Mưu sinh bằng nghề săn kiến nhọt độc thoạt nghe đã thấy rất lạ nhưng ít ai biết đây là một trong những nghề mưu sinh thu tiền triệu mỗi ngày của một số người dân ở Định Quán, Đồng Nai. Đây là loại kiến có khả năng săn bắt bọ cạp, chính vì thế người dân bắt loại kiến này về để bán kiếm tiền.Kiến nhọt là một loại côn trùng có khả năng bắt bò cạp rất tốt, chính vì vậy người dân ở đây đặt cho nó một cái tên khác đó là "thợ săn bọ cạp". "Thợ săn bọ cạp" sống ở những hang sâu trong các khu rừng đất đỏ, rẫy cao su... nên việc săn bắt phải khéo léo. Theo thợ câu, họ dùng dây buộc xác bọ cạp rồi cho vào hang nhử kiến. Không lâu, loài côn trùng màu đen kéo đến bám kín nguồn thức ăn ưa thích. Ảnh: Zing.Người bắt kiến nhọt này chỉ cần dùng bông cỏ mềm làm cần câu. Ngay lập tức hàng loạt chú kiến đen bu bám vào thanh cỏ mềm này và người săn sẽ rút cần và bỏ vào xô nhựa.Khi cho vào xô nhựa phải xếp từng lớp củi khô để có chỗ cho 'thợ săn bò cạp" bám vào.Mỗi kg "thợ săn bọ cạp" có giá từ 130.000 đến 160.000 đồng. Ảnh: Zing.Mỗi ngày mỗi người có thể bắt trung bình 5 kg kiến. Vào mùa mưa, côn trùng sinh nở nhiều nên có ngày đạt 9,7 kg. Mỗi tháng, cặp vợ chồng thu nhập từ nghề 15-30 triệu đồng. Ảnh: Zing.Nghề câu lươn đồng truyền thống của người dân làng Kẻ Gám, xã Xuân Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An được nhiều người biết đến. Chỉ với công cụ là một đoạn dây cước dài khoảng 50 cm với nhiều sợi nhỏ bện vào nhau để tạo sự bền chắc. Một đầu buộc vào que tre hoặc cán bằng nhựa dài từ 7-10cm, một đầu buộc vào lưỡi câu. Lưỡi câu lươn là sợi hợp kim nhỏ là có thể câu được lươn đồng.Giun đất thường được chọn làm mồi câu lươn. Bởi đặc tính của lươn là thích mồi có độ tanh cao.Lươn thường sốngở trong hang có một đầu thông ra với ruộng bùn. để thuận lợi đi kiếm mồi vào ban đêm. Ban ngày chỉ cần quan sát tìm đúng đầu hang của lươn và nhắp nhẹ câu mồi là có thể nhữ được lươn ra ngoài.Lươn cắn câu.Trung bình, người dân ở đây có thể câu được khoảng 2kg loại lươn này, có hôm còn câu được chú lươn đồng nặng cả kí. Ảnh: Báo Nghệ An.Một trong những nghề mưu sinh được liệt vào danh sách dị biệt nữa đó là nghề săn chuột đống ở miên Tây. Chuột đồng ở miền Tây có quanh năm nhưng nhiều nhất vào mùa lúa chín. Nhiều người dân thành lập đoàn từ 5 đến 7 người đi săn chuột ở ngoài đồng. Ảnh: Báo mới.Vào mùa chuột, từ sáng tới chiều một nhóm người đi bắt chuột có thể thu hoạch dượckhoảng 10 - 15kg/ngày nhưng bữa nay lại bắt gần 20kg chuột có thể bán gần 1 triệu đồng. Ảnh: Báo mới.Cách thức săn chuột theo kiểu đào hang đa phần bắt chuột sống, bẻ răng không cho chúng cắn với nhau và đồng thời cũng không cắn người bắt. Khi mang bán cho thương lái giá sẽ cao.Còn cách bắt chuột dùng chĩa đâm hay đổ nước vào hang thường làm chuột chết bán sẽ mất giá hơn 50% so với chuột sống. Ảnh: Báo mới.Nghề câu thằn lằn trên núi Bà Đen ở Tây Ninh cũng mang lại thu nhập cao cho những thợ lành nghề ở đây. Ảnh: Nông nghiệp VN.Đồ nghề của thợ săn thằn lằn là một cần câu dài khoảng 5 mét, gồm nhiều đoạn, có thể rút ngắn lại (giống như ăng - ten râu ti vi). Một sợi dây cước buộc chặt trên đầu cần câu, đầu dây còn lại thắt một thòng lọng nhỏ. Chiếc túi lưới đeo sau lưng để nhốt thằn lằn sau khi câu được và một chiếc túi nhỏ đựng mồi câu là những con bọ cánh cứng đủ loại... Ảnh: Nông nghiệp VN.Thằn lằn là đặc sản nên thương lái đến tận nhà mua với 160.000 đồng/kg.
