Xúc xích: Đây là món ăn quen thuộc của giới trẻ và được bày bán tràn lan trên các vỉa hè, khu chợ ,bên cạnh trường học. Tuy nhiên, ở các quầy hàng này, xúc xích bày bán đều không có nhãn mác, màu sắc của sản phẩm cũng “lạ” hơn so với thông thường. Với những sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ này sẽ tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây bệnh. PGS. Tiến sĩ Nguyễn Duy Thịnh (Giám đốc Viện Công nghệ sinh học và công nghệ thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội) cho biết, thông thường, thực phẩm dù sử dụng chất bảo quản cũng chỉ có thời hạn phổ biến là 3-6 tháng, tối đa là hai năm. Muốn bảo quản lâu, sản phẩm đòi hỏi phải đảm bảo thanh trùng tốt, bao bì kín được hút chân không.Các chất bảo quản sử dụng phổ biến trong xúc xích là kali sorbate và nitrit (hay còn gọi là săm-pết). Trong đó, săm-pết vừa có tính năng bảo quản, vừa làm tươi, đỏ màu xúc xích. Tuy nhiên, ông Thịnh cảnh báo, nếu sử dụng quá liều, săm-pết sẽ phản ứng với axit amin có trong thịt để tạo ra samin, chất gây ung thư. PGS.TS Tiến sĩ Nguyễn Duy Thịnh cũng khẳng định, để có màu đỏ như những loại xúc xích bày bán ở vỉa hè hiện nay, chắc chắn phải sử dụng tới phẩm màu. Khi bị lạm dụng, chất này không chỉ có nguy cơ gây ung thư mà còn là tác nhân của nhiều chứng bệnh khác ở trẻ nhỏ như rối loạn hệ thần kinh và tiêu hóa, gây ra trạng thái kích động, cười đùa ngoài tầm kiểm soát.Ngô luộc: Ngô vốn là một loại ngũ cốc rất giàu chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, để làm ăn có lãi, người bán hàng đã dùng những "mánh khóe" làm cho cho ngô vừa ngon, ngọt lại vừa tiết kiệm được nhiên liệu. Muốn ngô ngọt hơn, những chủ hàng thường cho thêm một lượng đường hóa học nhất định. Thậm chí là dùng cả pin và muối diêm để luộc ngô. PGS.TS Tiến sĩ Nguyễn Duy Thịnh (Giám đốc Viện Công nghệ sinh học và công nghệ thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội) lý giải hiện tượng trên như sau: Thông thường, ngô luộc buổi sáng thì buổi chiều dễ ôi thiu do vi sinh vật hoạt động. Đây là lý do tại sao người ta cho muối diêm vào ngô để hôm nay có ế thì mai vẫn bán được tiếp . Muối diêm chỉ được sử dụng trong một số thực phẩm nhất định như trong thịt lạp sườn để tiêu diệt vi sinh vật trong thịt chứ không thể dùng cho ngô. Đặc biệt, khi dùng muối diêm, cũng phải dùng với 1 liều lượng cho phép để tránh độc hại. Vì muối diêm có chứa nhiều Nitrit nếu không tuân thủ về liều lượng thì sẽ gây bệnh ung thư.Theo TS Phạm Duệ, giám đốc Trung tâm chống độc, bệnh viện Bạch Mai , việc luộc ngô với pin sẽ khiến ngô nhiễm chì. Ngộ nhiễm độc chì làm suy giảm trí tuệ, lùn, khả năng học kém, rối loạn tư duy. Nem chua rán: Đây cũng là món ăn vỉa hè được nhiều người yêu thích, đặc biệt là các bạn trẻ ở các trường phổ thông, cao đẳng, đại học. Vì thế địa bàn hoạt động chính của những “gánh hàng nem” chính là những nơi tập trung nhiều học sinh, sinh viên. Tuy nhiên, đây lại là loại thực phẩm rất mất vệ sinh. Theo thống kê của Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế), có tới 88% nem chua, giò chả chứa vi khuẩn gây bệnh đường ruột. