Năm 2014, do có giá trị kinh tế lớn, nhiều ngư dân ồ ạt đi săn tìm, khai thác trai tai tượng (hay còn gọi sò tượng) đem về bán cho các thương lái Trung Quốc với giá 500.000 đồng đến 40 triệu đồng/con, tùy theo kích thước lớn nhỏ. Ảnh: Người lao động.Sò tượng dài 1m bán trọn gói cho chủ nậu với giá bình quân là 10 triệu đồng/con, có thời điểm hiếm hàng giá đội lên đến 15 triệu đồng. Ảnh: Báo Quảng Ngãi.Mỗi thuyền trúng đậm loài quý hiếm này có thể thu về 2-3 tỷ đồng. Sau khi trừ các chi phí, chủ tàu bỏ túi cả tỷ đồng để đổi đời. Do đó, không ít người bỏ nghề cá, đi săn lùng trai tai tượng.Trai tai tượng là loài trai lớn nhất và nặng nhất, có con dài tới 1,35 m, nặng trên 260 kg. Ở nước ta, chúng có nhiều ở quần đảo Trường Sa. Đây là loài thủy sinh quý hiếm và có giá trị kinh tế lớn. Hình ảnh trai tai tượng khổng lồ quý hiếm.Ngư dân muốn đánh bắt được loài lớn phải xuống độ sâu khoảng 20m so với mặt nước biển, nơi có nhiều rặng san hô.Vỏ ngoài trai tai tượng có màu vàng, vàng xám, hoặc xanh đẹp mắt. Vỏ của chúng có thể dùng để làm đồ mĩ nghệ và trang trí. Chúng sinh sống chủ yếu ở vùng biển nhiệt đới ở Đông Nam châu Á và phía Nam Australia, trong đó có khu vực Biển Đông của Việt Nam.Ruột của loài trai này được đồn đại là một món ăn cực kì hấp dẫn, thuộc hàng "cực phẩm nhân gian". Thời xưa, chúng là một trong những món hải sản quý hiếm, bổ dưỡng dùng để cung tiến vua chúa. Ngày nay, loài trai khổng lồ này đã được nhân nuôi để phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.Tại Việt Nam, nhiều vùng tiến hành nuôi và xuất khẩu trai tai tượng, gồm 3 loài là Tridacna crocea, Tridacna squamosa và Tridacna maxima. Tùy theo kích thước và loài trai tai tượng mà giá cả biến đổi. Một cá thể Tridana crocea kích thước khoảng 8cm chiều dài vỏ mua từ ngư dân sẽ có giá từ 60.000-80.000 đồng, xuất khẩu với giá khoảng 8-10USD/con.Vì là loại đặc sản hái ra tiền nên việc đánh bắt chúng ngoài khơi nhiều vùng biển khá ồ ạt và ráo riết. Do đó, các đơn vị chức năng đang có biện pháp ngăn chặn tình trạng ngư dân khai thác sò tượng trái phép, bảo vệ loài sò tượng có nguy cơ tiệt chủng này.
Năm 2014, do có giá trị kinh tế lớn, nhiều ngư dân ồ ạt đi săn tìm, khai thác trai tai tượng (hay còn gọi sò tượng) đem về bán cho các thương lái Trung Quốc với giá 500.000 đồng đến 40 triệu đồng/con, tùy theo kích thước lớn nhỏ. Ảnh: Người lao động.
Sò tượng dài 1m bán trọn gói cho chủ nậu với giá bình quân là 10 triệu đồng/con, có thời điểm hiếm hàng giá đội lên đến 15 triệu đồng. Ảnh: Báo Quảng Ngãi.
Mỗi thuyền trúng đậm loài quý hiếm này có thể thu về 2-3 tỷ đồng. Sau khi trừ các chi phí, chủ tàu bỏ túi cả tỷ đồng để đổi đời. Do đó, không ít người bỏ nghề cá, đi săn lùng trai tai tượng.
Trai tai tượng là loài trai lớn nhất và nặng nhất, có con dài tới 1,35 m, nặng trên 260 kg. Ở nước ta, chúng có nhiều ở quần đảo Trường Sa. Đây là loài thủy sinh quý hiếm và có giá trị kinh tế lớn. Hình ảnh trai tai tượng khổng lồ quý hiếm.
Ngư dân muốn đánh bắt được loài lớn phải xuống độ sâu khoảng 20m so với mặt nước biển, nơi có nhiều rặng san hô.
Vỏ ngoài trai tai tượng có màu vàng, vàng xám, hoặc xanh đẹp mắt. Vỏ của chúng có thể dùng để làm đồ mĩ nghệ và trang trí. Chúng sinh sống chủ yếu ở vùng biển nhiệt đới ở Đông Nam châu Á và phía Nam Australia, trong đó có khu vực Biển Đông của Việt Nam.
Ruột của loài trai này được đồn đại là một món ăn cực kì hấp dẫn, thuộc hàng "cực phẩm nhân gian". Thời xưa, chúng là một trong những món hải sản quý hiếm, bổ dưỡng dùng để cung tiến vua chúa. Ngày nay, loài trai khổng lồ này đã được nhân nuôi để phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Tại Việt Nam, nhiều vùng tiến hành nuôi và xuất khẩu trai tai tượng, gồm 3 loài là Tridacna crocea, Tridacna squamosa và Tridacna maxima. Tùy theo kích thước và loài trai tai tượng mà giá cả biến đổi. Một cá thể Tridana crocea kích thước khoảng 8cm chiều dài vỏ mua từ ngư dân sẽ có giá từ 60.000-80.000 đồng, xuất khẩu với giá khoảng 8-10USD/con.
Vì là loại đặc sản hái ra tiền nên việc đánh bắt chúng ngoài khơi nhiều vùng biển khá ồ ạt và ráo riết. Do đó, các đơn vị chức năng đang có biện pháp ngăn chặn tình trạng ngư dân khai thác sò tượng trái phép, bảo vệ loài sò tượng có nguy cơ tiệt chủng này.