Sáng 8/6, nhiều hàng quán tại phố Kim và thị trấn Chũ (huyện Lục Ngạn, Bắc Giang) đóng cửa để cho lái buôn thuê mặt bằng phía trước làm nơi thu mua vải. Cảnh ùn tắc giao thông tiếp tục xuất hiện tại đây vào mỗi độ vải thiều chín rộ.Từ sớm, người dân địa phương chở những sọt vải chín đỏ ra quốc lộ bán cho tiểu thương. Để có những chùm vải tươi ngon đổ buôn cho đại lý, họ phải trèo hái từ 3h sáng.Dọc quốc lộ 31 đoạn qua phố Kim và một số tuyến đường khác nhuộm một màu đỏ của vải. Giao thông ở đây rơi vào cảnh ùn tắc mỗi buổi sáng khi người buôn vải từ khắp nơi đổ về lấy hàng.Theo người dân, giá vải năm nay cao hơn nhiều so với các năm trước. Vải thiều thường được bán với giá 28.000-35.000 đồng/kg, còn giống vải Thanh Hà là 40.000-50.000 đồng/kg.Lý giải về việc giá vải cao hơn những năm trước, chị Nguyễn Hoài (chủ một đại lý thu mua) cho biết: "Vải đang đầu mùa chưa có nhiều, trong khi nhu cầu thị trường trong nước tăng cao. Một lý do nữa là chất lượng vải năm nay cũng khá tốt nên có mức giá cao như vậy".Anh Bùi Đình Đồng (ở xã Phượng Sơn, Lục Ngạn) bày tỏ niềm vui vì vải được giá. "Tuy sản lượng không nhiều bằng các năm trước nhưng giá thu mua tốt nên thu nhập cũng tạm ổn. Mong rằng từ giờ tới cuối vụ, giá vải ổn định cho nông dân chúng tôi bớt khổ", anh Đồng nói.Trung bình mỗi xe máy chở 150-200 kg vải. Trước mỗi điểm thu mua, cả chục xe nối đuôi nhau vào cân tạo nên cảnh nhộn nhịp từ sáng sớm đến trưa.Cầm trên tay chùm vải nặng trĩu, anh Đỗ Văn Thành (ở huyện Lục Ngạn) phấn khởi nói: "Nhà tôi được hơn tấn vải thiều và khoảng 2-3 tạ vải Thanh Hà. Năm nay mất mùa so với mọi năm nhưng bù lại bán được giá tốt nên không khổ sở như mọi năm".Sau khi thu mua, các đại lý bảo quản vải bằng cách dùng chăn ướt phủ lên để giữ độ ẩm. Đến chiều, vải được đóng vào thùng xốp mang đi tiêu thụ trong nước và nước ngoài.Trước khi đem bán, nhiều tiểu thương sẽ phân loại vải và buộc thành từng chùm để tiện vận chuyển.
Sáng 8/6, nhiều hàng quán tại phố Kim và thị trấn Chũ (huyện Lục Ngạn, Bắc Giang) đóng cửa để cho lái buôn thuê mặt bằng phía trước làm nơi thu mua vải. Cảnh ùn tắc giao thông tiếp tục xuất hiện tại đây vào mỗi độ vải thiều chín rộ.
Từ sớm, người dân địa phương chở những sọt vải chín đỏ ra quốc lộ bán cho tiểu thương. Để có những chùm vải tươi ngon đổ buôn cho đại lý, họ phải trèo hái từ 3h sáng.
Dọc quốc lộ 31 đoạn qua phố Kim và một số tuyến đường khác nhuộm một màu đỏ của vải. Giao thông ở đây rơi vào cảnh ùn tắc mỗi buổi sáng khi người buôn vải từ khắp nơi đổ về lấy hàng.
Theo người dân, giá vải năm nay cao hơn nhiều so với các năm trước. Vải thiều thường được bán với giá 28.000-35.000 đồng/kg, còn giống vải Thanh Hà là 40.000-50.000 đồng/kg.
Lý giải về việc giá vải cao hơn những năm trước, chị Nguyễn Hoài (chủ một đại lý thu mua) cho biết: "Vải đang đầu mùa chưa có nhiều, trong khi nhu cầu thị trường trong nước tăng cao. Một lý do nữa là chất lượng vải năm nay cũng khá tốt nên có mức giá cao như vậy".
Anh Bùi Đình Đồng (ở xã Phượng Sơn, Lục Ngạn) bày tỏ niềm vui vì vải được giá. "Tuy sản lượng không nhiều bằng các năm trước nhưng giá thu mua tốt nên thu nhập cũng tạm ổn. Mong rằng từ giờ tới cuối vụ, giá vải ổn định cho nông dân chúng tôi bớt khổ", anh Đồng nói.
Trung bình mỗi xe máy chở 150-200 kg vải. Trước mỗi điểm thu mua, cả chục xe nối đuôi nhau vào cân tạo nên cảnh nhộn nhịp từ sáng sớm đến trưa.
Cầm trên tay chùm vải nặng trĩu, anh Đỗ Văn Thành (ở huyện Lục Ngạn) phấn khởi nói: "Nhà tôi được hơn tấn vải thiều và khoảng 2-3 tạ vải Thanh Hà. Năm nay mất mùa so với mọi năm nhưng bù lại bán được giá tốt nên không khổ sở như mọi năm".
Sau khi thu mua, các đại lý bảo quản vải bằng cách dùng chăn ướt phủ lên để giữ độ ẩm. Đến chiều, vải được đóng vào thùng xốp mang đi tiêu thụ trong nước và nước ngoài.
Trước khi đem bán, nhiều tiểu thương sẽ phân loại vải và buộc thành từng chùm để tiện vận chuyển.