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu thuộc bộ môn Công nghệ Thực phẩm, Viện Công nghệ Sinh học - Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội cũng đã đưa ra bằng chứng khẳng định, trong nem chua tồn tại các loại vi khuẩn gây thối rữa, vi khuẩn gây bệnh và các ký sinh trùng như giun sán. Đó là chưa kể đến khâu chiên rán của các chủ quầy hàng, khi họ thường xuyên sử dụng các loại dầu mỡ không rõ nguồn gốc, dùng đi dùng lại nhiều lần.Kem vỉa hè, kem dạo: Theo ghi nhận của báo chí, đại đa số các xe kem bán dạo ở các phố và ngồi bán ở vỉa hè đều tự sản xuất từ bột, sữa không nhãn mác nhằm tăng độ ngọt, tăng số lượng và giảm giá thành đầu vào. Chính thực trạng này là nguyên nhân gây ra ngộ độc, nhiễm bệnh đối với người sử dụng.Thông thường các loại kem, sữa chua vỉa hè sử dụng các loại bột, sữa không rõ nguồn gốc để tự sản xuất sẽ rất dễ nhiễm chất độc melamine. Đây là loại chất độc phổ biến có trong sữa Trung Quốc (Theo kết quả kiểm tra của thanh tra Bộ Y tế). Chất độc melamine khi đi vào cơ thể sẽ bị giữ lại ở thận và tạo thành sỏi thận làm nghẽn các ống dẫn, làm bệnh nhân đau đớn và không thể tiểu tiện, sau đó thận sẽ sưng lên. Nếu không phát hiện kịp thời sẽ gây nên biến chứng và dẫn đến tử vong. Bún, trứng vịt lộn: Những hình ảnh này dường như rất quen thuộc trên các đường phố và bất cứ khi nào có khách hàng là chủ của những gánh hàng này có thể “ngả bát” phục vụ ngay. Chính sự tự nhiên, không người quản lý đó là nguyên nhân gây nên những vụ ngộ độc thực phẩm, đặc biệt là bệnh tiêu chảy cấp. Ốc vỉa hè: Món ăn này đã được cảnh báo từ lâu về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, rất nhiều người bỏ ngoài tai những cảnh báo đó và vẫn coi đây là một “nét văn hóa” ẩm thực.Trên thực tế, ốc không phải là loại hải sản độc hại, mà ngược lại đây còn là món ăn giàu dinh dưỡng. Nhưng điều đáng nói chính là quy trình chế biên không đảm bảo vệ sinh ở các quán vỉa hè sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh nguy hiểm, đặc biệt là bệnh tả, tiêu chảy. Đó là chưa kể đến những món rượu đi kèm sẽ gây ra hậu họa khôn lường khi sử dụng.Ngoài ra, còn rất nhiều những món ăn vỉa hè khác cũng tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh mà mọi người cần phải tránh xa như: chân, cánh gà nướng và các loại đồ uống như trà đá, trà chanh, nước mía vỉa hè…
Xúc xích: Đây là món ăn quen thuộc của giới trẻ và được bày bán tràn lan trên các vỉa hè, khu chợ ,bên cạnh trường học. Tuy nhiên, ở các quầy hàng này, xúc xích bày bán đều không có nhãn mác, màu sắc của sản phẩm cũng “lạ” hơn so với thông thường. Với những sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ này sẽ tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây bệnh.
PGS. Tiến sĩ Nguyễn Duy Thịnh (Giám đốc Viện Công nghệ sinh học và công nghệ thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội) cho biết, thông thường, thực phẩm dù sử dụng chất bảo quản cũng chỉ có thời hạn phổ biến là 3-6 tháng, tối đa là hai năm. Muốn bảo quản lâu, sản phẩm đòi hỏi phải đảm bảo thanh trùng tốt, bao bì kín được hút chân không.
Các chất bảo quản sử dụng phổ biến trong xúc xích là kali sorbate và nitrit (hay còn gọi là săm-pết). Trong đó, săm-pết vừa có tính năng bảo quản, vừa làm tươi, đỏ màu xúc xích. Tuy nhiên, ông Thịnh cảnh báo, nếu sử dụng quá liều, săm-pết sẽ phản ứng với axit amin có trong thịt để tạo ra samin, chất gây ung thư.
PGS.TS Tiến sĩ Nguyễn Duy Thịnh cũng khẳng định, để có màu đỏ như những loại xúc xích bày bán ở vỉa hè hiện nay, chắc chắn phải sử dụng tới phẩm màu. Khi bị lạm dụng, chất này không chỉ có nguy cơ gây ung thư mà còn là tác nhân của nhiều chứng bệnh khác ở trẻ nhỏ như rối loạn hệ thần kinh và tiêu hóa, gây ra trạng thái kích động, cười đùa ngoài tầm kiểm soát.
Ngô luộc: Ngô vốn là một loại ngũ cốc rất giàu chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, để làm ăn có lãi, người bán hàng đã dùng những "mánh khóe" làm cho cho ngô vừa ngon, ngọt lại vừa tiết kiệm được nhiên liệu. Muốn ngô ngọt hơn, những chủ hàng thường cho thêm một lượng đường hóa học nhất định. Thậm chí là dùng cả pin và muối diêm để luộc ngô.
