Qatar là nước giàu nhất thế giới với thu nhập bình quân của người dân hiện là 98.800 USD/năm (tương đương 2,1 tỷ đồng). Qatar thậm chí có đủ tiền để xây một thành phố lớn trên sa mạc.Qatar được trị vì bởi gia tộc Al-Thani từ đầu thế kỷ 20 khi quốc gia này trở thành một thuộc địa của Anh. Ngày 17/07/1913, Shaikh Abdullah Bin Qassim Al-Thani (người đứng trung tâm, bên trái) trở thành người trị vì Qatar. Thời điểm này, ngành công nghiệp chính của Qatar là thu thập ngọc trai và đánh bắt cá. Đến thập niên 20, ngành ngọc trai sụp đổ, Qatar trở thành đất nước nghèo khổ, thiếu đói và bệnh tật.Năm 1951, Qatar sản xuất 46.500 thùng dầu mỗi ngày, tương đương khoảng 4,2 triệu USD doanh thu. Việc phát hiện thêm các mỏ dầu ngoài khơi và sự vào của tập đoàn Shell đã nâng sản lượng khai thác lên 233.000 thùng mỗi ngày.Năm 1971, mỏ khí gas tự nhiên lớn nhất thế giới South Pars (North Field) được tìm thấy ngoài khơi Qatar. Nhờ đó, Qatar trở thành nước sở hữu lượng dự trữ khí gas tự nhiên lớn nhất thế giới sau Nga và Iran. Lượng dự trữ của Qatar ước tính hơn 25.000 tỷ m3.Sự tuột dốc của giá dầu những năm 1980 khiến nền kinh tế Qatar trì trệ, rơi vào khủng hoảng. Năm 1989, họ bắt đầu khai thác mỏ North Field nhưng quá trình khá chậm chạp.Năm 1995, bối cảnh tại Qatar vẫn không cải thiện. Vua Sheikh Hamad bin Khalifa Al-Thani nắm quyền trị vì từ Emir Khalifa bin Hamad sau cuộc đảo chính đẫm máu khi vị vua này vẫn đang ở Thụy Sĩ. Ông nhanh chóng thiết lập những luật lệ mới cho đất nước.Một trong những thay đổi đầu tiên của Sheih Hamad là phát triển mỏ khí gas tự nhiên North Dome. Sản lượng gia tăng và Qatar bắt đầu xuất khẩu khí gas tự nhiên.Để đáp ứng việc tăng sản lượng và nhu cầu, Qatar bắt đầu xây dựng những nhà máy khí gas tự nhiên lỏng mới. Qua hơn 15 năm, 14 nhà máy được xây dựng với sự hợp tác với các công ty dầu mỏ quốc tế. Cuối thập niên 90, Qatar ký kết hợp đồng phân chia sản lượng với hàng loạt các công ty dầu mỏ quốc tế.Năm 1996, Qatar xây dựng căn cứ không quân khổng lồ Al Udeid trị giá hàng tỷ USD nhằm phục vụ nhu cầu vận tải, chỉ huy cho quân đội Mỹ. Sự hợp tác với quân đội Mỹ đem đến cho Qatar mức độ an ninh cao chưa từng có.Nhờ sự gia tăng sản lượng dầu và khí gas tự nhiên, GDP của Qatar vụt tăng với tốc độ tên lửa trong 15 năm qua.Giờ đây, Qatar đã tích lũy được quỹ tài sản quốc gia 170 nghìn tỷ USD nhờ doanh thu từ dầu và khí gas tự nhiên.Năm 2003, Qatar thành lập Quỹ đầu tư Qatar (QIA) để tái phân phối nguồn thu nhập từ khí gas, dầu mỏ vào các dòng thu nhập khác. QIA từng có những khoản đầu tư lớn vào ngân hàng và các công ty lớn như Barclays Bank, Credit Suisse, Harrods, Porsche, Wolkswagen và là nhà đầu tư chiến lược vào đội bóng Paris Saint-Germain.Qatar trở thành một trong những quốc gia sở hữu nhiều bất động sản nhất tại London thông qua QIA. Qatar sở hữu tòa nhà cao tầng lớn nhất tây Âu The Shard, cũng như phần lớn tòa Canary Wharf.Từ năm 2000, Qatar đã xây dựng, quy hoạch hoặc đang thi công 58 tòa nhà chọc trời tại Doha, kèm theo đó là các bảo tàng, sân vận động và những dự án khổng lồ.Tháng 12/2010, Qatar được chọn đăng cai World Cup 2022. Nước này cam kết xây dựng 12 sân vận động mới với công nghệ làm lạnh giúp tránh nóng. Với thu nhập bình quân của người dân hiện là 98.800 USD/năm (tương đương 2,1 tỷ đồng), Qatar đủ tiền để xây cả một thành phố lớn trong sa mạc và giành quyền tổ chức World Cup 2022.
