Để đối phó với Zika vừa xuất hiện ở Việt Nam, các gia đình nên chọn mua những sản phẩm có tác dụng đuổi muỗi. Với những gia đình quan tâm đến cách diệt muỗi không dùng hóa chất, có thể tham khảo trồng các loại cây diệt muỗi tự nhiên như cúc vạn thọ, cây sả, húng chanh, bạc hà, ngũ gia bì, húng quế, cây hương thảo. Tuy nhiên, theo chị Hoàng Lan (chủ cửa hàng cây cảnh trên đường Hoàng Hoa Thám - Hà Nội): "Các loại cây này nếu trồng có thể đuổi muỗi rất an toàn cho sức khỏe nhưng hiệu quả không cao, nhất là ở những phòng diện tích rộng, độ lan tỏa của tinh dầu không mạnh. Do đó, chỉ nên đặt 2-3 chậu cây ở phòng có diện tích từ 12 - 16m2 là thích hợp". Ảnh minh họa.Dùng cửa, lưới chống muỗi được xem là lựa chọn tốt để đối phó với muỗi mà không cần phun hóa chất độc hại. Các mắt lưới nhỏ vừa có tác dụng thoáng khí vừa có thể ngăn muỗi từ bên ngoài bay vào nhà. Một số loại cửa lưới cuốn tự động khá tiện ích, khi không sử dụng, có thể kéo lên phía trên cửa, giúp căn phòng gọn gàng. Ảnh minh họa.Tuy nhiên, theo anh Nguyễn Minh Tuấn (nhân viên lắp đặt cửa chống muỗi tại Hà Nội): "Người mua cũng nên cân nhắc sản phẩm này, chọn loại chất lượng, lắp đặt đúng cách để tránh hiện tượng mặt lưới bị phồng, phản tác dụng. So với các cách khác, thì dùng cửa, lưới chống muỗi sẽ tốn kém hơn. Mức giá phải chi ra khoảng 300-900.000 đồng/m2 (tùy từng loại cửa lưới tự động, cửa xếp, cuốn...). Ảnh minh họa."Ngoài ra, cách làm cửa lưới chống muỗi cũng sẽ ảnh hưởng đến thẩm mỹ ngôi nhà, do đó, khách cũng nên tìm hiểu kỹ. Đặc biệt, cách chống muỗi này sẽ hiệu quả hơn khi gia chủ dọn dẹp xung quanh nhà, không để quá nhiều cây cối, bụi rậm hoặc bể nước, rãnh nước đọng, khiến muỗi sinh sôi" - anh Tuấn cho biết thêm. Ảnh minh họa.Ngoài các cách diệt muỗi kể trên, thị trường hiện nay có nhiều loại đèn bẫy muỗi, giá từ 130.000 - 250.00 đồng. Tuy là thiết bị khá an toàn, song các loại đèn này cũng có nhược điểm. Chị Hoài (chủ cửa hàng đồ điện trên đường Nguyễn Chí Thanh - Hà Nội) tư vấn: "Các loại đèn không tháo được vỏ, nếu sử dụng lâu, phần lưới kim loại bị bám nhiều xác muỗi, côn trùng sẽ hoạt động kém hơn, lại khó tháo lắp để vệ sinh, làm sạch". Ảnh minh họa."Một số loại đèn có dùng thêm hương thơm đuổi muỗi thì có giá đắt hơn, Nhưng theo tôi, người mua nên cân nhắc những tinh dầu đi kèm đèn có gây dị ứng hay không, tốt nhất chọn loại tháo lắp vỏ được sẽ tiện hơn" - chị Hoa tư vấn. Ảnh minh họa.Hiện nay, cách phổ biến vẫn được các gia đình dùng để diệt muỗi là dùng vợt điện. Tuy vậy, cách này chỉ hiệu quả ở một thời điểm nhất định. Quan trọng nhất vẫn là việc phải đảm bảo vệ sinh môi trường sống, ngăn các điều kiện muỗi sinh sôi. Ảnh minh họa.Bên cạnh các cách diệt muỗi, Bộ y tế cũng khuyến cáo người dân cần ngủ màn để phòng chống muỗi đốt. Hiện nay, trên thị trường có bán loại màn tuyn tẩm thuốc chống muỗi với giá từ 60.000 - 100.000 đồng (tùy kích thước). Ảnh minh họa.Tuy nhiên, khi sử dụng sản phẩm này, theo TS Phạm Thị Khoa, Trưởng khoa Hóa thực nghiệm, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng T.