Xăm 3D là phương thức xăm tạo chiều sâu cho hình xăm qua phương thức đánh bóng, tạo khối, mảng miếng, để có hình xăm màu sắc và sống động.Xăm 3D thường mất nhiều thời gian hơn xăm thông thường (2D), có khi lên đến hàng chục giờ, nếu hình xăm lớn.Xăm 3D vì thế cũng mất nhiều thời gian chịu đau hơn và hình săm khó xóa hơn thông thường.Để có những hình xăm 3D độc đáp và đẹp mắt, đồng nghĩa với việc phải bỏ chi phí tốn kém.Những hình xăm 3D đẹp và công phu nhất có giá lên tới hàng nghìn USD, tương đương hàng chục, thậm chí cả trăm triệu đồng.Nhưng xóa bỏ hình xăm còn tốn kém hơn, mất rất nhiều thời gian và thường phải xóa nhiều lần bằng laser. Tuy nhiên, nguy cơ để lại sẹo vẫn rất cao, thậm chí là sẹo lồi xấu xí.Xăm thường là quá trình chịu đựng đau đớn, dù có bôi thuốc gây tê. Quá trình này được một cư dân mạng mô tả: "Các bác cứ thử hình dung lấy kim châm nhẹ vào người có đau không? Mà đây khi xăm cỡ khoảng vài nghìn mũi đâm vào".Để nếm trải cảm giác thích thú khi tạo dấu ấn trên cơ thể, hoặc sợ giảm độ đẹp của hình xăm, nhiều người từ chối thuốc gây tê, chịu chích "sống" mũi tiêm trên da thịt mình.Xăm là thao tác dùng dao lam, kim... châm qua da, gây chảy máu, nên nếu các dụng cụ xăm không tiệt trùng, và tay người xăm không đeo găng tay, người đi xăm rất dễ lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường dịch, máu như viêm gan B, HIV...Sau khi xăm xong, thợ xăm hình thường dán băng mỏng vào chỗ xăm trong vòng 3-5 giờ và bạn cần dưỡng ẩm hình xăm cũng như giữ vệ sinh trong giai đoạn làm lành. Đi bơi hay ngồi trong phòng tắm hơi có thể làm vết thương từ chỗ xăm lâu lành và có thể gây nhiễm trùng.Nếu chưa chuẩn bị đầy đủ tâm lý thì bạn cũng nên cân nhắc quyết định xăm mình, bởi bạn có thể đối diện với những nguy cơ: vết xăm biến dạng, xấu xí, người thân phản đối, người ngoài kỳ thị, những rắc rối trong cuộc sống gia đình sau này...Dù rất đau đớn và tốn kém, nhưng người xăm vẫn tiếp tục chịu những nguy cơ dị ứng, lở loét, viêm nhiễm, thậm chí ung thư da nếu sử dụng mực xăm không đảm bảo chất lượng, .Tiến sĩ - bác sĩ Đỗ Quang Hùng (Phó trưởng khoa Tạo hình thẩm mỹ, Bệnh viện Chợ Rẫy) phân tích: "Da mỗi người có 3 lớp, là thượng bì, trung bì và hạ bì. Do mực xăm ăn vào lớp trung bì da, nên khi xóa xăm thường để lại sẹo".
Xăm 3D là phương thức xăm tạo chiều sâu cho hình xăm qua phương thức đánh bóng, tạo khối, mảng miếng, để có hình xăm màu sắc và sống động.
Xăm 3D thường mất nhiều thời gian hơn xăm thông thường (2D), có khi lên đến hàng chục giờ, nếu hình xăm lớn.
Xăm 3D vì thế cũng mất nhiều thời gian chịu đau hơn và hình săm khó xóa hơn thông thường.
Để có những hình xăm 3D độc đáp và đẹp mắt, đồng nghĩa với việc phải bỏ chi phí tốn kém.
Những hình xăm 3D đẹp và công phu nhất có giá lên tới hàng nghìn USD, tương đương hàng chục, thậm chí cả trăm triệu đồng.
Nhưng xóa bỏ hình xăm còn tốn kém hơn, mất rất nhiều thời gian và thường phải xóa nhiều lần bằng laser. Tuy nhiên, nguy cơ để lại sẹo vẫn rất cao, thậm chí là sẹo lồi xấu xí.
Xăm thường là quá trình chịu đựng đau đớn, dù có bôi thuốc gây tê. Quá trình này được một cư dân mạng mô tả: "Các bác cứ thử hình dung lấy kim châm nhẹ vào người có đau không? Mà đây khi xăm cỡ khoảng vài nghìn mũi đâm vào".
Để nếm trải cảm giác thích thú khi tạo dấu ấn trên cơ thể, hoặc sợ giảm độ đẹp của hình xăm, nhiều người từ chối thuốc gây tê, chịu chích "sống" mũi tiêm trên da thịt mình.
Xăm là thao tác dùng dao lam, kim... châm qua da, gây chảy máu, nên nếu các dụng cụ xăm không tiệt trùng, và tay người xăm không đeo găng tay, người đi xăm rất dễ lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường dịch, máu như viêm gan B, HIV...
Sau khi xăm xong, thợ xăm hình thường dán băng mỏng vào chỗ xăm trong vòng 3-5 giờ và bạn cần dưỡng ẩm hình xăm cũng như giữ vệ sinh trong giai đoạn làm lành. Đi bơi hay ngồi trong phòng tắm hơi có thể làm vết thương từ chỗ xăm lâu lành và có thể gây nhiễm trùng.
Nếu chưa chuẩn bị đầy đủ tâm lý thì bạn cũng nên cân nhắc quyết định xăm mình, bởi bạn có thể đối diện với những nguy cơ: vết xăm biến dạng, xấu xí, người thân phản đối, người ngoài kỳ thị, những rắc rối trong cuộc sống gia đình sau này...
Dù rất đau đớn và tốn kém, nhưng người xăm vẫn tiếp tục chịu những nguy cơ dị ứng, lở loét, viêm nhiễm, thậm chí ung thư da nếu sử dụng mực xăm không đảm bảo chất lượng, .
Tiến sĩ - bác sĩ Đỗ Quang Hùng (Phó trưởng khoa Tạo hình thẩm mỹ, Bệnh viện Chợ Rẫy) phân tích: "Da mỗi người có 3 lớp, là thượng bì, trung bì và hạ bì. Do mực xăm ăn vào lớp trung bì da, nên khi xóa xăm thường để lại sẹo".