Những thông tin và hình ảnh liên quan đến vụ việc cá chết hàng loạt do nhiễm hóa chất ở các tỉnh ven biển từ Hà Tỉnh đến Thừa Thiên - Huế khiến người tiêu dùng đang hoang mang về chất lượng nguồn cá biển đang bán hiện nay, đặc biệt là cá biển đông lạnh. Đến nay vẫn chưa có kết quả chính thức về hàm lượng chất độc đối với cá nhiễm độc này. Tuy nhiên những chia sẻ dưới đây sẽ phần nào giúp bạn dễ dàng hơn trong việc nhận biết cá nhiễm hóa chất hay không.Theo bác Nguyễn Văn Vinh (59 tuổi, ngư dân vùng biển Trung Giang, Gio Linh, Quảng Trị): "Đợt này cá chết hàng loạt vào bờ nhưng không ai dám lượm về ăn. Theo quan sát, cá chúng tôi đánh bắt vào mang so với cá dạt vào bờ thì hoàn toàn khác nhau. Cá nhiễm hóa chất cầm lên là biết liền, thân cá bị sứt mẻ, đầu phình bất thường, da tái, có mùi lạ thậm chí là hôi hơn so với mùi tanh nguyên thủy của cá tươi...".Cũng theo bác Vinh, cá nhiễm độc hay cá ươn thì thường thân thẳng, oải ra, da bị vàng và đuôi xanh, đặc biệt phần lưng có thể có u lồi lên. Cá ươn thì hậu môn (phần dưới bụng) màu hồng hay đỏ bầm, lòi ra ngoài, bụng cá phình to. Mắt cá bị đục, thâm có thể bị lồi chứ không xanh trong như cá tươi.Theo kinh nghiệm của cô Nguyễn Thị Thí (51 tuổi, một tiểu thương buôn cá): "Tôi đi buôn cá mặc dù chuyên lấy nguồn cá tươi từ ngư dân, nhưng đã từng chứng kiến cảnh lái buôn ướp thuốc cho cá rồi. Tuy nhiên cá ướp thuốc nếu tinh ý mọi người vẫn dễ dàng nhận biết. Những khay cá ướp hóa chất thường ít có mùi tanh bởi thuốc khử hết rồi. Dù khách hàng có xáo, bới đi chăng nữa thì ít bị nhão, mềm cá nhưng chỉ cần những con cá này cho vào nước thì tức thì bị đổi màu đỏ, mang sẽ tái đi nhanh chóng".Thông thường để nhận biết cá ươn, nhiễm hóa chất hay không nhiều người vẫn nhìn vào mang cá. Đối với cá tươi, phần mang sẽ đỏ tươi, không chảy dịch. Trong khi cá ươn thối thì phần mang cá bạc trắng, nhợt nhạt, không còn nguyên vẹn. Ảnh minh họa. Đối với những con cá ươn, khi ấn tay vào thân cá thì thấy mềm, mình cá lõm xuống do độ đàn hồi thấp, dễ dàng bị tróc vẩy, phần bụng dễ bị bung ra...Thịt của cá nhiễm hóa chất, cá ươn thường có mùi, ăn không dai như cá thường. Về vấn đề cá nhiễm hóa chất độc hại, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm (ĐH Bách khoa Hà Nội) khuyến cáo, tuyệt đối không được ăn cá ươn, đặc biệt là cá chết. Lúc này, lượng protein bị hư hỏng trong cá sẽ sinh ra rất nhiều độc tố. Khi chúng ta ăn phải sẽ gây độc cho cơ thể, dẫn tới ngộ độc thực phẩm và có thể nguy hại đến tính mạng. Ảnh minh họa.
Những thông tin và hình ảnh liên quan đến vụ việc cá chết hàng loạt do nhiễm hóa chất ở các tỉnh ven biển từ Hà Tỉnh đến Thừa Thiên - Huế khiến người tiêu dùng đang hoang mang về chất lượng nguồn cá biển đang bán hiện nay, đặc biệt là cá biển đông lạnh. Đến nay vẫn chưa có kết quả chính thức về hàm lượng chất độc đối với cá nhiễm độc này. Tuy nhiên những chia sẻ dưới đây sẽ phần nào giúp bạn dễ dàng hơn trong việc nhận biết cá nhiễm hóa chất hay không.
Theo bác Nguyễn Văn Vinh (59 tuổi, ngư dân vùng biển Trung Giang, Gio Linh, Quảng Trị): "Đợt này cá chết hàng loạt vào bờ nhưng không ai dám lượm về ăn. Theo quan sát, cá chúng tôi đánh bắt vào mang so với cá dạt vào bờ thì hoàn toàn khác nhau. Cá nhiễm hóa chất cầm lên là biết liền, thân cá bị sứt mẻ, đầu phình bất thường, da tái, có mùi lạ thậm chí là hôi hơn so với mùi tanh nguyên thủy của cá tươi...".
Cũng theo bác Vinh, cá nhiễm độc hay cá ươn thì thường thân thẳng, oải ra, da bị vàng và đuôi xanh, đặc biệt phần lưng có thể có u lồi lên. Cá ươn thì hậu môn (phần dưới bụng) màu hồng hay đỏ bầm, lòi ra ngoài, bụng cá phình to. Mắt cá bị đục, thâm có thể bị lồi chứ không xanh trong như cá tươi.
Theo kinh nghiệm của cô Nguyễn Thị Thí (51 tuổi, một tiểu thương buôn cá): "Tôi đi buôn cá mặc dù chuyên lấy nguồn cá tươi từ ngư dân, nhưng đã từng chứng kiến cảnh lái buôn ướp thuốc cho cá rồi. Tuy nhiên cá ướp thuốc nếu tinh ý mọi người vẫn dễ dàng nhận biết. Những khay cá ướp hóa chất thường ít có mùi tanh bởi thuốc khử hết rồi. Dù khách hàng có xáo, bới đi chăng nữa thì ít bị nhão, mềm cá nhưng chỉ cần những con cá này cho vào nước thì tức thì bị đổi màu đỏ, mang sẽ tái đi nhanh chóng".
Thông thường để nhận biết cá ươn, nhiễm hóa chất hay không nhiều người vẫn nhìn vào mang cá. Đối với cá tươi, phần mang sẽ đỏ tươi, không chảy dịch. Trong khi cá ươn thối thì phần mang cá bạc trắng, nhợt nhạt, không còn nguyên vẹn. Ảnh minh họa.
Đối với những con cá ươn, khi ấn tay vào thân cá thì thấy mềm, mình cá lõm xuống do độ đàn hồi thấp, dễ dàng bị tróc vẩy, phần bụng dễ bị bung ra...
Thịt của cá nhiễm hóa chất, cá ươn thường có mùi, ăn không dai như cá thường. Về vấn đề cá nhiễm hóa chất độc hại, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm (ĐH Bách khoa Hà Nội) khuyến cáo, tuyệt đối không được ăn cá ươn, đặc biệt là cá chết. Lúc này, lượng protein bị hư hỏng trong cá sẽ sinh ra rất nhiều độc tố. Khi chúng ta ăn phải sẽ gây độc cho cơ thể, dẫn tới ngộ độc thực phẩm và có thể nguy hại đến tính mạng. Ảnh minh họa.