Vô tình có được khúc gỗ quý hiếm cao hơn 4m, dài gần 2,5m và rộng 1,2m khi đào ao trong vườn nhà anh Nguyễn Phi Hùng (41 tuổi, ngụ tại thôn 13, xã Lộc Thành, huyện Bảo Lâm) trở thành một trong những người sở hữu khối gỗ có hình dáng "độc nhất vô nhị". Khúc gỗ này từng được trả giá tới 700 triệu đồng nhưng anh không bán. Ảnh: Báo Lâm Đồng.Trong một lần đào cát làm đường nằm dưới lòng đất có độ sâu hơn 5m ở sông Vân Canh (Bình Định), ông Lê Văn Bảy tình cờ phát hiện gốc cây gỗ hóa thạch này cao 51cm, đường kính chỗ lớn nhất lên tới 67cm, nơi nhỏ nhất là 52cm, có khối lượng nặng xấp xỉ 200 kg. Ảnh: Quân đội nhân dân Online.Gốc cây gỗ hóa thạch lộ ra những vân gỗ, thớ gỗ với nhiều hình dạng kỳ thú đẹp mắt.Được ví như báu vật núi rừng, khối gỗ gù hương đã được một người dân ở Lào Cai mang về và chế tác thành bộ bàn ghế hoành tráng, độc lạ. Không ít lần, khối gỗ này được trả giá đắt đỏ song chủ nhân không bán mà giữ lại để làm đồ nội thất trong nhà. Ảnh: Báo Lào Cai.Một gốc bàng đá khô có tuổi đời hàng trăm năm, kích thước khổng lồ được phát hiện tại TP Sóc Trăng (tỉnh Sóc Trăng ) từng gây xôn xao một thời. Được ngã giá 2 tỷ đồng song chủ nhân gốc cây quý - ông Mai Kiên (64 tuổi ngụ khóm 2, phường 5, TP Sóc Trăng) đã không bán.Bỏ 12 cây vàng để mua gốc gù hương tại Hòa Bình, ông Nguyễn Công Đức (xã Sơn Lâm, Lương Sơn, Hòa Bình) thuê người chế tác thành bộ bàn ghế với nhiều dáng, thế độc lạ.Gỗ gù hương của ông có tuổi đời tới 4.000 năm, ông Đức đã phải thuê 15 người đào gốc cây, đồng thời thuê máy móc và vận chuyển trong gần một tháng. Ít ai ngờ, gốc gỗ ông mua lại có tuổi đời cao như vậy, thậm chí có người ngã giá 130.000 USD song đại gia này không đồng ý. Ảnh: Gia đình & Xã hội.Từ nguyên khối gỗ gù hương khổng lồ, một nghệ nhân đã tạc thành công tượng gỗ đại thi hào Nguyễn Du với kích thước lớn nhất Việt Nam. Hiện, theo thông tin báo Infonet thì chủ nhân bức tượng đang xin phép và chờ trưng bày tượng vào dịp kỷ niệm 250 năm ngày sinh của Đại thi hào Nguyễn Du tại xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh).Hình thù kì dị, không khác gốc củi khô song gốc gỗ trắc quý của anh Trần Xuân Cường (TP Pleiku, Gia Lai) có giá trị tới 2 tỷ đồng.Khối gỗ quý có đường kính trên 2m, trọng lượng 2 tấn, chiều cao 1,5m. Gỗ trắc rất cứng, nặng, thớ gỗ mịn có mùi chua nhưng không hăng, gỗ rất bền không bị mối mọt, cong vênh. Chúng thường được dùng chế tác đồ nội thất quý, đắt tiền.
Vô tình có được khúc gỗ quý hiếm cao hơn 4m, dài gần 2,5m và rộng 1,2m khi đào ao trong vườn nhà anh Nguyễn Phi Hùng (41 tuổi, ngụ tại thôn 13, xã Lộc Thành, huyện Bảo Lâm) trở thành một trong những người sở hữu khối gỗ có hình dáng "độc nhất vô nhị". Khúc gỗ này từng được trả giá tới 700 triệu đồng nhưng anh không bán. Ảnh: Báo Lâm Đồng.
Trong một lần đào cát làm đường nằm dưới lòng đất có độ sâu hơn 5m ở sông Vân Canh (Bình Định), ông Lê Văn Bảy tình cờ phát hiện gốc cây gỗ hóa thạch này cao 51cm, đường kính chỗ lớn nhất lên tới 67cm, nơi nhỏ nhất là 52cm, có khối lượng nặng xấp xỉ 200 kg. Ảnh: Quân đội nhân dân Online.
Gốc cây gỗ hóa thạch lộ ra những vân gỗ, thớ gỗ với nhiều hình dạng kỳ thú đẹp mắt.
Được ví như báu vật núi rừng, khối gỗ gù hương đã được một người dân ở Lào Cai mang về và chế tác thành bộ bàn ghế hoành tráng, độc lạ. Không ít lần, khối gỗ này được trả giá đắt đỏ song chủ nhân không bán mà giữ lại để làm đồ nội thất trong nhà. Ảnh: Báo Lào Cai.
Một gốc bàng đá khô có tuổi đời hàng trăm năm, kích thước khổng lồ được phát hiện tại TP Sóc Trăng (tỉnh Sóc Trăng ) từng gây xôn xao một thời. Được ngã giá 2 tỷ đồng song chủ nhân gốc cây quý - ông Mai Kiên (64 tuổi ngụ khóm 2, phường 5, TP Sóc Trăng) đã không bán.
Bỏ 12 cây vàng để mua gốc gù hương tại Hòa Bình, ông Nguyễn Công Đức (xã Sơn Lâm, Lương Sơn, Hòa Bình) thuê người chế tác thành bộ bàn ghế với nhiều dáng, thế độc lạ.
Gỗ gù hương của ông có tuổi đời tới 4.000 năm, ông Đức đã phải thuê 15 người đào gốc cây, đồng thời thuê máy móc và vận chuyển trong gần một tháng. Ít ai ngờ, gốc gỗ ông mua lại có tuổi đời cao như vậy, thậm chí có người ngã giá 130.000 USD song đại gia này không đồng ý. Ảnh: Gia đình & Xã hội.
Từ nguyên khối gỗ gù hương khổng lồ, một nghệ nhân đã tạc thành công tượng gỗ đại thi hào Nguyễn Du với kích thước lớn nhất Việt Nam. Hiện, theo thông tin báo Infonet thì chủ nhân bức tượng đang xin phép và chờ trưng bày tượng vào dịp kỷ niệm 250 năm ngày sinh của Đại thi hào Nguyễn Du tại xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh).
Hình thù kì dị, không khác gốc củi khô song gốc gỗ trắc quý của anh Trần Xuân Cường (TP Pleiku, Gia Lai) có giá trị tới 2 tỷ đồng.
Khối gỗ quý có đường kính trên 2m, trọng lượng 2 tấn, chiều cao 1,5m. Gỗ trắc rất cứng, nặng, thớ gỗ mịn có mùi chua nhưng không hăng, gỗ rất bền không bị mối mọt, cong vênh. Chúng thường được dùng chế tác đồ nội thất quý, đắt tiền.