Trước năm 1940, người Mỹ gần như không quan tâm quá nhiều tới việc phát triển xe tăng, tuy nhiên nhu cầu sử dụng trên chiến trường, sự đáng sợ của xe tăng Đức đã khiến nước Mỹ phải thay đổi. Từ năm 1940 tới khi kết thúc chiến tranh, với tiềm lực quốc phòng hùng mạnh của mình nước Mỹ đã chế tạo hàng chục nghìn xe tăng hạng trung M3, M4 để đối chọi với quân phát xít. Trong ảnh là xưởng chế tạo các xe tăng hạng trung M3 Lee.
Còn đây là xưởng sản xuất xe tăng hạng trung M4 Sherman – mẫu xe tăng thành công và nổi tiếng nhất trong Lịch sử Quân sự Mỹ. Khoảng 50.000 chiếc đã được chế tạo từ 1942-1945, và cung cấp cho hàng chục quốc gia đồng minh sử dụng trong và sau Chiến tranh Thế giới thứ 2.
Dây chuyền sản xuất động cơ chạy xăng cho M4 Sherman.
Các xe tăng M4 Sherman được trang bị động cơ chạy xăng Continental R975 công suất 400 mã lực tạo ra 2.400 vòng xoắn cho tốc độ tối đa gần 40km/h (khá nhanh thời đó).
Các công nhân đang làm việc với khung thần chiếc xe tăng hạng trung M3 Lee. Khoảng 6.000 chiếc M3 Lee đã được chế tạo từ tháng 8/1941 tới tháng 12/1942.
Thiết kế xe tăng M3 Lee được phát triển từ năm 1940 nhằm đáp ứng yêu cầu của đồng minh Anh Quốc khi đó cần một loại xe tăng đối chọi với Panzer III và Panzer IV của phát xít Đức. Tuy nhiên, đây được xem là thiết kế "không bình thường", hay là một sự thất bại của thiết kế tăng Mỹ khi mà kiểu dáng quá to lớn, cơ động kém.
Điển hình của sự không bình thường ở M3 Lee chính là mặt hỏa lực, thay vì bố trí pháo đặt giữa tháp pháo như xe tăng Liên Xô hay Đức thì người Mỹ lại đưa pháo 75mm ra sườn xe khiến giới hạn sự xoay bắn. Ngoài ra còn một pháo 37mm ở tháp pháo đỉnh xe tăng.
Trái ngược với M3 Lee thì M4 Sherman được coi là thiết kế tăng thành công nhất trong lịch sử Mỹ, minh chứng rõ ràng là có tới 50.000 chiếc được sản xuất. Tuy hỏa lực và giáp được cho là không quá mạnh nhưng M4 có ưu thế là sản xuất được rất nhanh, chi phí thấp khiến nó đạt được sự áp đảo khi đối mặt với xe tăng Đức - cỗ máy mạnh mẽ, vũ khí cực mạnh nhưng chi phí cao, sản xuất phức tạp khiến số lượng hạn chế.
M4 Sherman nặng 30,3 tấn, bọc giáp dày từ 19-91mm, hỏa lực chính là pháo 75mm M3 L/40 (90 viện đạn) cùng một trọng liên 12,7mm và 2 đại liên 7,62mm. Trên chiến trường châu Âu, M4 Sherman có thể đối kháng tạm gọi là hiệu quả với tăng Tiger I nhưng sau đó dần lạc hậu trước xe tăng Panzer IV và Panther của Đức.
Trước năm 1940, người Mỹ gần như không quan tâm quá nhiều tới việc phát triển xe tăng, tuy nhiên nhu cầu sử dụng trên chiến trường, sự đáng sợ của xe tăng Đức đã khiến nước Mỹ phải thay đổi. Từ năm 1940 tới khi kết thúc chiến tranh, với tiềm lực quốc phòng hùng mạnh của mình nước Mỹ đã chế tạo hàng chục nghìn xe tăng hạng trung M3, M4 để đối chọi với quân phát xít. Trong ảnh là xưởng chế tạo các xe tăng hạng trung M3 Lee.
Còn đây là xưởng sản xuất xe tăng hạng trung M4 Sherman – mẫu xe tăng thành công và nổi tiếng nhất trong Lịch sử Quân sự Mỹ. Khoảng 50.000 chiếc đã được chế tạo từ 1942-1945, và cung cấp cho hàng chục quốc gia đồng minh sử dụng trong và sau Chiến tranh Thế giới thứ 2.
Dây chuyền sản xuất động cơ chạy xăng cho M4 Sherman.
Các xe tăng M4 Sherman được trang bị động cơ chạy xăng Continental R975 công suất 400 mã lực tạo ra 2.400 vòng xoắn cho tốc độ tối đa gần 40km/h (khá nhanh thời đó).
Các công nhân đang làm việc với khung thần chiếc xe tăng hạng trung M3 Lee. Khoảng 6.000 chiếc M3 Lee đã được chế tạo từ tháng 8/1941 tới tháng 12/1942.
Thiết kế xe tăng M3 Lee được phát triển từ năm 1940 nhằm đáp ứng yêu cầu của đồng minh Anh Quốc khi đó cần một loại xe tăng đối chọi với Panzer III và Panzer IV của phát xít Đức. Tuy nhiên, đây được xem là thiết kế "không bình thường", hay là một sự thất bại của thiết kế tăng Mỹ khi mà kiểu dáng quá to lớn, cơ động kém.
Điển hình của sự không bình thường ở M3 Lee chính là mặt hỏa lực, thay vì bố trí pháo đặt giữa tháp pháo như xe tăng Liên Xô hay Đức thì người Mỹ lại đưa pháo 75mm ra sườn xe khiến giới hạn sự xoay bắn. Ngoài ra còn một pháo 37mm ở tháp pháo đỉnh xe tăng.
Trái ngược với M3 Lee thì M4 Sherman được coi là thiết kế tăng thành công nhất trong lịch sử Mỹ, minh chứng rõ ràng là có tới 50.000 chiếc được sản xuất. Tuy hỏa lực và giáp được cho là không quá mạnh nhưng M4 có ưu thế là sản xuất được rất nhanh, chi phí thấp khiến nó đạt được sự áp đảo khi đối mặt với xe tăng Đức - cỗ máy mạnh mẽ, vũ khí cực mạnh nhưng chi phí cao, sản xuất phức tạp khiến số lượng hạn chế.
M4 Sherman nặng 30,3 tấn, bọc giáp dày từ 19-91mm, hỏa lực chính là pháo 75mm M3 L/40 (90 viện đạn) cùng một trọng liên 12,7mm và 2 đại liên 7,62mm. Trên chiến trường châu Âu, M4 Sherman có thể đối kháng tạm gọi là hiệu quả với tăng Tiger I nhưng sau đó dần lạc hậu trước xe tăng Panzer IV và Panther của Đức.