Sinh ra và lớn lên trong gia đình dân tộc Thổ nghèo tại xã xã Hóa Quỳ, huyện miền núi Như Xuân, Thanh Hóa, tuổi thơ của cô gái sinh năm 1990, Nguyễn Lê Ngọc Linh gắn bó với rừng với thiên nhiên, cỏ cây.Năm 2013, Nguyễn Lê Ngọc Linh tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền và quyết định bám trụ lại thành phố. Cô gái trẻ nhanh chóng xin được công việc tốt với mức lương hấp dẫn trong lĩnh vực giáo dục.Tuy nhiên, quê hương "chó ăn đá, gà ăn sỏi" trời nắng cuốc xuống đất cuốc nảy lên, trơ trọi toàn sỏi đá, mùa mưa đất dính nhẹm luôn hiện về trong giấc mơ của Linh.Mỗi lần về thăm nhà, thấy những quả đồi núi trọc ngày càng nhiều, đất bỏ hoang bạc thếch; người thân khổ, nghèo, Nguyễn Lê Ngọc Linh quyết định tìm kiếm các giải pháp về nông nghiệp bền vững.Linh lên mạng tìm kiếm thông tin về nông nghiệp sạch. "Ngày đi làm, tối thức đến 2-3h sáng lọ mọ đọc hết mọi bài viết người ta chia sẻ. Đọc bài nào thấy hay là lấy giấy bút ghi chép lại".Khi đã có đủ vốn kiến thức, Nguyễn Lê Ngọc Linh quyết định bỏ phố về quê mượn 3 héc ta đất đồi của bố mẹ để xây dựng mô hình "Vườn rừng bản Thổ".Đây là mô hình trồng trọt và chăn nuôi trên đất đồi tự nhiên, không sử dụng thuốc bảo vệ thức vật, hóa chất.Cây trồng, vật nuôi được "bao bọc" trong môi trường sạch: đất sạch, không khí sạch, nước sạch. Ngoài ra, quá trình trồng trọt hữu cơ sẽ giúp bổ chất hữu cơ cho đất đai, tái sinh rừng và phủ xanh núi đồi.Cô gái trẻ xứ Thanh cho biết, để có được thành quả này là bao mồ hôi, nước mắt, nghị lực và cả máu liều. Những ngày đầu, nguồn vốn ít, kiến thức chủ yếu trên sách vở, không ít lần Linh thấy kiệt sức.Thế nhưng, Nguyễn Lê Ngọc Linh rất kiên trì. Ngay sau khi vay mượn đủ nguồn vốn, cô gái trẻ bắt đầu tìm những giống cây bản địa về trồng như keo, lát. Bước đầu, các loài cây này đều phát triển tốt.Sau 1 năm, khi vườn rừng đã phát triển, Linh lại bắt đầu đưa các lại cây có giá trị kinh tế cao vào trồng như dổi rừng lấy hạt, cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như bưởi, cam, ổi, mít.Ngoài ra, Linh còn trồng dưới tán rừng các loài cây hoa màu, cây bobo, cây ngô để lấy nguồn nhiên liệu làm thức ăn chăn nuôi tại chỗ và trồng các cây dược liệu như: cây thiên môn đông, gừng, nghệ, tỏi…Tới nay, "Vườn rừng bản Thổ" đã có hơn 50 loài cây rừng bản địa như lim, lát, dẻ, trám, mắc khén, dổi… cùng các loài cây hái quả gồm cam, quýt, bưởi và các loài dược liệu, cây nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi. Linh kết hợp chăn nuôi ong, gà trong rừng.Sản phẩm từ vườn rừng như mật ong, các cây rừng và các loại cây dược liệu, trái cây, nguyên liệu liệu chế biến thức ăn chăn nuôi…được bán ra thị trường trong và ngoài tỉnh.Tại chung kết Cuộc thi dự án khởi nghiệp sáng tạo thanh niên nông thôn năm 2020 do Trung ương Đoàn tổ chức, mô hình Vườn rừng bản Thổ của Nguyễn Lê Ngọc Linh đoạt giải đặc biệt.Đây là phần thưởng xứng đáng cho cô gái trẻ dám nghĩ dám làm, thông minh và đầy nghị lực.Mời đôc giả xem video:Vịt Quay Lạng Sơn - Ra Phố Là Phải Đẹp - Ẩm Thực Đường Phố. Nguồn: VTV Travel.
