Đặc sản miền Tây khá phong phú với những loại trái cây, các loại khô độc, lạ. Giá các loại đặc sản có nhiều mức, từ bình dân 40.000 - 50.000 đồng/kg cho đến cả triệu đồng.Các giống dâu da xanh, dâu bòn bon đang là thế mạnh của một số nhà vườn miền Tây. Loại quả nông sản này màu sắc rất đẹp, vị thanh mát nên nhanh chóng được nhiều người ưa thích. Bình quân mỗi cây dâu cho trái từ 200-300kg, cá biệt có cây lên 500 kg.Nhờ trái cây này, người dân thu được lợi nhuận cao. Năm nào được mùa, dâu da có thể giúp người trồng thu được 90 - 100 triệu đồng/ha. Nhiều nhà vườn trồng dâu ở miền Tây nhạy bén kinh doanh, kết hợp cho khách du lịch tham quan, khám phá vườn dâu để tăng thu nhập.Thốt nốt miền Tây trái to như trái dừa xiêm, bên trong có nhân (cơm) màu trắng trong như cơm dừa nước, có ít nước ngọt và mát. Đây là loại cây mang lại thu nhập ổn định cho người dân, nhờ bán thốt nốt hoặc nước giải khát lấy từ cuống hoa của loài cây họ cau này.Thốt nốt vùng biên có giá 30.000-40.000 đồng/chục.Khóm phụng hay khóm son đặc trưng của miền Tây có giá cao hàng chục lần so với khóm dứa thường. Khóm son loại đặc biệt bán với giá gần 200.000 đồng/trái.Trung bình mỗi vườn khóm son có thể giúp người trồng thu lời được khoảng 30 - 40 triệu đồng, nhiều khi còn cao hơn vào những dịp cao điểm giáp Tết.Từ lâu, khô rắn là món đặc sản nổi tiếng của miền Tây. Các lò chế biến khô rắn ở An Giang nức tiếng khắp các vùng vì chế biến khô rắn ngon, thu lời "khủng". Giá mỗi kg khô rắn dao động từ 300.000 - 350.000 đồng.Do khó chế biến và có công thức đặc biệt riêng nên mức giá của khô rắn đắt hơn các loại đặc sản khác.Cũng mang lại lợi nhuận không nhỏ cho người dân miền Tây, khô thằn lằn là loại đặc sản khô cực "độc", được dân nhậu các miền khi đến đây săn lùng mua về.Khô tắc kè miền Tây là đặc sản mua về làm quà vì có nhiều công dụng cho sức khỏe, có thể dùng để ngâm rượu, hoặc chế biến thành các món nhậu mùi vị độc lạ. Giá khô tắc kè dao động từ 40.000 -60.000 đồng/con.Trong số các loại khô có tiếng của miền Tây, khô nhái là quen thuộc hơn cả. Món đặc sản này có giá từ 330.000 -500.000 đồng/kg.Vì sơ chế khá công phu, công phơi, tẩm nên khô nhái có giá khá đắt.
Bình quân cứ 4 kg nhái tươi sẽ cho một kg khô.Trong các loại khô cá, khô cá sặc bổi miền Tây nức tiếng nhờ mùi vị thơm ngon. Giá khô cá sặc bổi dao động từ 380.000 - 500.000 đồng/kg (tùy từng loại).Để khô cá sặc bổi đạt yêu cầu, người dân chỉ phơi nhiều nhất là hai nắng, không được kéo dài làm mất đi vị thơm ngon của cá. Ở miền Tây nhiều khu nuôi cá phất lên nhờ loài cá này.
Đặc sản miền Tây khá phong phú với những loại trái cây, các loại khô độc, lạ. Giá các loại đặc sản có nhiều mức, từ bình dân 40.000 - 50.000 đồng/kg cho đến cả triệu đồng.
Các giống dâu da xanh, dâu bòn bon đang là thế mạnh của một số nhà vườn miền Tây. Loại quả nông sản này màu sắc rất đẹp, vị thanh mát nên nhanh chóng được nhiều người ưa thích. Bình quân mỗi cây dâu cho trái từ 200-300kg, cá biệt có cây lên 500 kg.
Nhờ trái cây này, người dân thu được lợi nhuận cao. Năm nào được mùa, dâu da có thể giúp người trồng thu được 90 - 100 triệu đồng/ha. Nhiều nhà vườn trồng dâu ở miền Tây nhạy bén kinh doanh, kết hợp cho khách du lịch tham quan, khám phá vườn dâu để tăng thu nhập.
Thốt nốt miền Tây trái to như trái dừa xiêm, bên trong có nhân (cơm) màu trắng trong như cơm dừa nước, có ít nước ngọt và mát. Đây là loại cây mang lại thu nhập ổn định cho người dân, nhờ bán thốt nốt hoặc nước giải khát lấy từ cuống hoa của loài cây họ cau này.
Thốt nốt vùng biên có giá 30.000-40.000 đồng/chục.
Khóm phụng hay khóm son đặc trưng của miền Tây có giá cao hàng chục lần so với khóm dứa thường. Khóm son loại đặc biệt bán với giá gần 200.000 đồng/trái.
Trung bình mỗi vườn khóm son có thể giúp người trồng thu lời được khoảng 30 - 40 triệu đồng, nhiều khi còn cao hơn vào những dịp cao điểm giáp Tết.
Từ lâu, khô rắn là món đặc sản nổi tiếng của miền Tây. Các lò chế biến khô rắn ở An Giang nức tiếng khắp các vùng vì chế biến khô rắn ngon, thu lời "khủng". Giá mỗi kg khô rắn dao động từ 300.000 - 350.000 đồng.
Do khó chế biến và có công thức đặc biệt riêng nên mức giá của khô rắn đắt hơn các loại đặc sản khác.
Cũng mang lại lợi nhuận không nhỏ cho người dân miền Tây, khô thằn lằn là loại đặc sản khô cực "độc", được dân nhậu các miền khi đến đây săn lùng mua về.
Khô tắc kè miền Tây là đặc sản mua về làm quà vì có nhiều công dụng cho sức khỏe, có thể dùng để ngâm rượu, hoặc chế biến thành các món nhậu mùi vị độc lạ. Giá khô tắc kè dao động từ 40.000 -60.000 đồng/con.
Trong số các loại khô có tiếng của miền Tây, khô nhái là quen thuộc hơn cả. Món đặc sản này có giá từ 330.000 -500.000 đồng/kg.
Vì sơ chế khá công phu, công phơi, tẩm nên khô nhái có giá khá đắt.
Bình quân cứ 4 kg nhái tươi sẽ cho một kg khô.
Trong các loại khô cá, khô cá sặc bổi miền Tây nức tiếng nhờ mùi vị thơm ngon. Giá khô cá sặc bổi dao động từ 380.000 - 500.000 đồng/kg (tùy từng loại).
Để khô cá sặc bổi đạt yêu cầu, người dân chỉ phơi nhiều nhất là hai nắng, không được kéo dài làm mất đi vị thơm ngon của cá. Ở miền Tây nhiều khu nuôi cá phất lên nhờ loài cá này.