Ư tư vấn cần tìm hiểu kỹ chất diệt côn trùng trên màn: "Các chất diệt côn trùng pyrethroid được khuyến cáo dùng để tẩm màn tương đối tốt, không độc hại đối với người, động vật có vú và chim. Tuy nhiên, đối với trẻ nhỏ, khi nằm màn mới tẩm cần chú ý không để trẻ ngậm màn vào miệng. Màn bằng sợi tổng hợp mới xử lý với liều thuốc cao có thể gây triệu chứng dị ứng như cảm lạnh, hắt xì hơi, chảy nước mũi trong 1 - 2 tuần lễ nằm màn. Nếu liều thấp hơn có thể có tác dụng phụ kéo dài độ 1 ngày". Ảnh minh họa.Theo BS. Nguyễn Võ Hinh, việc mua màn tuyn chống muỗi muốn hiệu quả cũng cần chú ý: "Ở những vùng có khí hậu nóng, màn có mắt lưới nhỏ làm hạn chế sự thoáng khí ở trong màn nên đây là một nhược điểm. Trên thực tế, mắt vải màn càng lớn thì càng thoáng khí nhưng nếu mắt có kích thước lớn trên 2mm thì đa số các loài muỗi có thể chui qua được". Ảnh minh họa."Chất liệu màn cũng nên quan tâm. Nhược điểm của màn dệt là sợi có thể bị dạt lệch nhau làm cho mắt lưới rộng hơn tạo điều kiện để muỗi có thể chui qua; tuy nhiên với màn dệt bằng sợi tổng hợp polyethylene cứng thì không bị ảnh hưởng gì. Màn làm bằng sợi tổng hợp rẻ tiền và bền hơn loại màn sợi bông. Người mua nên tham khảo để chọn loại phù hợp" - BS. Nguyễn Võ Hinh cho biết thêm. Ảnh minh họa.
Để đối phó với Zika vừa xuất hiện ở Việt Nam, các gia đình nên chọn mua những sản phẩm có tác dụng đuổi muỗi.
Với những gia đình quan tâm đến cách diệt muỗi không dùng hóa chất, có thể tham khảo trồng các loại cây diệt muỗi tự nhiên như cúc vạn thọ, cây sả, húng chanh, bạc hà, ngũ gia bì, húng quế, cây hương thảo. Tuy nhiên, theo chị Hoàng Lan (chủ cửa hàng cây cảnh trên đường Hoàng Hoa Thám - Hà Nội): "Các loại cây này nếu trồng có thể đuổi muỗi rất an toàn cho sức khỏe nhưng hiệu quả không cao, nhất là ở những phòng diện tích rộng, độ lan tỏa của tinh dầu không mạnh. Do đó, chỉ nên đặt 2-3 chậu cây ở phòng có diện tích từ 12 - 16m2 là thích hợp". Ảnh minh họa.
Dùng cửa, lưới chống muỗi được xem là lựa chọn tốt để đối phó với muỗi mà không cần phun hóa chất độc hại. Các mắt lưới nhỏ vừa có tác dụng thoáng khí vừa có thể ngăn muỗi từ bên ngoài bay vào nhà. Một số loại cửa lưới cuốn tự động khá tiện ích, khi không sử dụng, có thể kéo lên phía trên cửa, giúp căn phòng gọn gàng. Ảnh minh họa.
Tuy nhiên, theo anh Nguyễn Minh Tuấn (nhân viên lắp đặt cửa chống muỗi tại Hà Nội): "Người mua cũng nên cân nhắc sản phẩm này, chọn loại chất lượng, lắp đặt đúng cách để tránh hiện tượng mặt lưới bị phồng, phản tác dụng. So với các cách khác, thì dùng cửa, lưới chống muỗi sẽ tốn kém hơn. Mức giá phải chi ra khoảng 300-900.000 đồng/m2 (tùy từng loại cửa lưới tự động, cửa xếp, cuốn...). Ảnh minh họa.
