Khinh hạm Oliver Hazard Perry là một trong những lớp tàu chiến uy lực của Mỹ trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Hiện nay chúng đã bị loại biên hoàn toàn, nhưng Mỹ không tháo dỡ mà tiến hành chuyển giao cho các đồng minh.Điều này khiến Nga, Trung Quốc lo ngại, bởi lẽ ngoài uy lực tác chiến kinh hoàng, khinh hạm Oliver Hazard Perry là loại chiến hạm nổi tiếng "sống dai" của Mỹ, ngay cả khi trúng ngư lôi, tàu vẫn không bị đánh chìm.Điều này đồng nghĩa với việc đối đầu với loại chiến hạm này sẽ gặp rất nhiều khó khăn.Hiện Mỹ đang có kế hoạch chuyển giao loại chiến hạm này cho một số quốc gia châu Á và tại Đông Âu. Thậm chí trước đó có thông tin Mỹ sẽ chuyển giao chúng cho Ukraine.Khinh hạm lớp Oliver Hazard Perry do Mỹ thiết kế từ giữa những năm 1970 để hộ tống các đoàn tàu đổ bộ, tàu hậu cần, nhóm tàu sân bay chiến đấu.Nó cũng có thể đảm nhiệm các hoạt động khác như giám sát, phòng chống hoạt động buôn bán ma túy bất hợp pháp, hoạt động đánh bắt cá trái phép.Quá trình sản xuất Oliver Hazard Perry diễn ra trong giai đoạn 1975-2004, có tới 71 chiếc được chế tạo tại các nhà máy tại Mỹ, Australia, Tây Ban Nha và Đài Loan (Trung Quốc).Mục tiêu ban đầu của Mỹ là nhằm chế tạo một khinh hạm với yêu cầu giá thành không quá đắt để đủ sức thay thế các tàu khu trục cũ cũng như các khinh hạm lớp Knox.Lúc cao điểm, đội tàu Oliver Hazard Perry trong Hải quân Mỹ lên tới 61 chiếc.Sau khi loại biên, một phần trong số chiến hạm này được đưa vào dạng niêm cất, số khác được chuyển giao miễn phí hoặc bán rẻ cho các đồng minh thân cận.Hiện có 6 quốc gia, vùng lãnh thổ gồm Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Lan, Pakistan, Ai Cập, Bahrain, Đài Loan đang sử dụng loại khinh hạm này dưới dạng được Mỹ chuyển giao tàu cũ.Tất cả số tàu đó sau khi tiếp nhận đều được nước sở tại sửa chữa, nâng cấp để có thể tiếp tục sử dụng thêm một thời gian dài nữa.Khinh hạm lớp Oliver Hazard Perry có chiều dài 136 m, rộng 14 m, lượng giãn nước 4.200 tấn (đầy tải), thủy thủ đoàn 176 người.Tàu được trang bị 2 động cơ General Electric LM2500-30 giúp đạt tốc độ tối đa 29 hải lý/giờ, tầm hoạt động 4.500 hải lý.Về vũ khí, khinh hạm lớp Oliver Hazard Perry được trang bị 1 ray phóng đơn Mk 13 dùng để phóng tên lửa phòng không SM-1MR và tên lửa chống hạm Harpoon (với cơ số 40 quả cho cả 2 loại).Từ năm 2004, tất cả các tàu lớp Oliver Hazard Perry của Mỹ đã thay thế bệ phóng Mk 13 bằng pháo tự động Mk 38 Mod 2 do tên lửa SM-1 bị loại bỏ khỏi biên chế của Hải quân Mỹ.Ngoài ra, khinh hạm lớp Oliver Hazard Perry còn được trang bị 2 cụm 3 ống phóng Mk 32 dùng để phóng ngư lôi Mk 46 hoặc Mk 50, 1 pháo hạm OTO Melara Mk 75 76 mm/62 bố trí ở giữa tàu.Một hệ thống phòng thủ tầm cực gần (CIWS) Phalanx và 4 súng máy 12,7 mm.Trên tàu có sàn đáp và nhà chứa cho 2 trực thăng săn ngầm loại MH-60.Một số chiến hạm lớp này đã được trang bị pháo Mk 38 Mod 2 thay thế cho tên lửa SM-1.Sức mạnh từ khẩu pháo này rất đáng gờm.Một số nước sau khi nhận tàu lớp Oliver Hazard Perry đã tiến hành nâng cấp hệ thống vũ khí bằng những loại hiện đại và uy lực hơn.Thổ Nhĩ Kỳ còn "chơi trội" khi trang bị hẳn bệ phóng Mk 41 trên khinh hạm TCG-Göksu (F-497) vốn là một khinh hạm lớp Oliver Hazard Perry được Mỹ cung cấp.Hệ thống bệ phóng Mk 41 có thể phóng được rất nhiều loại tên lửa từ tên lửa phòng không tới cả tên lửa hành trình và tên lửa chống hạm. Chính điều này càng khiến Nga và Trung Quốc lo ngại mỗi khi có thông tin Mỹ chuyển giao tàu chiến này cho bất cứ quốc gia nào.