Sinh ra và lớn lên trong gia đình dân tộc Thổ nghèo tại xã xã Hóa Quỳ, huyện miền núi Như Xuân, Thanh Hóa, tuổi thơ của cô gái sinh năm 1990, Nguyễn Lê Ngọc Linh gắn bó với rừng với thiên nhiên, cỏ cây.
Năm 2013, Nguyễn Lê Ngọc Linh tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền và quyết định bám trụ lại thành phố. Cô gái trẻ nhanh chóng xin được công việc tốt với mức lương hấp dẫn trong lĩnh vực giáo dục.
Tuy nhiên, quê hương "chó ăn đá, gà ăn sỏi" trời nắng cuốc xuống đất cuốc nảy lên, trơ trọi toàn sỏi đá, mùa mưa đất dính nhẹm luôn hiện về trong giấc mơ của Linh.
Mỗi lần về thăm nhà, thấy những quả đồi núi trọc ngày càng nhiều, đất bỏ hoang bạc thếch; người thân khổ, nghèo, Nguyễn Lê Ngọc Linh quyết định tìm kiếm các giải pháp về nông nghiệp bền vững.
Linh lên mạng tìm kiếm thông tin về nông nghiệp sạch. "Ngày đi làm, tối thức đến 2-3h sáng lọ mọ đọc hết mọi bài viết người ta chia sẻ. Đọc bài nào thấy hay là lấy giấy bút ghi chép lại".
Khi đã có đủ vốn kiến thức, Nguyễn Lê Ngọc Linh quyết định bỏ phố về quê mượn 3 héc ta đất đồi của bố mẹ để xây dựng mô hình "Vườn rừng bản Thổ".
Đây là mô hình trồng trọt và chăn nuôi trên đất đồi tự nhiên, không sử dụng thuốc bảo vệ thức vật, hóa chất.
Cây trồng, vật nuôi được "bao bọc" trong môi trường sạch: đất sạch, không khí sạch, nước sạch. Ngoài ra, quá trình trồng trọt hữu cơ sẽ giúp bổ chất hữu cơ cho đất đai, tái sinh rừng và phủ xanh núi đồi.
Cô gái trẻ xứ Thanh cho biết, để có được thành quả này là bao mồ hôi, nước mắt, nghị lực và cả máu liều. Những ngày đầu, nguồn vốn ít, kiến thức chủ yếu trên sách vở, không ít lần Linh thấy kiệt sức.
Thế nhưng, Nguyễn Lê Ngọc Linh rất kiên trì. Ngay sau khi vay mượn đủ nguồn vốn, cô gái trẻ bắt đầu tìm những giống cây bản địa về trồng như keo, lát. Bước đầu, các loài cây này đều phát triển tốt.
Sau 1 năm, khi vườn rừng đã phát triển, Linh lại bắt đầu đưa các lại cây có giá trị kinh tế cao vào trồng như dổi rừng lấy hạt, cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như bưởi, cam, ổi, mít.
Ngoài ra, Linh còn trồng dưới tán rừng các loài cây hoa màu, cây bobo, cây ngô để lấy nguồn nhiên liệu làm thức ăn chăn nuôi tại chỗ và trồng các cây dược liệu như: cây thiên môn đông, gừng, nghệ, tỏi…
Tới nay, "Vườn rừng bản Thổ" đã có hơn 50 loài cây rừng bản địa như lim, lát, dẻ, trám, mắc khén, dổi… cùng các loài cây hái quả gồm cam, quýt, bưởi và các loài dược liệu, cây nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi. Linh kết hợp chăn nuôi ong, gà trong rừng.
Sản phẩm từ vườn rừng như mật ong, các cây rừng và các loại cây dược liệu, trái cây, nguyên liệu liệu chế biến thức ăn chăn nuôi…được bán ra thị trường trong và ngoài tỉnh.
Tại chung kết Cuộc thi dự án khởi nghiệp sáng tạo thanh niên nông thôn năm 2020 do Trung ương Đoàn tổ chức, mô hình Vườn rừng bản Thổ của Nguyễn Lê Ngọc Linh đoạt giải đặc biệt.
Đây là phần thưởng xứng đáng cho cô gái trẻ dám nghĩ dám làm, thông minh và đầy nghị lực.
Mời đôc giả xem video:Vịt Quay Lạng Sơn - Ra Phố Là Phải Đẹp - Ẩm Thực Đường Phố. Nguồn: VTV Travel.