Nói đến cây lộc vừng cổ, mọi người thường nghĩ đến hình ảnh cây cổ thụ, sừng sững. Tuy nhiên, cây lộc vừng của nghệ nhân cây cảnh Phùng Văn Kiểu (Hưng Yên) được đánh giá là một trong những cây cổ có dáng uốn lượn mềm mại, nghệ thuật và nhỏ nhất. Một số người sành chơi cây cảnh cho biết, cây này có tuổi thọ trên dưới 100 tuổi.Điều khiến mọi người khi xem cây trầm trồ khen ngợi là thế uốn lượn độc lạ của cây.Theo anh Minh Trí là một nghệ nhân cây cảnh nhận xét: "Lộc vừng thuộc loài cây cổ thụ, nhưng điều tôi ấn tượng với cây này là thế nghệ thuật của cây. Hiếm có cây lộc vừng cổ nào lại có thể nhỏ nhắn và thanh thoát như cây này. Đây thực sự là một tuyệt tác độc nhất mà tôi từng thấy".Chiêm ngưỡng cây này, nhiều người liên tưởng đến khối gỗ chạm rồng siêu độc. Bởi mỗi nhánh cây uốn theo mỗi hướng khác nhau nhưng đều đặn hai bên trông rất lạ mắt.Một số khác lại cho rằng, những nhánh cây vươn ra kèm lá đều từ thân đến ngọn trông như tượng phật bà quan âm nhiều tay.Phần thân cây sần sùi, già nua nhưng vẫn cho lá tươi, non rất đẹp.Theo chia sẻ của thành viên trong đoàn sinh vật cảnh Hưng Yên, loại đất dùng để trồng cây lộc vừng này phải là loại đất mầu, có trộn thêm các loại phụ gia như trấu, xỉ than lò gạch đập nhỏ cũng như một chút phân bón (nên sử dụng loại phân chuồng hoại mục).Thời điểm ra hoa của cây này thường vào tháng 7 và 11 âm lịch. Khi hoa nở có hương thơm, hoa buông thành bức mành, màu hồng tươi, trông thướt tha, mềm mại, quyến rũ, tương phản với dáng mộc mạc, cũ kỹ của thân cành càng làm nổi bật nét đẹp riêng chỉ cây lộc vừng mới có.Cận cảnh cây lộc vừng cổ có thế siêu lạ.
Nói đến cây lộc vừng cổ, mọi người thường nghĩ đến hình ảnh cây cổ thụ, sừng sững. Tuy nhiên, cây lộc vừng của nghệ nhân cây cảnh Phùng Văn Kiểu (Hưng Yên) được đánh giá là một trong những cây cổ có dáng uốn lượn mềm mại, nghệ thuật và nhỏ nhất. Một số người sành chơi cây cảnh cho biết, cây này có tuổi thọ trên dưới 100 tuổi.
Điều khiến mọi người khi xem cây trầm trồ khen ngợi là thế uốn lượn độc lạ của cây.
Theo anh Minh Trí là một nghệ nhân cây cảnh nhận xét: "Lộc vừng thuộc loài cây cổ thụ, nhưng điều tôi ấn tượng với cây này là thế nghệ thuật của cây. Hiếm có cây lộc vừng cổ nào lại có thể nhỏ nhắn và thanh thoát như cây này. Đây thực sự là một tuyệt tác độc nhất mà tôi từng thấy".
Chiêm ngưỡng cây này, nhiều người liên tưởng đến khối gỗ chạm rồng siêu độc. Bởi mỗi nhánh cây uốn theo mỗi hướng khác nhau nhưng đều đặn hai bên trông rất lạ mắt.
Một số khác lại cho rằng, những nhánh cây vươn ra kèm lá đều từ thân đến ngọn trông như tượng phật bà quan âm nhiều tay.
Phần thân cây sần sùi, già nua nhưng vẫn cho lá tươi, non rất đẹp.
Theo chia sẻ của thành viên trong đoàn sinh vật cảnh Hưng Yên, loại đất dùng để trồng cây lộc vừng này phải là loại đất mầu, có trộn thêm các loại phụ gia như trấu, xỉ than lò gạch đập nhỏ cũng như một chút phân bón (nên sử dụng loại phân chuồng hoại mục).
Thời điểm ra hoa của cây này thường vào tháng 7 và 11 âm lịch. Khi hoa nở có hương thơm, hoa buông thành bức mành, màu hồng tươi, trông thướt tha, mềm mại, quyến rũ, tương phản với dáng mộc mạc, cũ kỹ của thân cành càng làm nổi bật nét đẹp riêng chỉ cây lộc vừng mới có.
Cận cảnh cây lộc vừng cổ có thế siêu lạ.