Để không bỏ lỡ các đợt giảm giá cuối vụ, bạn đừng quên cập nhật thông tin về các chương trình khuyến mại, giảm giá trên website, fanpage các nhãn hàng hoặc thông qua các chuyên trang chuyên tổng hợp các chương trình ưu đãi.Thông thường, các đợt ưu đãi mua sắm sẽ diễn ra từ vài ngày đến cả tuần lễ, kinh nghiệm mua hàng giảm giá "chuẩn" là càng sớm, càng tốt. Bạn nên đi mua ngay khi chương trình vừa khởi động để có cơ hội chọn được nhiều mặt hàng hơn. Quan trọng hơn cả, khi đi mua sớm, các sản phẩm sẽ còn size để bạn chọn lựa.Đối với các chương trình giảm giá lớn, bạn nên tham khảo trước bản đồ các gian hàng. Ưu tiên lựa chọn những món đồ cần thiết để mua trước, tránh tình trạng ham rẻ, chen lấn nhưng mua món đồ không phù hợp, mang về "đắp chiếu".Không nên mua một mặt hàng nào đó với số lượng quá nhiều, dù giá của chúng có rẻ hơn bình thường từ 10% - 50%.Nhiều sản phẩm giảm giá như dược phẩm, mỹ phẩm có thể đã gần hết hạn sử dụng hoặc là những sản phẩm thanh lý, tồn kho, do đó, bạn không nên mua chúng với số lượng quá nhiều. Ngoài ra, khi mua, bạn đừng quên kiểm tra nhãn mác, hạn sử dụng sản phẩm.Ngoài kênh mua sắm trong nước, hàng hiệu tại nước ngoài thường xuyên có những đợt giảm giá khi sang mùa. Bạn có thể săn được những món đồ giá hời, giảm tới 80% của các thương hiệu H&M, Zara, Banana Republic... một cách dễ dàng.Nếu mua sắm hàng giảm giá ở nước ngoài, nếu bạn không rõ quy trình đặt hàng, thuế quan thì tốt nhất nên lựa chọn cho mình một đơn vị dịch vụ đặt hàng uy tín thay vì tự đặt hàng. Có thể sản phẩm bạn mua sẽ về chậm hoặc không tới tay bạn.Dịch vụ đặt hàng uy tín thường công khai mọi chi phí phải trả mà ở đó bạn có thể thoải mái lựa chọn sản phẩm trên website chính thức bên nước ngoài chứ không phải chọn trong giới hạn các mặt hàng trên website của bên đơn vị đặt hàng đó.Tham khảo thêm kinh nghiệm những người thường xuyên đặt mua, săn hàng giảm giá nước ngoài để không rơi vào tình huống mất tiền oan.
Để không bỏ lỡ các đợt giảm giá cuối vụ, bạn đừng quên cập nhật thông tin về các chương trình khuyến mại, giảm giá trên website, fanpage các nhãn hàng hoặc thông qua các chuyên trang chuyên tổng hợp các chương trình ưu đãi.
Thông thường, các đợt ưu đãi mua sắm sẽ diễn ra từ vài ngày đến cả tuần lễ, kinh nghiệm mua hàng giảm giá "chuẩn" là càng sớm, càng tốt. Bạn nên đi mua ngay khi chương trình vừa khởi động để có cơ hội chọn được nhiều mặt hàng hơn. Quan trọng hơn cả, khi đi mua sớm, các sản phẩm sẽ còn size để bạn chọn lựa.
Đối với các chương trình giảm giá lớn, bạn nên tham khảo trước bản đồ các gian hàng. Ưu tiên lựa chọn những món đồ cần thiết để mua trước, tránh tình trạng ham rẻ, chen lấn nhưng mua món đồ không phù hợp, mang về "đắp chiếu".
Không nên mua một mặt hàng nào đó với số lượng quá nhiều, dù giá của chúng có rẻ hơn bình thường từ 10% - 50%.
Nhiều sản phẩm giảm giá như dược phẩm, mỹ phẩm có thể đã gần hết hạn sử dụng hoặc là những sản phẩm thanh lý, tồn kho, do đó, bạn không nên mua chúng với số lượng quá nhiều. Ngoài ra, khi mua, bạn đừng quên kiểm tra nhãn mác, hạn sử dụng sản phẩm.
Ngoài kênh mua sắm trong nước, hàng hiệu tại nước ngoài thường xuyên có những đợt giảm giá khi sang mùa. Bạn có thể săn được những món đồ giá hời, giảm tới 80% của các thương hiệu H&M, Zara, Banana Republic... một cách dễ dàng.
Nếu mua sắm hàng giảm giá ở nước ngoài, nếu bạn không rõ quy trình đặt hàng, thuế quan thì tốt nhất nên lựa chọn cho mình một đơn vị dịch vụ đặt hàng uy tín thay vì tự đặt hàng. Có thể sản phẩm bạn mua sẽ về chậm hoặc không tới tay bạn.
Dịch vụ đặt hàng uy tín thường công khai mọi chi phí phải trả mà ở đó bạn có thể thoải mái lựa chọn sản phẩm trên website chính thức bên nước ngoài chứ không phải chọn trong giới hạn các mặt hàng trên website của bên đơn vị đặt hàng đó.
Tham khảo thêm kinh nghiệm những người thường xuyên đặt mua, săn hàng giảm giá nước ngoài để không rơi vào tình huống mất tiền oan.