PGS.TS Tiến sĩ Nguyễn Duy Thịnh (Giám đốc Viện Công nghệ sinh học và công nghệ thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội) lý giải hiện tượng trên như sau: Thông thường, ngô luộc buổi sáng thì buổi chiều dễ ôi thiu do vi sinh vật hoạt động. Đây là lý do tại sao người ta cho muối diêm vào ngô để hôm nay có ế thì mai vẫn bán được tiếp .
Muối diêm chỉ được sử dụng trong một số thực phẩm nhất định như trong thịt lạp sườn để tiêu diệt vi sinh vật trong thịt chứ không thể dùng cho ngô. Đặc biệt, khi dùng muối diêm, cũng phải dùng với 1 liều lượng cho phép để tránh độc hại. Vì muối diêm có chứa nhiều Nitrit nếu không tuân thủ về liều lượng thì sẽ gây bệnh ung thư.
Theo TS Phạm Duệ, giám đốc Trung tâm chống độc, bệnh viện Bạch Mai , việc luộc ngô với pin sẽ khiến ngô nhiễm chì. Ngộ nhiễm độc chì làm suy giảm trí tuệ, lùn, khả năng học kém, rối loạn tư duy.
Nem chua rán: Đây cũng là món ăn vỉa hè được nhiều người yêu thích, đặc biệt là các bạn trẻ ở các trường phổ thông, cao đẳng, đại học. Vì thế địa bàn hoạt động chính của những “gánh hàng nem” chính là những nơi tập trung nhiều học sinh, sinh viên. Tuy nhiên, đây lại là loại thực phẩm rất mất vệ sinh. Theo thống kê của Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế), có tới 88% nem chua, giò chả chứa vi khuẩn gây bệnh đường ruột.
Ngoài ra, nhóm nghiên cứu thuộc bộ môn Công nghệ Thực phẩm, Viện Công nghệ Sinh học - Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội cũng đã đưa ra bằng chứng khẳng định, trong nem chua tồn tại các loại vi khuẩn gây thối rữa, vi khuẩn gây bệnh và các ký sinh trùng như giun sán. Đó là chưa kể đến khâu chiên rán của các chủ quầy hàng, khi họ thường xuyên sử dụng các loại dầu mỡ không rõ nguồn gốc, dùng đi dùng lại nhiều lần.
Kem vỉa hè, kem dạo: Theo ghi nhận của báo chí, đại đa số các xe kem bán dạo ở các phố và ngồi bán ở vỉa hè đều tự sản xuất từ bột, sữa không nhãn mác nhằm tăng độ ngọt, tăng số lượng và giảm giá thành đầu vào. Chính thực trạng này là nguyên nhân gây ra ngộ độc, nhiễm bệnh đối với người sử dụng.
Thông thường các loại kem, sữa chua vỉa hè sử dụng các loại bột, sữa không rõ nguồn gốc để tự sản xuất sẽ rất dễ nhiễm chất độc melamine. Đây là loại chất độc phổ biến có trong sữa Trung Quốc (Theo kết quả kiểm tra của thanh tra Bộ Y tế).
Chất độc melamine khi đi vào cơ thể sẽ bị giữ lại ở thận và tạo thành sỏi thận làm nghẽn các ống dẫn, làm bệnh nhân đau đớn và không thể tiểu tiện, sau đó thận sẽ sưng lên. Nếu không phát hiện kịp thời sẽ gây nên biến chứng và dẫn đến tử vong.
Bún, trứng vịt lộn: Những hình ảnh này dường như rất quen thuộc trên các đường phố và bất cứ khi nào có khách hàng là chủ của những gánh hàng này có thể “ngả bát” phục vụ ngay. Chính sự tự nhiên, không người quản lý đó là nguyên nhân gây nên những vụ ngộ độc thực phẩm, đặc biệt là bệnh tiêu chảy cấp.
Ốc vỉa hè: Món ăn này đã được cảnh báo từ lâu về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, rất nhiều người bỏ ngoài tai những cảnh báo đó và vẫn coi đây là một “nét văn hóa” ẩm thực.
Trên thực tế, ốc không phải là loại hải sản độc hại, mà ngược lại đây còn là món ăn giàu dinh dưỡng. Nhưng điều đáng nói chính là quy trình chế biên không đảm bảo vệ sinh ở các quán vỉa hè sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh nguy hiểm, đặc biệt là bệnh tả, tiêu chảy. Đó là chưa kể đến những món rượu đi kèm sẽ gây ra hậu họa khôn lường khi sử dụng.
Ngoài ra, còn rất nhiều những món ăn vỉa hè khác cũng tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh mà mọi người cần phải tránh xa như: chân, cánh gà nướng và các loại đồ uống như trà đá, trà chanh, nước mía vỉa hè…