Tại Việt Nam, cây hồng nhung ít được biết đến và nơi có số lượng cây hồng nhung lớn là tại chùa Bốn Mặt (xã Phú Tân, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng) với hơn 100 cây và có tên gọi tại địa phương là đào hồng nhung.Ông La Thông - thư ký Ban Quản trị chùa Bốn Mặt cho biết: “Không ai biết chính xác cây đào hồng nhung được đem về đây trồng khi nào, chỉ biết khi có chùa là đã thấy có 2 cây được trồng. Hiện nay toàn chùa có hơn 100 cây đào hồng nhung có tuổi thọ khác nhau, cây lớn nhất là khoảng 100 tuổi”. Cũng theo ông Thông, ở những khu vực lân cận tại địa phương và một số tỉnh miền Tây cũng có trồng loại cây này nhưng có số lượng rất ít và đa số đều lấy giống từ chùa Bốn Mặt. Cây hồng nhung có tán cây rộng, lá to nên được mọi người chọn làm cây cảnh.Lớp lông nhung trên vỏ là một đặc điểm gây ấn tượng cho nhiều người. Vì thế, tên gọi phổ thông của cây đã được nhiều nơi gọi theo đặc điểm này.Lớp lông nhung trên trái hồng nhung gây ngứa khi chạm vào da nên trước khi ăn phải chà sạch lớp lông này, gọt bỏ lớp vỏ mỏng bên ngoài. Trong ảnh: Một trái hồng nhung sau khi được chà sạch lớp lông nhung có màu đỏ hồng đẹp mắt.Thịt trái hồng nhung mềm, dẻo và có mùi thơm nhẹ, vị ngọt pha lẫn chát.1 trong 2 cây hồng nhung tại chùa Bốn Mặt với tuổi thọ hơn 100 năm.Những chùm hồng nhung đẹp mắt trong chùa Bốn Mặt.Cây mang hoa đơn tính cùng gốc, hoa đực mọc thành cụm hay chùm 3 – 7 hoa, có mùi thơm, phủ đầy lông, cánh hoa màu trắng.Cây hồng nhung được sử dụng như cây cảnh, che bóng mát chứ ít khi sử dụng trái mặc dù trái hồng nhung rất ngon.
Tại Việt Nam, cây hồng nhung ít được biết đến và nơi có số lượng cây hồng nhung lớn là tại chùa Bốn Mặt (xã Phú Tân, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng) với hơn 100 cây và có tên gọi tại địa phương là đào hồng nhung.
Ông La Thông - thư ký Ban Quản trị chùa Bốn Mặt cho biết: “Không ai biết chính xác cây đào hồng nhung được đem về đây trồng khi nào, chỉ biết khi có chùa là đã thấy có 2 cây được trồng. Hiện nay toàn chùa có hơn 100 cây đào hồng nhung có tuổi thọ khác nhau, cây lớn nhất là khoảng 100 tuổi”. Cũng theo ông Thông, ở những khu vực lân cận tại địa phương và một số tỉnh miền Tây cũng có trồng loại cây này nhưng có số lượng rất ít và đa số đều lấy giống từ chùa Bốn Mặt. Cây hồng nhung có tán cây rộng, lá to nên được mọi người chọn làm cây cảnh.
Lớp lông nhung trên vỏ là một đặc điểm gây ấn tượng cho nhiều người. Vì thế, tên gọi phổ thông của cây đã được nhiều nơi gọi theo đặc điểm này.
Lớp lông nhung trên trái hồng nhung gây ngứa khi chạm vào da nên trước khi ăn phải chà sạch lớp lông này, gọt bỏ lớp vỏ mỏng bên ngoài. Trong ảnh: Một trái hồng nhung sau khi được chà sạch lớp lông nhung có màu đỏ hồng đẹp mắt.
Thịt trái hồng nhung mềm, dẻo và có mùi thơm nhẹ, vị ngọt pha lẫn chát.
1 trong 2 cây hồng nhung tại chùa Bốn Mặt với tuổi thọ hơn 100 năm.
Những chùm hồng nhung đẹp mắt trong chùa Bốn Mặt.
Cây mang hoa đơn tính cùng gốc, hoa đực mọc thành cụm hay chùm 3 – 7 hoa, có mùi thơm, phủ đầy lông, cánh hoa màu trắng.
Cây hồng nhung được sử dụng như cây cảnh, che bóng mát chứ ít khi sử dụng trái mặc dù trái hồng nhung rất ngon.