Với ưu thế hỏa lực hiện đại, Quân đội Azerbaijan tuần qua đã liên tiếp sử dụng nhiều loại vũ khí tối tân do Nga và Israel cung cấp để không kích các mục tiêu Quân đội Armenia gây ra các thương vong lớn. Các hành động này khiến Moscow nổi giận và đe dọa ngưng cấp nguồn vũ khí hiện đại cho Azerbaijan.Một trong những loại vũ khí nguy hiểm nhất mà Azerbaijan sử dụng để oanh tạc Armenia là hệ thống phun lửa hạng nặng TOS-1A có khả năng phóng ra hàng loạt viên đạn nhiệt áp có sức hủy diệt chỉ đứng sau bom nguyên tử.Theo một số nguồn tin, Quân đội Azerbaijan đã nhập khẩu 18 hệ thống phun lửa hạng nặng TOS-1A Buratino từ Nga. Ảnh: TOS-1A trong cuộc duyệt binh của Azerbaijan.Pháo phản lực TOS-1A trang bị hai loại đạn rocket cỡ 220mm MO.1.01.04 và MO.1.01.04M với chiều dài lần lượt là 3,3 và 3,7m, nặng 173kg và 217kg và đạt tầm bắn từ 400-6.000m.Đặc biệt, chúng được trang bị đầu đạn kiểu nhiệt áp có sức sát thương cực kỳ ghê gớm. Vũ khí nhiệt áp được giới quân sự gọi là vũ khí nguyên tử nhưng không có phóng xạ. Khi nổ tạo ra sức sát thương rất lớn do nhiệt độ của nó tỏa ra xung quanh và rút tất cả không khí vào trong ngọn lửa tạo thành một vùng chân không trong thời gian ngắn tác động đến mọi sinh vật xung quanh vụ nổ. Việc rút hết dưỡng khí để cháy khiến cho mọi sinh vật bị ngạt ngất đi thậm chí dẫn đến cái chết.Azerbaijan đã triển khai các hệ thống pháo phản lực mạnh nhất thế giới BM-30 Smerch cũng do Nga cung cấp (khoảng 36 khẩu đội) tham gia các cuộc oanh tạc Quân đội Armenia gây ra thương vong lớn.Xe phóng 9A52-2 của tổ hợp pháo phản lực BM-30 được thiết kế bệ phóng 12 nòng cỡ 300mm đặt ở đuôi xe cùng hệ thống thủy lực nâng hạ pháo.BM-30 Smerch được trang bị đạn rocket tiêu chuẩn cỡ 300mm, dài 7,6m, nặng 800kg, đạt tầm bắn 20-70km. Ước tính thời gian bắt hết 12 viên đạn mất 38 giây.Pháo phản lực phóng loạt BM-30 Smerch được đánh giá là rất hữu hiệu khi chống lại mục tiêu bộ binh địch tập trung lớn, xe bọc thép, trận địa pháo và mục tiêu diện rộng. Theo nhà sản xuất, một lượt bắn 12 viên của BM-30 có thể bao trùm lên một diện tích đến 67 héc ta. Smerch có thể biến thành vũ khí hủy diệt lớn với đạn rocket được trang bị đầu đạn phụ chống bộ binh.Quân đội Azerbaijan cũng lần đầu sử dụng các tổ hợp tên lửa chống tăng Spike LR do Israel cung cấp để tấn công xe tăng T-72 bọc giáp ERA Kontakt V của Armenia. Ít nhất một chiếc tăng T-72 đã bị phá hủy bằng một phát Spike LR “đục nóc” tháp pháo.Theo một số nguồn tin, Quân đội Azerbaijan đã mua ít nhất 100 hệ thống tên lửa Spike LR từ Israel.Spike LR là hệ thống tên lửa chống tăng "bắn và quên" thế hệ 4 do công ty Rafael phát triển. Loại vũ khí này được trang bị những công nghệ thậm chí còn vượt trội tên lửa Nga nhưng hệ dẫn đường thông minh "bắn và quên" (sau khi bắn, xạ thủ ung dung rời khỏi vị trí bắn, tên lửa tự tìm mục tiêu); có khả năng bay theo quỹ đạo hướng thẳng xuống nóc tháp pháo; hệ thống dẫn đường cực kỳ thông minh (kết hợp đầu dò hồng ngoại, quang học...).Tổ hợp tên lửa chống tăng Spike LR có trọng lượng tổng thể khoảng 32-34kg gồm: đạn tên lửa (nặng 14kg); bộ kiểm soát và phóng (CLU) nặng 5kg; giá ba chân nặng 2,8kg; pin 1kg và kính ngắm hồng ngoại nặng 4kg. Trong ảnh là bộ kiểm soát phóng (CLU) với kính ngắm hồng ngoại.Đạn tên lửa Spike LR có trọng lượng 14kg lắp đầu đạn xuyên giáp có khả năng xuyên 700mm giáp thép đồng nhất RHA, tầm bắn đến 4.000m.Phiên bản tên lửa chống tăng Spike LR có được bổ sung thêm thiết bị liên lạc giữa đạn và xạ thủ trong quá trình bay tới mục tiêu thông qua cáp quang.