Qatar là nước giàu nhất thế giới với thu nhập bình quân của người dân hiện là 98.800 USD/năm (tương đương 2,1 tỷ đồng). Qatar thậm chí có đủ tiền để xây một thành phố lớn trên sa mạc.
Qatar được trị vì bởi gia tộc Al-Thani từ đầu thế kỷ 20 khi quốc gia này trở thành một thuộc địa của Anh. Ngày 17/07/1913, Shaikh Abdullah Bin Qassim Al-Thani (người đứng trung tâm, bên trái) trở thành người trị vì Qatar. Thời điểm này, ngành công nghiệp chính của Qatar là thu thập ngọc trai và đánh bắt cá. Đến thập niên 20, ngành ngọc trai sụp đổ, Qatar trở thành đất nước nghèo khổ, thiếu đói và bệnh tật.
Năm 1951, Qatar sản xuất 46.500 thùng dầu mỗi ngày, tương đương khoảng 4,2 triệu USD doanh thu. Việc phát hiện thêm các mỏ dầu ngoài khơi và sự vào của tập đoàn Shell đã nâng sản lượng khai thác lên 233.000 thùng mỗi ngày.
Năm 1971, mỏ khí gas tự nhiên lớn nhất thế giới South Pars (North Field) được tìm thấy ngoài khơi Qatar. Nhờ đó, Qatar trở thành nước sở hữu lượng dự trữ khí gas tự nhiên lớn nhất thế giới sau Nga và Iran. Lượng dự trữ của Qatar ước tính hơn 25.000 tỷ m3.
Sự tuột dốc của giá dầu những năm 1980 khiến nền kinh tế Qatar trì trệ, rơi vào khủng hoảng. Năm 1989, họ bắt đầu khai thác mỏ North Field nhưng quá trình khá chậm chạp.
Năm 1995, bối cảnh tại Qatar vẫn không cải thiện. Vua Sheikh Hamad bin Khalifa Al-Thani nắm quyền trị vì từ Emir Khalifa bin Hamad sau cuộc đảo chính đẫm máu khi vị vua này vẫn đang ở Thụy Sĩ. Ông nhanh chóng thiết lập những luật lệ mới cho đất nước.
Một trong những thay đổi đầu tiên của Sheih Hamad là phát triển mỏ khí gas tự nhiên North Dome. Sản lượng gia tăng và Qatar bắt đầu xuất khẩu khí gas tự nhiên.
Để đáp ứng việc tăng sản lượng và nhu cầu, Qatar bắt đầu xây dựng những nhà máy khí gas tự nhiên lỏng mới. Qua hơn 15 năm, 14 nhà máy được xây dựng với sự hợp tác với các công ty dầu mỏ quốc tế. Cuối thập niên 90, Qatar ký kết hợp đồng phân chia sản lượng với hàng loạt các công ty dầu mỏ quốc tế.
Năm 1996, Qatar xây dựng căn cứ không quân khổng lồ Al Udeid trị giá hàng tỷ USD nhằm phục vụ nhu cầu vận tải, chỉ huy cho quân đội Mỹ. Sự hợp tác với quân đội Mỹ đem đến cho Qatar mức độ an ninh cao chưa từng có.
Nhờ sự gia tăng sản lượng dầu và khí gas tự nhiên, GDP của Qatar vụt tăng với tốc độ tên lửa trong 15 năm qua.
Giờ đây, Qatar đã tích lũy được quỹ tài sản quốc gia 170 nghìn tỷ USD nhờ doanh thu từ dầu và khí gas tự nhiên.
Năm 2003, Qatar thành lập Quỹ đầu tư Qatar (QIA) để tái phân phối nguồn thu nhập từ khí gas, dầu mỏ vào các dòng thu nhập khác. QIA từng có những khoản đầu tư lớn vào ngân hàng và các công ty lớn như Barclays Bank, Credit Suisse, Harrods, Porsche, Wolkswagen và là nhà đầu tư chiến lược vào đội bóng Paris Saint-Germain.
Qatar trở thành một trong những quốc gia sở hữu nhiều bất động sản nhất tại London thông qua QIA. Qatar sở hữu tòa nhà cao tầng lớn nhất tây Âu The Shard, cũng như phần lớn tòa Canary Wharf.
Từ năm 2000, Qatar đã xây dựng, quy hoạch hoặc đang thi công 58 tòa nhà chọc trời tại Doha, kèm theo đó là các bảo tàng, sân vận động và những dự án khổng lồ.
Tháng 12/2010, Qatar được chọn đăng cai World Cup 2022. Nước này cam kết xây dựng 12 sân vận động mới với công nghệ làm lạnh giúp tránh nóng. Với thu nhập bình quân của người dân hiện là 98.800 USD/năm (tương đương 2,1 tỷ đồng), Qatar đủ tiền để xây cả một thành phố lớn trong sa mạc và giành quyền tổ chức World Cup 2022.