Nấm linh chi là dược liệu quen thuộc, có giá trị kinh tế cao. Phát hiện nấm có màu sắc đẹp, chủ trại nấm linh chi Lê Anh Tuấn (30 tuổi, ngụ xã Bình Minh, huyện Trảng Bom, Đồng Nai) đã biến loại dược liệu này thành cây cảnh, tạo thế bonsai phục vụ cho khách hàng dịp Tết.Theo anh Tuấn, linh chi được trồng và chăm sóc trong môi trường đặc biệt suốt 4 tháng. Khi chúng ra tán rộng, đẻ nhánh thì tách khỏi phôi để chuyển sang chậu sứ.Nhiều người quan niệm, linh chi sống lâu, màu sắc rực rỡ... gợi sự trường thọ, phát đạt nên mua về chưng dịp Tết.Bonsai được nuôi trồng công phu, hình dáng độc đáo nên có giá từ 200.000 đến 10 triệu đồng/chậu. Chủ trại cho biết: "Năm nay tôi chọn những phôi nấm đẹp để tạo 1.500 chậu. Khách ưa chuộng nên hiện tại không đủ hàng bán".Cùng với sản xuất bonsai linh chi, ông chủ 30 tuổi cũng trồng nấm hoàng chi phục vụ Tết. Loài này toàn thân màu đỏ, tán rộng như cổ thụ, sần sùi nên có giá cao hơn linh chi.Được trồng chậu nên lớp bào tử (phấn màu nâu) trên tán linh chi không nhiều nhưng công dụng của dược liệu vẫn còn nên sau Tết, người chơi có thể dùng làm thuốc. Nếu chăm sóc tốt, nấm vẫn sống và sinh trưởng từ 8 tháng đến 1 năm.Tách khỏi phôi, những cành đẹp sẽ được ghép với nhau tạo cảnh, còn cành xấu được dùng làm thuốc để bán cho người có nhu cầu.Để có bonsai dáng đẹp, người trồng phải ghép từ nhiều thân nấm khác nhau. Mỗi cây có nhiều cành và cao từ 40 cm đến 70 cm, có giá 4 triệu đến 10 triệu đồng. Người trồng nấm treo các vật trang trí tạo thêm vẻ đẹp.Linh chi sừng hươu độc đáo vì phát triển tự nhiên, không ghép nên khách ưa thích. Tuy nhiên, việc tạo loại này rất khó, rủi ro cao. "Khi nấm bắt đầu mọc đến khi trưởng thành, người trồng phải theo dõi, liên tục thay đổi môi trường ánh sáng, nhiệt độ để nấm mọc 'sừng'. Nếu may mắn, làm 1.000 bịch phôi thì đạt 10 bịch. Năm nay tôi chỉ làm được 2 cây nhưng để làm quà Tết", anh Tuấn nói.Chủ trại nấm linh cho biết: "Sản phẩm làm ra đến đâu được các shop hoa tại TP HCM, Hà Nội, Đồng Nai... tiêu thụ đến đó. Cách làm này giúp tăng hiệu quả kinh tế cho dược liệu".
Nấm linh chi là dược liệu quen thuộc, có giá trị kinh tế cao. Phát hiện nấm có màu sắc đẹp, chủ trại nấm linh chi Lê Anh Tuấn (30 tuổi, ngụ xã Bình Minh, huyện Trảng Bom, Đồng Nai) đã biến loại dược liệu này thành cây cảnh, tạo thế bonsai phục vụ cho khách hàng dịp Tết.
Theo anh Tuấn, linh chi được trồng và chăm sóc trong môi trường đặc biệt suốt 4 tháng. Khi chúng ra tán rộng, đẻ nhánh thì tách khỏi phôi để chuyển sang chậu sứ.
Nhiều người quan niệm, linh chi sống lâu, màu sắc rực rỡ... gợi sự trường thọ, phát đạt nên mua về chưng dịp Tết.
Bonsai được nuôi trồng công phu, hình dáng độc đáo nên có giá từ 200.000 đến 10 triệu đồng/chậu. Chủ trại cho biết: "Năm nay tôi chọn những phôi nấm đẹp để tạo 1.500 chậu. Khách ưa chuộng nên hiện tại không đủ hàng bán".
Cùng với sản xuất bonsai linh chi, ông chủ 30 tuổi cũng trồng nấm hoàng chi phục vụ Tết. Loài này toàn thân màu đỏ, tán rộng như cổ thụ, sần sùi nên có giá cao hơn linh chi.
Được trồng chậu nên lớp bào tử (phấn màu nâu) trên tán linh chi không nhiều nhưng công dụng của dược liệu vẫn còn nên sau Tết, người chơi có thể dùng làm thuốc. Nếu chăm sóc tốt, nấm vẫn sống và sinh trưởng từ 8 tháng đến 1 năm.
Tách khỏi phôi, những cành đẹp sẽ được ghép với nhau tạo cảnh, còn cành xấu được dùng làm thuốc để bán cho người có nhu cầu.
Để có bonsai dáng đẹp, người trồng phải ghép từ nhiều thân nấm khác nhau. Mỗi cây có nhiều cành và cao từ 40 cm đến 70 cm, có giá 4 triệu đến 10 triệu đồng. Người trồng nấm treo các vật trang trí tạo thêm vẻ đẹp.
Linh chi sừng hươu độc đáo vì phát triển tự nhiên, không ghép nên khách ưa thích. Tuy nhiên, việc tạo loại này rất khó, rủi ro cao. "Khi nấm bắt đầu mọc đến khi trưởng thành, người trồng phải theo dõi, liên tục thay đổi môi trường ánh sáng, nhiệt độ để nấm mọc 'sừng'. Nếu may mắn, làm 1.000 bịch phôi thì đạt 10 bịch. Năm nay tôi chỉ làm được 2 cây nhưng để làm quà Tết", anh Tuấn nói.
Chủ trại nấm linh cho biết: "Sản phẩm làm ra đến đâu được các shop hoa tại TP HCM, Hà Nội, Đồng Nai... tiêu thụ đến đó. Cách làm này giúp tăng hiệu quả kinh tế cho dược liệu".