Anh Lâm Văn Tấn (ngụ đường Lê Lợi, thị trấn Hóc Môn, TP.HCM) được ghi vào kỷ lục Guinness Việt Nam với bộ sưu tập xe gắn máy hai thì nhiều nhất nước, lên tới 60 chiếc. Ảnh: Anh Tấn bên xe Mobylette 3 đũa cưng nhất của mình (chiếc xe này có giá tới 10.000 USD) và chiếc cúp kỷ lục Việt Nam công nhận anh là người sưu tập xe gắn máy cổ hai thì nhiều nhất Việt Nam. Năm 2003, anh Tấn mua được chiếc xe Mobylette đầu tiên với giá 3,5 triệu đồng. Năm 2007, một lần thấy chiếc Mobylette 3 đũa còn "din" và "ngon" quá, anh Tấn chạy xuống tận Bến Tre nài nỉ người chủ bán lại với giá 3.000USD. Cứ thế, bộ sưu tập của anh cứ dày thêm. Những dòng xe cổ mà anh Tấn sưu tầm được sản xuất ở khắp các nước trên thế giới như Nhật Bản, Ý, Đức... từ mấy chục năm, thậm chí hàng trăm năm về trước. Sau khi đạt được kỷ lục Việt Nam, dân chơi xe cổ gọi anh bằng cái tên "Tấn Hoàng Mobylette", nhằm tôn vinh niềm đam mê thực thụ của con người có chất "nông dân" này. Là một thợ cắt tóc bình thường, nhưng Nguyễn Công Minh (ảnh) là một trong những người nổi tiếng của giới sưu tập tiền cổ thuộc thế hệ đầu của Huế. Theo anh Minh, hiện ở dưới lòng sông Hương của Huế là một kho tàng về tiền cổ. Hiện tại, anh Minh đang có một bộ sưu tập tiền xu cổ "khổng lồ", tập hợp tương đối đầy đủ các hiệu tiền của các triều đại phong kiến Việt Nam, từ Đinh, Lý, Trần, Lê đến nhà Nguyễn. Ngoài ra, anh còn sưu tập tiền của Trung Quốc (thời Tần Hán, Tam Quốc, Đường...), Nhật Bản. Riêng bộ sưu tập tiền cổ các triều đại Việt Nam hiện có hơn 40 loại, mỗi triều có ít nhất 3-4 chủng loại. Nhà sưu tập tiền cổ Nguyễn Văn Cường và con trai Nguyễn Anh Huy ở 220 Chi Lăng, TP Huế cũng có bộ sưu tập tiền cổ phong phú và đa dạng, gồm 200 loại và 150 chủng loại đại diện cho các loại tiền cổ đã từng lưu hành ở Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản... Doanh nhân trẻ Thang Văn Thắng (giữa) (thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh) đang sở hữu những bộ đồ chế tác bằng ngọc nghiến nguyên khối khiến những dân chơi khác phải phát ghen.
Theo quan niệm của giới sành chơi, sở hữu ngọc nghiến, bên cạnh việc thể hiện đẳng cấp sang trọng, sự giàu sang phú quý, nó còn đem lại nhiều may mắn, tài lộc cực thịnh cho gia chủ.
Ông Trịnh Thủy (ở thôn Trà Lâm, xã Hiệp Cường, Kim Động, Hưng Yên), nổi tiếng cả nước với thú sưu tập đồng hồ và "cứu chữa" cho những chiếc đồng hồ cổ có nguy cơ ngừng hoạt động. Hiện tại ông Thủy đang sở hữu đến cả trăm chiếc đồng hồ với giá từ chục triệu đến trăm triệu với chiếc đắt nhất lên tới 200-300 triệu đồng. Ông Thủy chia sẻ: "Đồng hồ của tôi chủ yếu làm từ đồng đen, đồng xanh và sứ, còn những chiếc cực "độc" thì tôi không có nhiều, căn bản là nó ít mà kết cấu thì vô cùng độc đáo bởi có chiếc được trám vàng hoặc gắn theo đá quý".Cùng niềm đam mê sưu tập đồng hồ cổ, ông Trần Minh Tâm (50 tuổi, tại thị trấn Đồi Ngô, Lục Nam, Bắc Giang) được giới chơi đồng hồ cổ khắp vùng Bắc Giang, Hà Nội, Quảng Ninh, Bắc Ninh biết đến với biệt danh "vua đồng hồ cổ đất Bắc". Ông Tâm cho biết: Hầu hết số đồng hồ của tôi có nguồn gốc từ các nước phương Tây như: Đức, Pháp, Nga, Ý, Thụy Sĩ, Hà Lan... Trong số đó, có những chiếc đồng hồ có tuổi đời trên dưới trăm năm như bộ đồng hồ cổ của Đức; đồng hồ hiệu ODO của Pháp...
