Khúc sông Tiểu Thanh Hà ở Tế Nam, Sơn Đông, Trung Quốc bốc mùi hôi thối chính là nơi kiếm sống của nhiều người hành nghề vớt giun hổ. Loài sinh vật này sinh sống dưới lòng sông này hiện mang lại nguồn kiếm cơm không cần bỏ vốn cho người dân.Vì lời ích kinh tế, rất nhiều người đã ngụp xuống sông vớt giun hổ. Với mực nước sâu chưa đến 1m do sông đang đóng cửa đập ngăn nước, công việc này diễn ra thật thuận lợi.Mỗi ngày, mỗi một người trung bình vớt được từ 25-50kg giun trong khi trên thị trường, sản phẩm này được bán với giá 20 NDT (khoảng 70 nghìn đồng)/kg. Nhờ vớt giun trên sông Tiểu Thanh Hà, có người kiếm được cả vài triệu mỗi ngày.Giun hổ được xem là nguồn thức ăn tốt nhất cho các trang trại nuôi cá bởi đây là món "khoái khẩu" của cá. Với giá bán tốt như hiện nay, rất có thể nuôi giun hổ sẽ trở thành một nghề kiếm ra tiền trong tương lai.Tương tự ở Việt Nam cũng có nghề bắt trùn (giun) giữa lòng sông Sài Gòn. Giữa trời nắng như đổ lửa của Sài Gòn, nhiều người liên tục ngụp lặn dưới làn nước đục ngầu để đãi trùn chỉ về bán cho những tiệm nuôi cá cảnh.Lấy tảng trùn này vào ngâm trong nước để cho thật sạch bùn đến khi chỉ còn một màu đỏ của trùn chỉ. Công việc phải làm nhẹ nhàng, tỉ mỉ vì trùn chỉ rất dễ chết. Mỗi ngày làm cật lực từ sáng cho đến chiều, nếu thuận lợi, những người mưu sinh trên sông Sài Gòn cũng chỉ kiếm được khoảng 150.000 đồng.Vớt trùn chỉ cực nhọc là vậy, nhưng thu nhập cũng rất bấp bênh vì còn phải lệ thuộc vào con nước. Để có được một lon trùn chỉ cũng không phải đơn giản. Ngoài việc lặn ngụp đãi dưới dòng nước đen, trùn vớt được đem về phải bỏ vào trong ghe, sau đó thì trùn chỉ tự động ngoi lên, kết thành từng mảng nổi trên bề mặt.Mỗi ngày, hàng chục ngư dân đến những khúc sông Đồng Nai (TP Biên Hòa, Đồng Nai) để đãi trùn chỉ. Họ ngâm mình suốt nhiều giờ trong nước bẩn để tìm kiếm nguồn sống cho cả gia đình.Khi thủy triều xuống, nhiều ngư dân khắp nơi chèo thuyền đến các cửa lạch đổ ra sông Đồng Nai (TP Biên Hòa, Đồng Nai) để đãi trùn chỉ (giun sống dưới nước có thân hình mảnh như sợi chỉ, màu hồng). Tại các cửa sông này, nước thải sinh hoạt từ nội đô đổ ra cùng với rác trộn lại, gây ô nhiễm nên trùn xuất hiện nhiều.Có khoảng hàng chục người ở khắp các tỉnh thành như Đồng Nai, TP HCM, Long An... làm nghề đãi trùn. Phương tiện của họ gồm thuyền, vợt lưới và các loại vật dụng chứa trùn.Sau khi đãi được trùn, ngư dân mang chúng đến bán cho những người nuôi cá lồng trên sông hoặc những người chơi cá cảnh. Mỗi lon trùn (vỏ lon sữa bò) đãi sạch đất có giá 8.000 - 9.000 đồng.
Khúc sông Tiểu Thanh Hà ở Tế Nam, Sơn Đông, Trung Quốc bốc mùi hôi thối chính là nơi kiếm sống của nhiều người hành nghề vớt giun hổ. Loài sinh vật này sinh sống dưới lòng sông này hiện mang lại nguồn kiếm cơm không cần bỏ vốn cho người dân.
Vì lời ích kinh tế, rất nhiều người đã ngụp xuống sông vớt giun hổ. Với mực nước sâu chưa đến 1m do sông đang đóng cửa đập ngăn nước, công việc này diễn ra thật thuận lợi.
Mỗi ngày, mỗi một người trung bình vớt được từ 25-50kg giun trong khi trên thị trường, sản phẩm này được bán với giá 20 NDT (khoảng 70 nghìn đồng)/kg. Nhờ vớt giun trên sông Tiểu Thanh Hà, có người kiếm được cả vài triệu mỗi ngày.
Giun hổ được xem là nguồn thức ăn tốt nhất cho các trang trại nuôi cá bởi đây là món "khoái khẩu" của cá. Với giá bán tốt như hiện nay, rất có thể nuôi giun hổ sẽ trở thành một nghề kiếm ra tiền trong tương lai.
Tương tự ở Việt Nam cũng có nghề bắt trùn (giun) giữa lòng sông Sài Gòn. Giữa trời nắng như đổ lửa của Sài Gòn, nhiều người liên tục ngụp lặn dưới làn nước đục ngầu để đãi trùn chỉ về bán cho những tiệm nuôi cá cảnh.
Lấy tảng trùn này vào ngâm trong nước để cho thật sạch bùn đến khi chỉ còn một màu đỏ của trùn chỉ. Công việc phải làm nhẹ nhàng, tỉ mỉ vì trùn chỉ rất dễ chết. Mỗi ngày làm cật lực từ sáng cho đến chiều, nếu thuận lợi, những người mưu sinh trên sông Sài Gòn cũng chỉ kiếm được khoảng 150.000 đồng.
Vớt trùn chỉ cực nhọc là vậy, nhưng thu nhập cũng rất bấp bênh vì còn phải lệ thuộc vào con nước. Để có được một lon trùn chỉ cũng không phải đơn giản. Ngoài việc lặn ngụp đãi dưới dòng nước đen, trùn vớt được đem về phải bỏ vào trong ghe, sau đó thì trùn chỉ tự động ngoi lên, kết thành từng mảng nổi trên bề mặt.
Mỗi ngày, hàng chục ngư dân đến những khúc sông Đồng Nai (TP Biên Hòa, Đồng Nai) để đãi trùn chỉ. Họ ngâm mình suốt nhiều giờ trong nước bẩn để tìm kiếm nguồn sống cho cả gia đình.
Khi thủy triều xuống, nhiều ngư dân khắp nơi chèo thuyền đến các cửa lạch đổ ra sông Đồng Nai (TP Biên Hòa, Đồng Nai) để đãi trùn chỉ (giun sống dưới nước có thân hình mảnh như sợi chỉ, màu hồng). Tại các cửa sông này, nước thải sinh hoạt từ nội đô đổ ra cùng với rác trộn lại, gây ô nhiễm nên trùn xuất hiện nhiều.
Có khoảng hàng chục người ở khắp các tỉnh thành như Đồng Nai, TP HCM, Long An... làm nghề đãi trùn. Phương tiện của họ gồm thuyền, vợt lưới và các loại vật dụng chứa trùn.
Sau khi đãi được trùn, ngư dân mang chúng đến bán cho những người nuôi cá lồng trên sông hoặc những người chơi cá cảnh. Mỗi lon trùn (vỏ lon sữa bò) đãi sạch đất có giá 8.000 - 9.000 đồng.