Khinh hạm Oliver Hazard Perry là một trong những lớp tàu chiến uy lực của Mỹ trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Hiện nay chúng đã bị loại biên hoàn toàn, nhưng Mỹ không tháo dỡ mà tiến hành chuyển giao cho các đồng minh.
Điều này khiến Nga, Trung Quốc lo ngại, bởi lẽ ngoài uy lực tác chiến kinh hoàng, khinh hạm Oliver Hazard Perry là loại chiến hạm nổi tiếng "sống dai" của Mỹ, ngay cả khi trúng ngư lôi, tàu vẫn không bị đánh chìm.
Điều này đồng nghĩa với việc đối đầu với loại chiến hạm này sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Hiện Mỹ đang có kế hoạch chuyển giao loại chiến hạm này cho một số quốc gia châu Á và tại Đông Âu. Thậm chí trước đó có thông tin Mỹ sẽ chuyển giao chúng cho Ukraine.
Khinh hạm lớp Oliver Hazard Perry do Mỹ thiết kế từ giữa những năm 1970 để hộ tống các đoàn tàu đổ bộ, tàu hậu cần, nhóm tàu sân bay chiến đấu.
Nó cũng có thể đảm nhiệm các hoạt động khác như giám sát, phòng chống hoạt động buôn bán ma túy bất hợp pháp, hoạt động đánh bắt cá trái phép.
Quá trình sản xuất Oliver Hazard Perry diễn ra trong giai đoạn 1975-2004, có tới 71 chiếc được chế tạo tại các nhà máy tại Mỹ, Australia, Tây Ban Nha và Đài Loan (Trung Quốc).
Mục tiêu ban đầu của Mỹ là nhằm chế tạo một khinh hạm với yêu cầu giá thành không quá đắt để đủ sức thay thế các tàu khu trục cũ cũng như các khinh hạm lớp Knox.
Lúc cao điểm, đội tàu Oliver Hazard Perry trong Hải quân Mỹ lên tới 61 chiếc.
Sau khi loại biên, một phần trong số chiến hạm này được đưa vào dạng niêm cất, số khác được chuyển giao miễn phí hoặc bán rẻ cho các đồng minh thân cận.
Hiện có 6 quốc gia, vùng lãnh thổ gồm Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Lan, Pakistan, Ai Cập, Bahrain, Đài Loan đang sử dụng loại khinh hạm này dưới dạng được Mỹ chuyển giao tàu cũ.
Tất cả số tàu đó sau khi tiếp nhận đều được nước sở tại sửa chữa, nâng cấp để có thể tiếp tục sử dụng thêm một thời gian dài nữa.
Khinh hạm lớp Oliver Hazard Perry có chiều dài 136 m, rộng 14 m, lượng giãn nước 4.200 tấn (đầy tải), thủy thủ đoàn 176 người.
Tàu được trang bị 2 động cơ General Electric LM2500-30 giúp đạt tốc độ tối đa 29 hải lý/giờ, tầm hoạt động 4.500 hải lý.
Về vũ khí, khinh hạm lớp Oliver Hazard Perry được trang bị 1 ray phóng đơn Mk 13 dùng để phóng tên lửa phòng không SM-1MR và tên lửa chống hạm Harpoon (với cơ số 40 quả cho cả 2 loại).
Từ năm 2004, tất cả các tàu lớp Oliver Hazard Perry của Mỹ đã thay thế bệ phóng Mk 13 bằng pháo tự động Mk 38 Mod 2 do tên lửa SM-1 bị loại bỏ khỏi biên chế của Hải quân Mỹ.
Ngoài ra, khinh hạm lớp Oliver Hazard Perry còn được trang bị 2 cụm 3 ống phóng Mk 32 dùng để phóng ngư lôi Mk 46 hoặc Mk 50, 1 pháo hạm OTO Melara Mk 75 76 mm/62 bố trí ở giữa tàu.
Một hệ thống phòng thủ tầm cực gần (CIWS) Phalanx và 4 súng máy 12,7 mm.
Trên tàu có sàn đáp và nhà chứa cho 2 trực thăng săn ngầm loại MH-60.
Một số chiến hạm lớp này đã được trang bị pháo Mk 38 Mod 2 thay thế cho tên lửa SM-1.
Sức mạnh từ khẩu pháo này rất đáng gờm.
Một số nước sau khi nhận tàu lớp Oliver Hazard Perry đã tiến hành nâng cấp hệ thống vũ khí bằng những loại hiện đại và uy lực hơn.
Thổ Nhĩ Kỳ còn "chơi trội" khi trang bị hẳn bệ phóng Mk 41 trên khinh hạm TCG-Göksu (F-497) vốn là một khinh hạm lớp Oliver Hazard Perry được Mỹ cung cấp.
Hệ thống bệ phóng Mk 41 có thể phóng được rất nhiều loại tên lửa từ tên lửa phòng không tới cả tên lửa hành trình và tên lửa chống hạm. Chính điều này càng khiến Nga và Trung Quốc lo ngại mỗi khi có thông tin Mỹ chuyển giao tàu chiến này cho bất cứ quốc gia nào.