Đánh đúng vào thị phần Việt Nam đang phát triển và giàu tiềm năng, nhiều đại gia nước ngoài chi số tiền khủng để thu mua thương hiệu Việt. Hầu hết các thương hiệu thu mua đều có tiếng tăm lừng lẫy trong nước.Fivimart và Citimart. Mới chân ướt chân ráo bước vào Việt Nam nhưng AEON Mall đã khiến người Việt bất ngờ khi thẳng tay mua lại đến 49% cổ phần Citimart và 30% cổ phần Fivimart. Fivimart hiện có 20 siêu thị trên cả nước, tập trung ở Hà Nội còn Citimart thì có 27 siêu thị tập trung tại TP. HCM. Doanh thu hàng năm của cả hai chuỗi siêu thị trên ước tính vào khoảng từ 950 đến hơn 1000 tỉ đồng.Với việc bắt tay với 2 tên tuổi lớn này, AEON không giấu diếm tham vọng thâu tóm thị trường Việt. Chủ tịch Aeon, Motoya Okada lý giải, việc liên doanh với 2 chuỗi siêu thị lớn tại Việt Nam sẽ giúp Aeon có thể phát triển nhanh chóng tại đây, cũng như tạo bàn đạp tại Đông Nam Á.Bánh kẹo Kinh Đô. Giữa năm 2015, nhãn hàng nổi tiếng với người Việt cũng đã bán 80% cổ phần mảng bánh kẹo với với giá 370 triệu đô cho tập đoàn Mondelēz International của Đức. Đây là một trong những công ty hàng đầu thế giới với các nhãn hiệu nổi tiếng như bánh quy Oreo, Chocolate Cadbury và bánh quy giòn Ritz, có doanh thu 35 tỷ USD/ năm.Sau khi bị bán, công ty cổ phần Kinh Đô (KDC) đổi tên thành Công ty cổ phần tập đoàn KIDO (KIDO Corporation). Việc chuyển đổi tên gọi được Mondelēz lý giải là bước đi tiếp theo trong hành trình hiện thực hóa tham vọng lọt top 3 ngành hàng thực phẩm thiết yếu. Nhiều người nuối tiếc một thương hiệu bánh kẹo Việt truyền thống hàng đầu Việt Nam đã rơi vào tay nước ngoài.Xúc xích Đức Việt được bán lại cho Tập đoàn Daesang với mức giá 32 triệu USD với 99,99% cổ phần vào ngày 5/8 vừa qua. Thông tin này khiến nhiều người không khỏi tiếc nuối một thương hiệu thực phẩm Việt hiếm hoi có chỗ đứng trên thị trường.Daesang hy vọng việc mở rộng hoạt động tại Việt Nam sẽ giúp tập đoàn củng cố lĩnh vực kinh doanh thực phẩm của họ. Hiện tại, Daesang sở hữu 3 nhà máy sản xuất tại Việt Nam. Việc tiếp quản Đức Việt hứa hẹn giúp họ tăng thị phần trong lĩnh vực chế biến thịt còn mới mẻ ở Việt Nam.Highland Coffee. Là chuỗi cà phê nổi tiếng của ông chủ việt kiều David Thái. Sau đó Tập đoàn Jollibee đến từ Philippines đã chi ra 25 triệu USD để mua lại 50% bộ phận kinh doanh Việt Nam và 60% bộ phận kinh doanh Hồng Kông của tập đoàn VTI do doanh nhân David Thái sở hữu.Sau khi thu mua, Jollibee đã tiếp tục phát triển chuỗi cà phê này tại Việt Nam và đưa sản phẩm của Highlands Coffee vào các hệ thống nhà hàng khác của Jollibee trên toàn châu Á. Jollibee cũng đã phát triển thương hiệu cà phê này rất thành công tại đất nước Philippines.Gạch men Prime Group. Từ cuối năm 2012, dư luận xôn xao trước thông tin Tập đoàn xi măng Siam (SCG) của Thái Lan đã ký thỏa thuận mua 85% cổ phần Công ty cổ phần Prime Group (Việt Nam) với giá 7,2 tỷ baht (gần 5.000 tỷ đồng).Sau khi SCG lại bỏ ra số tiền khủng, mua cổ phần chi phối bằng mọi giá thì đại gia này đã trở thành công ty gạch lớn nhất thế giới và thống trị luôn thị trường gạch ốp lát ở trong nước.