"Ngoài ra, cách làm cửa lưới chống muỗi cũng sẽ ảnh hưởng đến thẩm mỹ ngôi nhà, do đó, khách cũng nên tìm hiểu kỹ. Đặc biệt, cách chống muỗi này sẽ hiệu quả hơn khi gia chủ dọn dẹp xung quanh nhà, không để quá nhiều cây cối, bụi rậm hoặc bể nước, rãnh nước đọng, khiến muỗi sinh sôi" - anh Tuấn cho biết thêm. Ảnh minh họa.
Ngoài các cách diệt muỗi kể trên, thị trường hiện nay có nhiều loại đèn bẫy muỗi, giá từ 130.000 - 250.00 đồng. Tuy là thiết bị khá an toàn, song các loại đèn này cũng có nhược điểm. Chị Hoài (chủ cửa hàng đồ điện trên đường Nguyễn Chí Thanh - Hà Nội) tư vấn: "Các loại đèn không tháo được vỏ, nếu sử dụng lâu, phần lưới kim loại bị bám nhiều xác muỗi, côn trùng sẽ hoạt động kém hơn, lại khó tháo lắp để vệ sinh, làm sạch". Ảnh minh họa.
"Một số loại đèn có dùng thêm hương thơm đuổi muỗi thì có giá đắt hơn, Nhưng theo tôi, người mua nên cân nhắc những tinh dầu đi kèm đèn có gây dị ứng hay không, tốt nhất chọn loại tháo lắp vỏ được sẽ tiện hơn" - chị Hoa tư vấn. Ảnh minh họa.
Hiện nay, cách phổ biến vẫn được các gia đình dùng để diệt muỗi là dùng vợt điện. Tuy vậy, cách này chỉ hiệu quả ở một thời điểm nhất định. Quan trọng nhất vẫn là việc phải đảm bảo vệ sinh môi trường sống, ngăn các điều kiện muỗi sinh sôi. Ảnh minh họa.
Bên cạnh các cách diệt muỗi, Bộ y tế cũng khuyến cáo người dân cần ngủ màn để phòng chống muỗi đốt. Hiện nay, trên thị trường có bán loại màn tuyn tẩm thuốc chống muỗi với giá từ 60.000 - 100.000 đồng (tùy kích thước). Ảnh minh họa.
Tuy nhiên, khi sử dụng sản phẩm này, theo TS Phạm Thị Khoa, Trưởng khoa Hóa thực nghiệm, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng T.Ư tư vấn cần tìm hiểu kỹ chất diệt côn trùng trên màn: "Các chất diệt côn trùng pyrethroid được khuyến cáo dùng để tẩm màn tương đối tốt, không độc hại đối với người, động vật có vú và chim. Tuy nhiên, đối với trẻ nhỏ, khi nằm màn mới tẩm cần chú ý không để trẻ ngậm màn vào miệng. Màn bằng sợi tổng hợp mới xử lý với liều thuốc cao có thể gây triệu chứng dị ứng như cảm lạnh, hắt xì hơi, chảy nước mũi trong 1 - 2 tuần lễ nằm màn. Nếu liều thấp hơn có thể có tác dụng phụ kéo dài độ 1 ngày". Ảnh minh họa.
Theo BS. Nguyễn Võ Hinh, việc mua màn tuyn chống muỗi muốn hiệu quả cũng cần chú ý: "Ở những vùng có khí hậu nóng, màn có mắt lưới nhỏ làm hạn chế sự thoáng khí ở trong màn nên đây là một nhược điểm. Trên thực tế, mắt vải màn càng lớn thì càng thoáng khí nhưng nếu mắt có kích thước lớn trên 2mm thì đa số các loài muỗi có thể chui qua được". Ảnh minh họa.
"Chất liệu màn cũng nên quan tâm. Nhược điểm của màn dệt là sợi có thể bị dạt lệch nhau làm cho mắt lưới rộng hơn tạo điều kiện để muỗi có thể chui qua; tuy nhiên với màn dệt bằng sợi tổng hợp polyethylene cứng thì không bị ảnh hưởng gì. Màn làm bằng sợi tổng hợp rẻ tiền và bền hơn loại màn sợi bông. Người mua nên tham khảo để chọn loại phù hợp" - BS. Nguyễn Võ Hinh cho biết thêm. Ảnh minh họa.