Vườn chuối triệu đô của ông Võ Quan Huy (61 tuổi) ở Long An nổi tiếng khắp cả nước từ khi mỗi tuần ông xuất sang Nhật hơn 15 tấn chuối sạch, đạt chuẩn quốc tế, ngoài ra còn xuất sang một số thị trường khác như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Malaysia, Singapore…Sở dĩ được gọi là vườn chuối triệu đô bởi khoản đầu tư mà ông Huy bỏ ra để trồng 110ha chuối với quy trình sạch, khép kín cùng các chuyên gia nước ngoài đến tư vấn chăm sóc lên đến 2 triệu USD (hơn 40 tỷ đồng). Ảnh:Dân Việt.Theo chia sẻ của ông Huy với báo chí, ông đã mời chuyên gia Frederick I. Silvero - có hơn 20 năm kinh nghiệm trồng chuối từ Philippines về Việt Nam để đảm nhiệm khâu kỹ thuật, đồng thời truyền đạt kinh nghiệm cho toàn bộ nhân công người Việt trong trang trại.Vườn chuối của ông Huy áp dụng quy trình trồng chuối khép kín từ khâu chọn giống, tưới nước, bón phân, thu hoạch và đóng gói. Đặc biệt, vườn chuối của ông Huy nghiêm cấm sử dụng các loại chất kích thích. Do vậy, sản phẩm chuối của ông đạt chất lượng khá cao và nhanh chóng chiếm được niềm tin của nhiều thị trường khó tính trên thế giới.Khâu chăm sóc từ khi chuối đang còn non được đánh giá là quan trọng nhất. Ảnh: Dân Việt.Sau khi chuối lớn tương đối, từng buồng chuối được “mặc áo” nilon để chống mọi loại sâu bệnh, côn trùng gây hại. Đến khi thu hoạch, nhân viên nhà vườn đóng gói bắt đầu quy trình “xử lý từng trái” - loại bỏ những trái xấu. Có khi, vì một vài trái xấu phải bỏ cả nải chuối.Dây chuyền ròng rọc đưa từng buồng chuối từ vườn đến xưởng sơ chế để đảm bảo chuối không bị tác động từ bên ngoài làm trầy xước quả. Một trong những khâu quan trọng trong quy trình khép kín này đó là sau khi được khử sạch bụi, loại bỏ phần cuống thừa, chuối tiếp tục được thả “bơi” trong hồ khử khuẩn. Sau đó, các nữ nhân viên vớt chuối lên, nhẹ nhàng lau khô, lót lớp xốp mỏng giữa hai lớp chuối trong cùng một nải để chuối không bị thâm, tì vết. Ảnh: Dân Việt.Cận cảnh khu vực bồn ngâm khử khuẩn chuối.Chuối từ trang trại sẽ được dán nhãn FOHLA, sau đó đóng hộp giấy cùng thương hiệu này. Lý giải cho cái tên FOHLA, nông dân Út Huy hóm hỉnh: “Chuối đi Tây nên lấy cái tên giống Tây. Mà “Phô - la” thì tây hay ta cũng dễ nhớ dễ đọc. Ngoài viết tắt với ý nghĩa Fruit of Huy Long An (trái cây của Huy Long An), Fohla tiếng Bồ Đào Nha còn có nghĩa là chiếc lá. Mà logo của tôi đúng là có hai chiếc lá”. Ảnh: Zing.Hiện nay, vườn chuối của ông Huy đã cho thu hoạch khoảng 500 tấn/năm với lợi nhuận hàng chục tỉ đồng.Với vườn chuối của mình, ông Vũ Quan Huy còn tạo công ăn việc làm cho hàng trăm công nhân tại địa phương và trao đổi kinh nghiệm cho nhiều gia đình muốn làm giàu từ chuối.
Vườn chuối triệu đô của ông Võ Quan Huy (61 tuổi) ở Long An nổi tiếng khắp cả nước từ khi mỗi tuần ông xuất sang Nhật hơn 15 tấn chuối sạch, đạt chuẩn quốc tế, ngoài ra còn xuất sang một số thị trường khác như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Malaysia, Singapore…
Sở dĩ được gọi là vườn chuối triệu đô bởi khoản đầu tư mà ông Huy bỏ ra để trồng 110ha chuối với quy trình sạch, khép kín cùng các chuyên gia nước ngoài đến tư vấn chăm sóc lên đến 2 triệu USD (hơn 40 tỷ đồng). Ảnh:Dân Việt.
Theo chia sẻ của ông Huy với báo chí, ông đã mời chuyên gia Frederick I. Silvero - có hơn 20 năm kinh nghiệm trồng chuối từ Philippines về Việt Nam để đảm nhiệm khâu kỹ thuật, đồng thời truyền đạt kinh nghiệm cho toàn bộ nhân công người Việt trong trang trại.
Vườn chuối của ông Huy áp dụng quy trình trồng chuối khép kín từ khâu chọn giống, tưới nước, bón phân, thu hoạch và đóng gói. Đặc biệt, vườn chuối của ông Huy nghiêm cấm sử dụng các loại chất kích thích. Do vậy, sản phẩm chuối của ông đạt chất lượng khá cao và nhanh chóng chiếm được niềm tin của nhiều thị trường khó tính trên thế giới.
Khâu chăm sóc từ khi chuối đang còn non được đánh giá là quan trọng nhất. Ảnh: Dân Việt.
Sau khi chuối lớn tương đối, từng buồng chuối được “mặc áo” nilon để chống mọi loại sâu bệnh, côn trùng gây hại. Đến khi thu hoạch, nhân viên nhà vườn đóng gói bắt đầu quy trình “xử lý từng trái” - loại bỏ những trái xấu. Có khi, vì một vài trái xấu phải bỏ cả nải chuối.
Dây chuyền ròng rọc đưa từng buồng chuối từ vườn đến xưởng sơ chế để đảm bảo chuối không bị tác động từ bên ngoài làm trầy xước quả.
Một trong những khâu quan trọng trong quy trình khép kín này đó là sau khi được khử sạch bụi, loại bỏ phần cuống thừa, chuối tiếp tục được thả “bơi” trong hồ khử khuẩn. Sau đó, các nữ nhân viên vớt chuối lên, nhẹ nhàng lau khô, lót lớp xốp mỏng giữa hai lớp chuối trong cùng một nải để chuối không bị thâm, tì vết. Ảnh: Dân Việt.
Cận cảnh khu vực bồn ngâm khử khuẩn chuối.
Chuối từ trang trại sẽ được dán nhãn FOHLA, sau đó đóng hộp giấy cùng thương hiệu này. Lý giải cho cái tên FOHLA, nông dân Út Huy hóm hỉnh: “Chuối đi Tây nên lấy cái tên giống Tây. Mà “Phô - la” thì tây hay ta cũng dễ nhớ dễ đọc. Ngoài viết tắt với ý nghĩa Fruit of Huy Long An (trái cây của Huy Long An), Fohla tiếng Bồ Đào Nha còn có nghĩa là chiếc lá. Mà logo của tôi đúng là có hai chiếc lá”. Ảnh: Zing.
Hiện nay, vườn chuối của ông Huy đã cho thu hoạch khoảng 500 tấn/năm với lợi nhuận hàng chục tỉ đồng.
Với vườn chuối của mình, ông Vũ Quan Huy còn tạo công ăn việc làm cho hàng trăm công nhân tại địa phương và trao đổi kinh nghiệm cho nhiều gia đình muốn làm giàu từ chuối.