Anh Lâm Văn Tấn (ngụ đường Lê Lợi, thị trấn Hóc Môn, TP.HCM) được ghi vào kỷ lục Guinness Việt Nam với bộ sưu tập xe gắn máy hai thì nhiều nhất nước, lên tới 60 chiếc. Ảnh: Anh Tấn bên xe Mobylette 3 đũa cưng nhất của mình (chiếc xe này có giá tới 10.000 USD) và chiếc cúp kỷ lục Việt Nam công nhận anh là người sưu tập xe gắn máy cổ hai thì nhiều nhất Việt Nam.
Năm 2003, anh Tấn mua được chiếc xe Mobylette đầu tiên với giá 3,5 triệu đồng. Năm 2007, một lần thấy chiếc Mobylette 3 đũa còn "din" và "ngon" quá, anh Tấn chạy xuống tận Bến Tre nài nỉ người chủ bán lại với giá 3.000USD.
Cứ thế, bộ sưu tập của anh cứ dày thêm. Những dòng xe cổ mà anh Tấn sưu tầm được sản xuất ở khắp các nước trên thế giới như Nhật Bản, Ý, Đức... từ mấy chục năm, thậm chí hàng trăm năm về trước. Sau khi đạt được kỷ lục Việt Nam, dân chơi xe cổ gọi anh bằng cái tên "Tấn Hoàng Mobylette", nhằm tôn vinh niềm đam mê thực thụ của con người có chất "nông dân" này.
Là một thợ cắt tóc bình thường, nhưng Nguyễn Công Minh (ảnh) là một trong những người nổi tiếng của giới sưu tập tiền cổ thuộc thế hệ đầu của Huế. Theo anh Minh, hiện ở dưới lòng sông Hương của Huế là một kho tàng về tiền cổ.
Hiện tại, anh Minh đang có một bộ sưu tập tiền xu cổ "khổng lồ", tập hợp tương đối đầy đủ các hiệu tiền của các triều đại phong kiến Việt Nam, từ Đinh, Lý, Trần, Lê đến nhà Nguyễn. Ngoài ra, anh còn sưu tập tiền của Trung Quốc (thời Tần Hán, Tam Quốc, Đường...), Nhật Bản. Riêng bộ sưu tập tiền cổ các triều đại Việt Nam hiện có hơn 40 loại, mỗi triều có ít nhất 3-4 chủng loại.
Nhà sưu tập tiền cổ Nguyễn Văn Cường và con trai Nguyễn Anh Huy ở 220 Chi Lăng, TP Huế cũng có bộ sưu tập tiền cổ phong phú và đa dạng, gồm 200 loại và 150 chủng loại đại diện cho các loại tiền cổ đã từng lưu hành ở Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản...
Doanh nhân trẻ Thang Văn Thắng (giữa) (thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh) đang sở hữu những bộ đồ chế tác bằng ngọc nghiến nguyên khối khiến những dân chơi khác phải phát ghen.
Theo quan niệm của giới sành chơi, sở hữu ngọc nghiến, bên cạnh việc thể hiện đẳng cấp sang trọng, sự giàu sang phú quý, nó còn đem lại nhiều may mắn, tài lộc cực thịnh cho gia chủ.
Ông Trịnh Thủy (ở thôn Trà Lâm, xã Hiệp Cường, Kim Động, Hưng Yên), nổi tiếng cả nước với thú sưu tập đồng hồ và "cứu chữa" cho những chiếc đồng hồ cổ có nguy cơ ngừng hoạt động.
Hiện tại ông Thủy đang sở hữu đến cả trăm chiếc đồng hồ với giá từ chục triệu đến trăm triệu với chiếc đắt nhất lên tới 200-300 triệu đồng. Ông Thủy chia sẻ: "Đồng hồ của tôi chủ yếu làm từ đồng đen, đồng xanh và sứ, còn những chiếc cực "độc" thì tôi không có nhiều, căn bản là nó ít mà kết cấu thì vô cùng độc đáo bởi có chiếc được trám vàng hoặc gắn theo đá quý".
Cùng niềm đam mê sưu tập đồng hồ cổ, ông Trần Minh Tâm (50 tuổi, tại thị trấn Đồi Ngô, Lục Nam, Bắc Giang) được giới chơi đồng hồ cổ khắp vùng Bắc Giang, Hà Nội, Quảng Ninh, Bắc Ninh biết đến với biệt danh "vua đồng hồ cổ đất Bắc".
Ông Tâm cho biết: Hầu hết số đồng hồ của tôi có nguồn gốc từ các nước phương Tây như: Đức, Pháp, Nga, Ý, Thụy Sĩ, Hà Lan... Trong số đó, có những chiếc đồng hồ có tuổi đời trên dưới trăm năm như bộ đồng hồ cổ của Đức; đồng hồ hiệu ODO của Pháp...