Thực vậy, vai trò của máy bay cường kích Su-25 đã được chứng minh trong hàng chục cuộc chiến tranh. Cuộc chiến đầu tiên mà Su-25 tham gia là chiến tranh Afghanistan giai đoạn 1979-1989, khi đó các máy bay Su-25 đã được triển khai tới đất nước chiến tranh này và thực hiện khoảng 60.000 phi vụ từ năm 1981 tới cuối cuộc chiến năm 1989, chỉ có 21-23 chiếc máy bay bị bắn hạ - tỉ lệ thấp vô cùng.
Tờ NI cho rằng, ở thời điểm ra mắt, cơ bản các hệ thống pháo phòng không (thậm chí là các tổ hợp tên lửa) của NATO không thể gây tổn hại cho Su-25. Kết cấu bọc giáp đặc biệt mang lại khả năng bảo vệ tuyệt vời cho máy bay. Toàn bộ ca-bin lái của Su-25 được bọc các tấm bảo vệ bằng titanium dày 10-25mm giúp chống lại đạn phòng không cỡ 20mm. Khoang chứa nhiên liệu và hệ thống điều khiển trên khoang cũng được bọc giáp.
Thực tế chiến trường đã ghi nhận, Su-25 đã sống sót trong nhiều trường hợp trúng đạn, trúng tên lửa rất nghiêm trọng. Ảnh: Một chiếc Su-25 của Không quân Nga bị tên lửa vác vai bắn nát động cơ trong chiến tranh Gruzia, nhưng vẫn bay được về căn cứ an toàn.
Tạp chí National Interest đánh giá, dòng máy bay của Mỹ tương đương với Su-25 là A-10 Thunderbolt II. Tuy nhiên, trong khi Nga đang nâng cấp máy bay Su-25 lên chuẩn SM để tiếp tục sử dụng, thì máy bay A-10 sẽ chỉ còn được sử dụng tới năm 2022.
Phiên bản cường kích Su-25SM cơ bản là vẫn giữ kết cấu thân cánh cũ, nhưng nâng cấp toàn diện hệ thống điện tử kéo theo đó là hỏa lực ngày càng thông minh hơn. Chương trình SM tích hợp các khí tài điện tử thế hệ mới và đại tu khung gầm cho phép kéo dài thời gian hoạt động thêm khoảng 500 giờ bay hay là thêm 5 năm.
Đặc biệt, cường kích Su-25SM ra đời không lâu đã được Không quân Nga đem ra thử nghiệm trong cuộc chiến chống khủng bố tại Syria và sớm dành được những kết quả ấn tượng. Với hiệu quả đặc biệt khi tấn công mục tiêu ở tầm thấp, Su-25SM đã thực hiện 1.600 nhiệm vụ, con số kỷ lục so với các dòng máy bay khác được triển khai tại căn cứ Hmeymin, Syria.
“Nếu sự xuất hiện của các dòng máy bay hiện đại như MiG-29 hay thậm chí là F-22 chỉ mang tính biểu tượng là chủ yếu, thì Su-25 mới là dòng máy bay có thể thay đổi cục diện chiến trường”, Tạp chí National Interest nhận định.
Kinh nghiệm sử dụng máy bay Su-25 cho thấy để máy bay tấn công mặt đất hoạt động hiệu quả cần áp chế lực lượng phòng không của đối phương, cũng như các biện pháp đối kháng điện tử cần thiết. Tạp chí National Interest kết luận, nhu cầu của thế giới về dòng máy bay tấn công mặt đất có hiệu suất cao và tin cậy như Su-25 trên thế giới sẽ vẫn còn rất lớn trong tương lai gần.
Máy bay cường kích Su-25 được trang bị khẩu pháo tự động trong thân GSh-30-2 (với băng đạn 250 viên) với ba tốc độ bắn: 750, 375 và 188 phát/phút, có thể xuyên thủng giáp xe bọc thép, phương tiện cơ giới bọc thép nhẹ, các công sự mặt đất, các công trình nhà cửa trú ẩn...
11 giá treo trên cánh cho phép triển khai 4 tấn vũ khí gồm các loại bom, rocket, tên lửa không đối đất. Trên phiên bản Su-25SM có thể triển khai tên lửa không đối không hiện đại R-73, tên lửa không đối đất Kh-25ML và Kh-29L.