Một số ít những người thuộc dân tộc Kyrgyzstan và Kazakh sinh sống ở vùng Siberia của Nga đến sa mạc Gobi của Mông Cổ vẫn còn lưu giữ truyền thống thuần dưỡng đại bàng đi săn thú rừng.Việc nuôi đại bàng để đi săn thú đã xuất hiện cách đây 4.000 năm tại vùng Trung Á. Nó trở thành một nghệ thuật đáng tự hào và là một trong những di sản văn hoá đặc sắc nhất của người dân nơi đây.Ngày nay, nghệ thuật đi săn thú rừng cùng đại bàng ngày càng bị mai một. Chỉ khoảng 70 thợ săn thuần dưỡng loài chim này còn hành nghề. Đối với họ, công việc này không chỉ là một truyền thống quan trọng hay một môn thể thao lạ thường mà là cách mưu sinh.Người Kazakh bắt những con đại bàng nhỏ trong tổ ngoài tự nhiên. Quá trình thuần dưỡng có thể mất từ 3 đến 4 năm. Các thợ săn phải từ từ bắt quen và trở nên thân thiết với chú chim của họ.Tuổi thọ của đại bàng có thể lên tới 40 năm. Người Kazakh coi đại bàng là một thành viên trong gia đình. Họ cũng tin rằng, nếu đại bàng không đi săn, chúng sẽ chết.Sau một chuyến đi săn thành công, thợ săn sẽ thưởng cho con đại bàng lá phổi của con mồi. Đó là phần thưởng lớn nhất đối với nó.Asholpan, 13 tuổi, là con gái của một thợ săn huấn luyện đại bàng huyền thoại. Em dường như là người phụ nữ duy nhất trong số 70 người thuần dưỡng đại bàng săn trên thế giới.Người Kazakh lưu truyền nghề thuần dưỡng đại bàng từ đời này sang đời khác.Trong những hành trình dài, các thợ săn thường mang thêm ngựa và lạc đà đi theo để hỗ trợ.Khi thợ săn mang về một con cáo, cả cộng đồng sẽ ăn mừng. Đối với họ và gia đình, bộ lông của loài vật này quý như một chiếc cúp. Nó giúp họ giữ ấm khi nhiệt độ xuống dưới 0 độ C.Cưỡi ngựa là một kỹ năng không thể thiếu của mọi thợ săn thuần dưỡng đại bàng.Những con mồi mà đại bàng thường nhắm đến chủ yếu là cáo và các loại động vật nhỏ khác.Người Kazakh đối xử với đại bàng rất nhẹ nhàng và chu đáo bởi họ xem chúng là những "chiến binh" quan trọng giúp họ kiếm thức ăn và áo ấm. Bên cạnh đó, chúng còn là người bạn trung thành.
Một số ít những người thuộc dân tộc Kyrgyzstan và Kazakh sinh sống ở vùng Siberia của Nga đến sa mạc Gobi của Mông Cổ vẫn còn lưu giữ truyền thống thuần dưỡng đại bàng đi săn thú rừng.
Việc nuôi đại bàng để đi săn thú đã xuất hiện cách đây 4.000 năm tại vùng Trung Á. Nó trở thành một nghệ thuật đáng tự hào và là một trong những di sản văn hoá đặc sắc nhất của người dân nơi đây.
Ngày nay, nghệ thuật đi săn thú rừng cùng đại bàng ngày càng bị mai một. Chỉ khoảng 70 thợ săn thuần dưỡng loài chim này còn hành nghề. Đối với họ, công việc này không chỉ là một truyền thống quan trọng hay một môn thể thao lạ thường mà là cách mưu sinh.
Người Kazakh bắt những con đại bàng nhỏ trong tổ ngoài tự nhiên. Quá trình thuần dưỡng có thể mất từ 3 đến 4 năm. Các thợ săn phải từ từ bắt quen và trở nên thân thiết với chú chim của họ.
Tuổi thọ của đại bàng có thể lên tới 40 năm. Người Kazakh coi đại bàng là một thành viên trong gia đình. Họ cũng tin rằng, nếu đại bàng không đi săn, chúng sẽ chết.
Sau một chuyến đi săn thành công, thợ săn sẽ thưởng cho con đại bàng lá phổi của con mồi. Đó là phần thưởng lớn nhất đối với nó.
Asholpan, 13 tuổi, là con gái của một thợ săn huấn luyện đại bàng huyền thoại. Em dường như là người phụ nữ duy nhất trong số 70 người thuần dưỡng đại bàng săn trên thế giới.
Người Kazakh lưu truyền nghề thuần dưỡng đại bàng từ đời này sang đời khác.
Trong những hành trình dài, các thợ săn thường mang thêm ngựa và lạc đà đi theo để hỗ trợ.
Khi thợ săn mang về một con cáo, cả cộng đồng sẽ ăn mừng. Đối với họ và gia đình, bộ lông của loài vật này quý như một chiếc cúp. Nó giúp họ giữ ấm khi nhiệt độ xuống dưới 0 độ C.
Cưỡi ngựa là một kỹ năng không thể thiếu của mọi thợ săn thuần dưỡng đại bàng.
Những con mồi mà đại bàng thường nhắm đến chủ yếu là cáo và các loại động vật nhỏ khác.
Người Kazakh đối xử với đại bàng rất nhẹ nhàng và chu đáo bởi họ xem chúng là những "chiến binh" quan trọng giúp họ kiếm thức ăn và áo ấm. Bên cạnh đó, chúng còn là người bạn trung thành.