Đánh đúng vào thị phần Việt Nam đang phát triển và giàu tiềm năng, nhiều đại gia nước ngoài chi số tiền khủng để thu mua thương hiệu Việt. Hầu hết các thương hiệu thu mua đều có tiếng tăm lừng lẫy trong nước.
Fivimart và Citimart. Mới chân ướt chân ráo bước vào Việt Nam nhưng AEON Mall đã khiến người Việt bất ngờ khi thẳng tay mua lại đến 49% cổ phần Citimart và 30% cổ phần Fivimart. Fivimart hiện có 20 siêu thị trên cả nước, tập trung ở Hà Nội còn Citimart thì có 27 siêu thị tập trung tại TP. HCM. Doanh thu hàng năm của cả hai chuỗi siêu thị trên ước tính vào khoảng từ 950 đến hơn 1000 tỉ đồng.
Với việc bắt tay với 2 tên tuổi lớn này, AEON không giấu diếm tham vọng thâu tóm thị trường Việt. Chủ tịch Aeon, Motoya Okada lý giải, việc liên doanh với 2 chuỗi siêu thị lớn tại Việt Nam sẽ giúp Aeon có thể phát triển nhanh chóng tại đây, cũng như tạo bàn đạp tại Đông Nam Á.
Bánh kẹo Kinh Đô. Giữa năm 2015, nhãn hàng nổi tiếng với người Việt cũng đã bán 80% cổ phần mảng bánh kẹo với với giá 370 triệu đô cho tập đoàn Mondelēz International của Đức. Đây là một trong những công ty hàng đầu thế giới với các nhãn hiệu nổi tiếng như bánh quy Oreo, Chocolate Cadbury và bánh quy giòn Ritz, có doanh thu 35 tỷ USD/ năm.
Sau khi bị bán, công ty cổ phần Kinh Đô (KDC) đổi tên thành Công ty cổ phần tập đoàn KIDO (KIDO Corporation). Việc chuyển đổi tên gọi được Mondelēz lý giải là bước đi tiếp theo trong hành trình hiện thực hóa tham vọng lọt top 3 ngành hàng thực phẩm thiết yếu. Nhiều người nuối tiếc một thương hiệu bánh kẹo Việt truyền thống hàng đầu Việt Nam đã rơi vào tay nước ngoài.
Xúc xích Đức Việt được bán lại cho Tập đoàn Daesang với mức giá 32 triệu USD với 99,99% cổ phần vào ngày 5/8 vừa qua. Thông tin này khiến nhiều người không khỏi tiếc nuối một thương hiệu thực phẩm Việt hiếm hoi có chỗ đứng trên thị trường.
Daesang hy vọng việc mở rộng hoạt động tại Việt Nam sẽ giúp tập đoàn củng cố lĩnh vực kinh doanh thực phẩm của họ. Hiện tại, Daesang sở hữu 3 nhà máy sản xuất tại Việt Nam. Việc tiếp quản Đức Việt hứa hẹn giúp họ tăng thị phần trong lĩnh vực chế biến thịt còn mới mẻ ở Việt Nam.
Highland Coffee. Là chuỗi cà phê nổi tiếng của ông chủ việt kiều David Thái. Sau đó Tập đoàn Jollibee đến từ Philippines đã chi ra 25 triệu USD để mua lại 50% bộ phận kinh doanh Việt Nam và 60% bộ phận kinh doanh Hồng Kông của tập đoàn VTI do doanh nhân David Thái sở hữu.
Sau khi thu mua, Jollibee đã tiếp tục phát triển chuỗi cà phê này tại Việt Nam và đưa sản phẩm của Highlands Coffee vào các hệ thống nhà hàng khác của Jollibee trên toàn châu Á. Jollibee cũng đã phát triển thương hiệu cà phê này rất thành công tại đất nước Philippines.
Gạch men Prime Group. Từ cuối năm 2012, dư luận xôn xao trước thông tin Tập đoàn xi măng Siam (SCG) của Thái Lan đã ký thỏa thuận mua 85% cổ phần Công ty cổ phần Prime Group (Việt Nam) với giá 7,2 tỷ baht (gần 5.000 tỷ đồng).
Sau khi SCG lại bỏ ra số tiền khủng, mua cổ phần chi phối bằng mọi giá thì đại gia này đã trở thành công ty gạch lớn nhất thế giới và thống trị luôn thị trường gạch ốp lát ở trong nước.