Khi tiếp phóng viên, ông Nguyễn Đình Lương mặc một chiếc áo phông cũ (có chữ New York trước ngực) mặc dù biết trước sẽ có chụp hình phỏng vấn. Ông bảo, comple, cà vạt đã mặc hàng chục năm rồi, giờ khi nghỉ hưu ông muốn được thoải mái như đúng bản chất của mình. Nguyên trưởng đoàn đàm phán BTA thích những chiếc áo phông Mỹ, làm chủ yếu từ cotton, đơn giản và mát.Vào 16h ngày 13/7/2000 tại Vườn Hồng (Nhà Trắng, Washington, Hoa Kỳ), ông Lương (đứng thứ hai từ trái sang, hàng phía sau) cùng Đoàn đàm phán Việt Nam tham dự họp báo của Tổng thống Bill Clinton thông báo việc ký kết Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ. Ảnh do nhân vật cung cấp.Một ngày sau đó 14/7/2000, ông Nguyễn Đình Lương đại diện cho Đoàn đàm phán Việt Nam đặt bút ký tắt Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ tại Nhà Trắng. Ảnh do nhân vật cung cấp.Năm 1994, lần đầu tiên ông Lương đến Mỹ nhân một cuộc triển lãm hàng Việt Nam tại San Francisco. Ấn tượng đầu tiên và khiến ông bất ngờ là từ sáng đến tối có nhiều người hô to khẩu hiệu phản đối. Khi đi ngang qua, chiếc xe cadilac có kính chống đạn chở ông và đoàn Việt Nam bị trứng gà, trứng vịt... ném vào lốp đốp bên ngoài.Ông Nguyễn Đình Lương tự nhận mình là một “thợ cày” khi đi đàm phán BTA. “Cha tôi là một thợ cày giỏi. Ông dạy tôi rằng, nếu muốn có đường cày thẳng thì đừng nhìn vào đít con bò mà phải hướng ra phía xa. Ông cũng luôn nhắc nhở tôi về sự chân thành và trung thực trong cuộc sống. Tôi mang theo những điều đó trong suốt tiến trình đàm phán”...Cuộc đàm phán dài 5 năm, qua 3 đời Bộ trưởng Thương mại. Để có thể hoàn thiện được nhiều bài vở, chuẩn bị tốt cho những phiên thảo luận căng thẳng và cân não, vị trưởng đoàn cho biết: “Đó là nhờ công lao vất vả của tất cả thành viên trong đoàn”.Dịch vụ là chương được viết lại hoàn toàn trong BTA theo yêu cầu của ông Lương. Trong ảnh, những dòng chữ đen là dự thảo của Việt Nam và chữ đỏ là đề xuất chỉnh sửa phía Mỹ.Lẽ ra, BTA đã được ký vào năm diễn ra Hội nghị thượng đỉnh APEC tai Newzealand (9/1999). “Tôi cũng buồn khi cơ hội bị bỏ lỡ nhưng đó cũng có thể là dịp để mọi người nhìn nhận rõ hơn những gì cần cho sự phát triển của đất nước”, ông Lương kể với giọng hơi trầm.Khi được hỏi về vòng đàm phán TPP (Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương) của Việt Nam sắp tới, ông nói: “Đàm phán TPP khó hơn bởi nó không đơn thuần về kinh tế. Đó là những điều vượt tầm của người đi đàm phán và tôi chia sẻ với khó khăn với họ”.Có những kỷ vật trong suốt những năm tháng đàm phán và ký kết Hiệp định Thương mại Việt Mỹ mà đến giờ ông vẫn gìn giữ và trân trọng. Tháng 11/2000, Tổng thống Bill Clinton sang thăm Việt Nam. Người trong đoàn mang sang tặng ông Lương tấm ảnh Tổng thống tiếp Trưởng đoàn đàm phán BTA của Việt Nam tại Nhà Trắng.Bức ảnh được đóng trong khung gỗ đẹp có giấy viền xanh mang, ông Lương giữ làm vật kỷ niệm treo trong phòng, còn một bức khác được in giống hệt treo tại phòng khách. “Món quà đó là một niềm vui lớn, là vật kỷ niệm quý nhất của đời tôi”, nguyên Trưởng đoàn đàm phán BTA tâm sự.Một chiếc cà vạt cũ được đặt trang trọng phía trên 2 quyển sách về BTA, đó là món quà mà ông được “người đặc biệt” tặng ngay sau khi hiệp định được ký kết ngày 13/7/2000 - bà Virginia Foote, Chủ tịch Hội đồng Thương mại Mỹ - Việt.Mỗi lần đến Mỹ, khi bước vào phòng, ông Lương luôn thấy trên bàn một bình hoa đẹp nhất của mùa đó ở xứ sở cờ hoa, kèm tấm danh thiếp của bà Foote. Ông Lương cũng khoe bức ảnh chụp chung với bà Foote tại Lầu Năm góc Bộ Quốc phòng Mỹ.Sau khi đã nghỉ hưu, ông sống thảnh thơi bên gia đình cùng các cháu ngoại. Giờ đây, những người lao động như anh xe ôm, người bán phở, cô hàng xén cùng khu phố trở thành "chiến hữu" của ông mỗi ngày.Chị Nguyễn Thị Lý (40 tuổi) ngồi bán hoa quả trước cửa nhà ông đã 6 năm cho biết: “Ông cho tôi ngồi lâu rồi dù nhà ông hay có khách. May có ông nên tôi chẳng lo bị đuổi mà buôn bán kiểu này có chỗ ngồi ở mặt đường, ổn định, lại không mất tiền là may lắm”. Khi được hỏi, ông Lương chỉ cười nói: “Cái mẹt hoa quả là miếng ăn của cả nhà cô đó đấy”.