Mưu sinh bằng nghề săn kiến nhọt độc thoạt nghe đã thấy rất lạ nhưng ít ai biết đây là một trong những nghề mưu sinh thu tiền triệu mỗi ngày của một số người dân ở Định Quán, Đồng Nai. Đây là loại kiến có khả năng săn bắt bọ cạp, chính vì thế người dân bắt loại kiến này về để bán kiếm tiền.
Kiến nhọt là một loại côn trùng có khả năng bắt bò cạp rất tốt, chính vì vậy người dân ở đây đặt cho nó một cái tên khác đó là "thợ săn bọ cạp". "Thợ săn bọ cạp" sống ở những hang sâu trong các khu rừng đất đỏ, rẫy cao su... nên việc săn bắt phải khéo léo. Theo thợ câu, họ dùng dây buộc xác bọ cạp rồi cho vào hang nhử kiến. Không lâu, loài côn trùng màu đen kéo đến bám kín nguồn thức ăn ưa thích. Ảnh: Zing.
Người bắt kiến nhọt này chỉ cần dùng bông cỏ mềm làm cần câu. Ngay lập tức hàng loạt chú kiến đen bu bám vào thanh cỏ mềm này và người săn sẽ rút cần và bỏ vào xô nhựa.
Khi cho vào xô nhựa phải xếp từng lớp củi khô để có chỗ cho 'thợ săn bò cạp" bám vào.
Mỗi kg "thợ săn bọ cạp" có giá từ 130.000 đến 160.000 đồng. Ảnh: Zing.
Mỗi ngày mỗi người có thể bắt trung bình 5 kg kiến. Vào mùa mưa, côn trùng sinh nở nhiều nên có ngày đạt 9,7 kg. Mỗi tháng, cặp vợ chồng thu nhập từ nghề 15-30 triệu đồng. Ảnh: Zing.
Nghề câu lươn đồng truyền thống của người dân làng Kẻ Gám, xã Xuân Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An được nhiều người biết đến. Chỉ với công cụ là một đoạn dây cước dài khoảng 50 cm với nhiều sợi nhỏ bện vào nhau để tạo sự bền chắc. Một đầu buộc vào que tre hoặc cán bằng nhựa dài từ 7-10cm, một đầu buộc vào lưỡi câu. Lưỡi câu lươn là sợi hợp kim nhỏ là có thể câu được lươn đồng.
Giun đất thường được chọn làm mồi câu lươn. Bởi đặc tính của lươn là thích mồi có độ tanh cao.
Lươn thường sốngở trong hang có một đầu thông ra với ruộng bùn. để thuận lợi đi kiếm mồi vào ban đêm. Ban ngày chỉ cần quan sát tìm đúng đầu hang của lươn và nhắp nhẹ câu mồi là có thể nhữ được lươn ra ngoài.
Lươn cắn câu.
Trung bình, người dân ở đây có thể câu được khoảng 2kg loại lươn này, có hôm còn câu được chú lươn đồng nặng cả kí. Ảnh: Báo Nghệ An.
Một trong những nghề mưu sinh được liệt vào danh sách dị biệt nữa đó là nghề săn chuột đống ở miên Tây. Chuột đồng ở miền Tây có quanh năm nhưng nhiều nhất vào mùa lúa chín. Nhiều người dân thành lập đoàn từ 5 đến 7 người đi săn chuột ở ngoài đồng. Ảnh: Báo mới.
Vào mùa chuột, từ sáng tới chiều một nhóm người đi bắt chuột có thể thu hoạch dượckhoảng 10 - 15kg/ngày nhưng bữa nay lại bắt gần 20kg chuột có thể bán gần 1 triệu đồng. Ảnh: Báo mới.
Cách thức săn chuột theo kiểu đào hang đa phần bắt chuột sống, bẻ răng không cho chúng cắn với nhau và đồng thời cũng không cắn người bắt. Khi mang bán cho thương lái giá sẽ cao.
Còn cách bắt chuột dùng chĩa đâm hay đổ nước vào hang thường làm chuột chết bán sẽ mất giá hơn 50% so với chuột sống. Ảnh: Báo mới.
Nghề câu thằn lằn trên núi Bà Đen ở Tây Ninh cũng mang lại thu nhập cao cho những thợ lành nghề ở đây. Ảnh: Nông nghiệp VN.
Đồ nghề của thợ săn thằn lằn là một cần câu dài khoảng 5 mét, gồm nhiều đoạn, có thể rút ngắn lại (giống như ăng - ten râu ti vi). Một sợi dây cước buộc chặt trên đầu cần câu, đầu dây còn lại thắt một thòng lọng nhỏ. Chiếc túi lưới đeo sau lưng để nhốt thằn lằn sau khi câu được và một chiếc túi nhỏ đựng mồi câu là những con bọ cánh cứng đủ loại... Ảnh: Nông nghiệp VN.
Thằn lằn là đặc sản nên thương lái đến tận nhà mua với 160.000 đồng/kg.