Ngoài việc là một địa điểm du lịch nổi tiếng, những bãi biển cát trắng mịn ở bờ đông Zanzibar còn là nơi sản sinh ra một trong những món ăn ngon nhất Tanzania: Bạch tuộc.Mỗi ngày, sau khi thủy triều bắt đầu rút xuống, những thợ săn bạch tuộc lại bắt đầu chuyến săn tìm bạch tuộc.Những con bạch tuộc do thợ săn đánh bắt được các khách sạn trên đảo trả giá rất cao và là nguồn thu nhập quan trọng của cộng đồng dân địa phương.Theo số liệu từ Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc, số lượng bạch tuộc đánh bắt ở Tanzania đã tăng từ 482 tấn vào năm 1990 lên hơn 1.250 tấn vào năm 2012. Ảnh: Anh Abdullah Ali, 35 tuổi, đang chuẩn bị lên chiếc thuyền gỗ truyền thống để đi săn bạch tuộc từ ngôi làng Dongwe.Từ một hoạt động vốn chỉ dành cho phụ nữ, giờ đây ngày càng có nhiều người đàn ông dựa vào nghề săn bạch tuộc để kiếm thu nhập.“Bạch tuộc giúp tôi trang trải cuộc sống” – anh Ali chia sẻ. Trung bình anh thu được khoảng 2,3 USD/kg.Sự kết hợp giữa những bãi đá gập ghềnh và những rạn san hô cung cấp rất nhiều nơi ẩn náu cho bạch tuộc khi thủy triều xuống, khiến chúng gần như vô hình đối với những cặp mắt bình thường. Ngoài ra, một thử thách khác mà những người đi săn phải đối mặt chính là nhím biển.Đa phần bạch tuộc đánh bắt ở Tanzania đều được xuất khẩu sang châu Âu. Ngoài ra, đảo du lịch Zanzibar cũng trở thành một thị trường béo bở để ngư dân kinh doanh bạch tuộc. Ảnh: Phút thư giãn của cô Mariam, một thợ săn bạch tuộc ở làng Bwejuu, sau một buổi sáng lao động.Bà Mama Juma, một thợ săn bạch tuộc theo mùa, rà soát dòng nước trong vắt gần bãi biển Paje để tìm kiếm những con bạch tuộc đang giấu mình.Một người phụ nữ săn bạch tuộc trong buổi chiều ở một trang trại rong biển tại làng Bwejuu.Bạch tuộc nướng là món nổi tiếng tại các chợ đêm hải sản ở thị trấn Stone.
Ngoài việc là một địa điểm du lịch nổi tiếng, những bãi biển cát trắng mịn ở bờ đông Zanzibar còn là nơi sản sinh ra một trong những món ăn ngon nhất Tanzania: Bạch tuộc.
Mỗi ngày, sau khi thủy triều bắt đầu rút xuống, những thợ săn bạch tuộc lại bắt đầu chuyến săn tìm bạch tuộc.
Những con bạch tuộc do thợ săn đánh bắt được các khách sạn trên đảo trả giá rất cao và là nguồn thu nhập quan trọng của cộng đồng dân địa phương.
Theo số liệu từ Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc, số lượng bạch tuộc đánh bắt ở Tanzania đã tăng từ 482 tấn vào năm 1990 lên hơn 1.250 tấn vào năm 2012. Ảnh: Anh Abdullah Ali, 35 tuổi, đang chuẩn bị lên chiếc thuyền gỗ truyền thống để đi săn bạch tuộc từ ngôi làng Dongwe.
Từ một hoạt động vốn chỉ dành cho phụ nữ, giờ đây ngày càng có nhiều người đàn ông dựa vào nghề săn bạch tuộc để kiếm thu nhập.
“Bạch tuộc giúp tôi trang trải cuộc sống” – anh Ali chia sẻ. Trung bình anh thu được khoảng 2,3 USD/kg.
Sự kết hợp giữa những bãi đá gập ghềnh và những rạn san hô cung cấp rất nhiều nơi ẩn náu cho bạch tuộc khi thủy triều xuống, khiến chúng gần như vô hình đối với những cặp mắt bình thường. Ngoài ra, một thử thách khác mà những người đi săn phải đối mặt chính là nhím biển.
Đa phần bạch tuộc đánh bắt ở Tanzania đều được xuất khẩu sang châu Âu. Ngoài ra, đảo du lịch Zanzibar cũng trở thành một thị trường béo bở để ngư dân kinh doanh bạch tuộc. Ảnh: Phút thư giãn của cô Mariam, một thợ săn bạch tuộc ở làng Bwejuu, sau một buổi sáng lao động.
Bà Mama Juma, một thợ săn bạch tuộc theo mùa, rà soát dòng nước trong vắt gần bãi biển Paje để tìm kiếm những con bạch tuộc đang giấu mình.
Một người phụ nữ săn bạch tuộc trong buổi chiều ở một trang trại rong biển tại làng Bwejuu.
Bạch tuộc nướng là món nổi tiếng tại các chợ đêm hải sản ở thị trấn Stone.