Khi tiếp phóng viên, ông Nguyễn Đình Lương mặc một chiếc áo phông cũ (có chữ New York trước ngực) mặc dù biết trước sẽ có chụp hình phỏng vấn. Ông bảo, comple, cà vạt đã mặc hàng chục năm rồi, giờ khi nghỉ hưu ông muốn được thoải mái như đúng bản chất của mình. Nguyên trưởng đoàn đàm phán BTA thích những chiếc áo phông Mỹ, làm chủ yếu từ cotton, đơn giản và mát.
Vào 16h ngày 13/7/2000 tại Vườn Hồng (Nhà Trắng, Washington, Hoa Kỳ), ông Lương (đứng thứ hai từ trái sang, hàng phía sau) cùng Đoàn đàm phán Việt Nam tham dự họp báo của Tổng thống Bill Clinton thông báo việc ký kết Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ. Ảnh do nhân vật cung cấp.
Một ngày sau đó 14/7/2000, ông Nguyễn Đình Lương đại diện cho Đoàn đàm phán Việt Nam đặt bút ký tắt Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ tại Nhà Trắng. Ảnh do nhân vật cung cấp.
Năm 1994, lần đầu tiên ông Lương đến Mỹ nhân một cuộc triển lãm hàng Việt Nam tại San Francisco. Ấn tượng đầu tiên và khiến ông bất ngờ là từ sáng đến tối có nhiều người hô to khẩu hiệu phản đối. Khi đi ngang qua, chiếc xe cadilac có kính chống đạn chở ông và đoàn Việt Nam bị trứng gà, trứng vịt... ném vào lốp đốp bên ngoài.
Ông Nguyễn Đình Lương tự nhận mình là một “thợ cày” khi đi đàm phán BTA. “Cha tôi là một thợ cày giỏi. Ông dạy tôi rằng, nếu muốn có đường cày thẳng thì đừng nhìn vào đít con bò mà phải hướng ra phía xa. Ông cũng luôn nhắc nhở tôi về sự chân thành và trung thực trong cuộc sống. Tôi mang theo những điều đó trong suốt tiến trình đàm phán”...
Cuộc đàm phán dài 5 năm, qua 3 đời Bộ trưởng Thương mại. Để có thể hoàn thiện được nhiều bài vở, chuẩn bị tốt cho những phiên thảo luận căng thẳng và cân não, vị trưởng đoàn cho biết: “Đó là nhờ công lao vất vả của tất cả thành viên trong đoàn”.
Dịch vụ là chương được viết lại hoàn toàn trong BTA theo yêu cầu của ông Lương. Trong ảnh, những dòng chữ đen là dự thảo của Việt Nam và chữ đỏ là đề xuất chỉnh sửa phía Mỹ.
Lẽ ra, BTA đã được ký vào năm diễn ra Hội nghị thượng đỉnh APEC tai Newzealand (9/1999). “Tôi cũng buồn khi cơ hội bị bỏ lỡ nhưng đó cũng có thể là dịp để mọi người nhìn nhận rõ hơn những gì cần cho sự phát triển của đất nước”, ông Lương kể với giọng hơi trầm.
Khi được hỏi về vòng đàm phán TPP (Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương) của Việt Nam sắp tới, ông nói: “Đàm phán TPP khó hơn bởi nó không đơn thuần về kinh tế. Đó là những điều vượt tầm của người đi đàm phán và tôi chia sẻ với khó khăn với họ”.
Có những kỷ vật trong suốt những năm tháng đàm phán và ký kết Hiệp định Thương mại Việt Mỹ mà đến giờ ông vẫn gìn giữ và trân trọng. Tháng 11/2000, Tổng thống Bill Clinton sang thăm Việt Nam. Người trong đoàn mang sang tặng ông Lương tấm ảnh Tổng thống tiếp Trưởng đoàn đàm phán BTA của Việt Nam tại Nhà Trắng.
Bức ảnh được đóng trong khung gỗ đẹp có giấy viền xanh mang, ông Lương giữ làm vật kỷ niệm treo trong phòng, còn một bức khác được in giống hệt treo tại phòng khách. “Món quà đó là một niềm vui lớn, là vật kỷ niệm quý nhất của đời tôi”, nguyên Trưởng đoàn đàm phán BTA tâm sự.
Một chiếc cà vạt cũ được đặt trang trọng phía trên 2 quyển sách về BTA, đó là món quà mà ông được “người đặc biệt” tặng ngay sau khi hiệp định được ký kết ngày 13/7/2000 - bà Virginia Foote, Chủ tịch Hội đồng Thương mại Mỹ - Việt.
Mỗi lần đến Mỹ, khi bước vào phòng, ông Lương luôn thấy trên bàn một bình hoa đẹp nhất của mùa đó ở xứ sở cờ hoa, kèm tấm danh thiếp của bà Foote. Ông Lương cũng khoe bức ảnh chụp chung với bà Foote tại Lầu Năm góc Bộ Quốc phòng Mỹ.
Sau khi đã nghỉ hưu, ông sống thảnh thơi bên gia đình cùng các cháu ngoại. Giờ đây, những người lao động như anh xe ôm, người bán phở, cô hàng xén cùng khu phố trở thành "chiến hữu" của ông mỗi ngày.
Chị Nguyễn Thị Lý (40 tuổi) ngồi bán hoa quả trước cửa nhà ông đã 6 năm cho biết: “Ông cho tôi ngồi lâu rồi dù nhà ông hay có khách. May có ông nên tôi chẳng lo bị đuổi mà buôn bán kiểu này có chỗ ngồi ở mặt đường, ổn định, lại không mất tiền là may lắm”. Khi được hỏi, ông Lương chỉ cười nói: “Cái mẹt hoa quả là miếng ăn của cả nhà cô đó đấy”.