Với ưu thế hỏa lực hiện đại, Quân đội Azerbaijan tuần qua đã liên tiếp sử dụng nhiều loại vũ khí tối tân do Nga và Israel cung cấp để không kích các mục tiêu Quân đội Armenia gây ra các thương vong lớn. Các hành động này khiến Moscow nổi giận và đe dọa ngưng cấp nguồn vũ khí hiện đại cho Azerbaijan.
Một trong những loại vũ khí nguy hiểm nhất mà Azerbaijan sử dụng để oanh tạc Armenia là hệ thống phun lửa hạng nặng TOS-1A có khả năng phóng ra hàng loạt viên đạn nhiệt áp có sức hủy diệt chỉ đứng sau bom nguyên tử.
Theo một số nguồn tin, Quân đội Azerbaijan đã nhập khẩu 18 hệ thống phun lửa hạng nặng TOS-1A Buratino từ Nga. Ảnh: TOS-1A trong cuộc duyệt binh của Azerbaijan.
Pháo phản lực TOS-1A trang bị hai loại đạn rocket cỡ 220mm MO.1.01.04 và MO.1.01.04M với chiều dài lần lượt là 3,3 và 3,7m, nặng 173kg và 217kg và đạt tầm bắn từ 400-6.000m.
Đặc biệt, chúng được trang bị đầu đạn kiểu nhiệt áp có sức sát thương cực kỳ ghê gớm. Vũ khí nhiệt áp được giới quân sự gọi là vũ khí nguyên tử nhưng không có phóng xạ. Khi nổ tạo ra sức sát thương rất lớn do nhiệt độ của nó tỏa ra xung quanh và rút tất cả không khí vào trong ngọn lửa tạo thành một vùng chân không trong thời gian ngắn tác động đến mọi sinh vật xung quanh vụ nổ. Việc rút hết dưỡng khí để cháy khiến cho mọi sinh vật bị ngạt ngất đi thậm chí dẫn đến cái chết.
Azerbaijan đã triển khai các hệ thống pháo phản lực mạnh nhất thế giới BM-30 Smerch cũng do Nga cung cấp (khoảng 36 khẩu đội) tham gia các cuộc oanh tạc Quân đội Armenia gây ra thương vong lớn.
Xe phóng 9A52-2 của tổ hợp pháo phản lực BM-30 được thiết kế bệ phóng 12 nòng cỡ 300mm đặt ở đuôi xe cùng hệ thống thủy lực nâng hạ pháo.
BM-30 Smerch được trang bị đạn rocket tiêu chuẩn cỡ 300mm, dài 7,6m, nặng 800kg, đạt tầm bắn 20-70km. Ước tính thời gian bắt hết 12 viên đạn mất 38 giây.
Pháo phản lực phóng loạt BM-30 Smerch được đánh giá là rất hữu hiệu khi chống lại mục tiêu bộ binh địch tập trung lớn, xe bọc thép, trận địa pháo và mục tiêu diện rộng. Theo nhà sản xuất, một lượt bắn 12 viên của BM-30 có thể bao trùm lên một diện tích đến 67 héc ta. Smerch có thể biến thành vũ khí hủy diệt lớn với đạn rocket được trang bị đầu đạn phụ chống bộ binh.
Quân đội Azerbaijan cũng lần đầu sử dụng các tổ hợp tên lửa chống tăng Spike LR do Israel cung cấp để tấn công xe tăng T-72 bọc giáp ERA Kontakt V của Armenia. Ít nhất một chiếc tăng T-72 đã bị phá hủy bằng một phát Spike LR “đục nóc” tháp pháo.
Theo một số nguồn tin, Quân đội Azerbaijan đã mua ít nhất 100 hệ thống tên lửa Spike LR từ Israel.
Spike LR là hệ thống tên lửa chống tăng "bắn và quên" thế hệ 4 do công ty Rafael phát triển. Loại vũ khí này được trang bị những công nghệ thậm chí còn vượt trội tên lửa Nga nhưng hệ dẫn đường thông minh "bắn và quên" (sau khi bắn, xạ thủ ung dung rời khỏi vị trí bắn, tên lửa tự tìm mục tiêu); có khả năng bay theo quỹ đạo hướng thẳng xuống nóc tháp pháo; hệ thống dẫn đường cực kỳ thông minh (kết hợp đầu dò hồng ngoại, quang học...).
Tổ hợp tên lửa chống tăng Spike LR có trọng lượng tổng thể khoảng 32-34kg gồm: đạn tên lửa (nặng 14kg); bộ kiểm soát và phóng (CLU) nặng 5kg; giá ba chân nặng 2,8kg; pin 1kg và kính ngắm hồng ngoại nặng 4kg. Trong ảnh là bộ kiểm soát phóng (CLU) với kính ngắm hồng ngoại.
Đạn tên lửa Spike LR có trọng lượng 14kg lắp đầu đạn xuyên giáp có khả năng xuyên 700mm giáp thép đồng nhất RHA, tầm bắn đến 4.000m.
Phiên bản tên lửa chống tăng Spike LR có được bổ sung thêm thiết bị liên lạc giữa đạn và xạ thủ trong quá trình bay tới mục tiêu thông qua cáp quang.