Người dân thu hoạch trái hường trồng trên rẫy của gia đình. Đây là một trong những loại rau quả rừng mọc tự nhiên ở miền núi Quảng Ngãi.Tháng 9-10 cũng là thời điểm bước vào cuối vụ thu hoạch trái hường của các gia đình thiểu số người Kor ở huyện miền núi Tây Trà và Trà Bồng. Với giá bán khoảng 20.000 đồng/chục (10 trái), mỗi gia đình cũng có thêm thu nhập phụ từ 2 – 3 triệu đồng/vụ. Không phải chờ đến vụ để thu hoạch như trái hường, khổ qua rừng, ốc đá, rau ranh... có thể tìm hái, bắt quanh năm và bày bán dọc đường quốc lộ. Tuy chưa đến mức tính bằng tiền triệu đồng/ngày, thế nhưng từ hái, bắt và bán khổ qua rừng, chuối rừng, ốc đá, rau ranh... đã mang lại từ 70.000-150.000 đồng/ngày/người, góp phần tăng thêm nguồn thu nhập để cải thiện đời sống cho nhiều gia đình thiểu số địa phương.Người dân Trà Bồng đi bắt ốc đá ở ven bờ suối.Khổ qua rừng, chuối rừng và ốc đá, rau ranh... mang lại nguồn thu hàng trăm ngàn đồng/ngày/người.Một điểm bán các loại nông sản ở ven đường huyện Tây Trà.
Người dân thu hoạch trái hường trồng trên rẫy của gia đình. Đây là một trong những loại rau quả rừng mọc tự nhiên ở miền núi Quảng Ngãi.
Tháng 9-10 cũng là thời điểm bước vào cuối vụ thu hoạch trái hường của các gia đình thiểu số người Kor ở huyện miền núi Tây Trà và Trà Bồng. Với giá bán khoảng 20.000 đồng/chục (10 trái), mỗi gia đình cũng có thêm thu nhập phụ từ 2 – 3 triệu đồng/vụ. Không phải chờ đến vụ để thu hoạch như trái hường, khổ qua rừng, ốc đá, rau ranh... có thể tìm hái, bắt quanh năm và bày bán dọc đường quốc lộ. Tuy chưa đến mức tính bằng tiền triệu đồng/ngày, thế nhưng từ hái, bắt và bán khổ qua rừng, chuối rừng, ốc đá, rau ranh... đã mang lại từ 70.000-150.000 đồng/ngày/người, góp phần tăng thêm nguồn thu nhập để cải thiện đời sống cho nhiều gia đình thiểu số địa phương.
Người dân Trà Bồng đi bắt ốc đá ở ven bờ suối.
Khổ qua rừng, chuối rừng và ốc đá, rau ranh... mang lại nguồn thu hàng trăm ngàn đồng/ngày/người.
Một điểm bán các loại nông sản ở ven đường huyện Tây Trà.